Mua máy ép chậm Hurom ở đâu

Cẩm Nang Sử Dụng Máy Ép Trái Cây Tốc Độ Chậm Hurom

  • Kinh nghiệm
Lần cuối cập nhật: 2022-01-22
Mục lục bài viết
1. Máy ép trái cây tốc độ chậm Hurom
2. Các Chức Năng Của Máy Ép Chậm Hurom
Ép ép rau, củ, hoa quả
Làm sinh tố
Làm kem
Làm sữa hạt
3. Hướng dẫn lắp ráp và sử dụng máy ép tốc độ chậm Hurom
3.1. Hướng dẫn lắp ráp
3.2. Hướng dẫn sử dụng:
4. Thực hiện việc ép rau củ quả theo đúng hướng dẫn
5. Các Vấn Đề Khi Sử Dụng Và Cách Xử Lý

Có rất nhiều máy ép trái cây tốc độ chậm trên thị trường hiện nay để đáp ứng bất kỳ ngân sách của bạn, Dù đã nghiên cứu vài tháng trời, tích góp tiền đầu tư cho một máy ép chậm tốt nhất. Nhưng khi sử dụng lại gặp vô số vấn đề, nào thì nước ép lẫn nhiều bã, nào thì máy tắc cứng khiến bạn rất thất vọng.

Tuy nhiên chỉ cần lưu ý một chút thì trải nghiệm sử dụng máy ép chậm của các bạn sẽ suôn sẻ và thích thú hơn nhiều. Viechoice tổng hợp những kinh nghiệm cũng như lưu ý thông qua Cẩm nang sử dụng máy ép trái cây tốc độ chậm hurom để bạn có thông tin trước, trong và sau khi sử dụng nhé.

1. Máy ép trái cây tốc độ chậm Hurom

Hurom là một công ty sản xuất đồ điện gia dụng đến từ Hàn Quốc. Hurom được thành lập từ năm 1974, đến nay đã có hơn 40 năm kinh nghiệm hoạt động và phát triển. Hiện tại hãng đã trở thành một trong những cái tên hàng đầu Hàn Quốc trong lĩnh vực máy xay, máy ép trái cây.

Hurom cũng là một trong những cái tên tiên phong đầu tiên sản xuất máy ép chậm. Sản phẩm của hãng phân phối tại Việt Nam đều là nhập nguyên chiếc từ Hàn Quốc. Với nhiều ưu điểm nổi bật máy ép trái cây tốc độ chậm đang dần thay thế cho công nghệ ép ly tâm trước đây. Chúng ta có thể liệt kê những ưu điểm của máy ép trái cây tốc độ chậm Hurom như sau:

  • Có công nghệ ép trục vít đã được cấp bằng sáng chế ở Hàn Quốc. Đây là công nghệ giúp máy ép hoạt động rất chậm, giữ được nước ép đậm vị và gần như 100% dinh dưỡng ban đầu.
  • Phần bã sau ép của hoa quả khô hơn hẳn so với các đối thủ, điều đó chứng tỏ máy ép Hurom ép nước siêu tiết kiệm.
  • Máy ép chậm được sản xuất từ nguyên liệu cao cấp, có chứng nhận không làm ảnh hưởng sức khỏe và thân thiện với môi trường.
  • Hoạt động hoàn toàn không có tiếng ồn.
  • Có chức năng vệ sinh tự động rất tiện lợi
  • Chế độ bảo hành chính hãng lên tới 10 năm [đối với phần động cơ máy].
  • Các dòng máy đời mới còn được tặng kèm nhiều phụ kiện ngoài để bạn thực hiện nhiều món ăn khác như kem trái cây, sinh tố, sữa hạt
Bài viết liên quan:
  • Nên Mua Máy Ép Trái Cây Tốc Độ Chậm Hurom Nào Tốt Nhất Hiện Nay

2. Các Chức Năng Của Máy Ép Chậm Hurom

Ép ép rau, củ, hoa quả

Đây là chức năng chính và quan trọng nhất. Máy ép chậm Hurom có một điểm mạnh là ép được các loại nguyên liệu: từ hoa quả, đến củ cứng, đến rau lá xanh, đến các loại rau gia vị và thậm chí ép được cả cỏ. Loại nào ép cũng được, nên rất tiện cho sử dụng gia đình. Tuy nhiên cũng vì đa năng nên riêng ép rau thì Hurom ko phải là máy chuyên dụng.

Các máy Hurom của mình đều sử dụng 99.9% là để ép. Ngoài ra nó các dòng máy ép chậm đều có thiết kế thêm các phụ kiện này nọ đi kèm để làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm, và cũng tăng sự tiện lợi cho người dùng.

Làm sinh tố

Sử dụng lưới lọc thô đi kèm máy là các bạn có thể làm một số loại sinh tố khá ok, chủ yếu ép thô được các loại hoa quả mềm làm sinh tố. Tuy nhiên với sinh tố mình bao giờ cũng thích dùng máy xay sinh tố [blender] chứ ko dùng Hurom. Ví dụ như mình xay sinh tố có nhiều thành phần, xay cả rau xanh, cả hoa quả, cả các loại hạt làm booster như chia, hạt lanh, các loại nuts, seeds thế nên Hurom ko đáp ứng được.

Làm kem

Với các dòng máy Hurom thế hệ thứ 3 trở đi, từ đời Hurom HAA năm 2016, có thể lắp thêm phụ kiện làm kem. Kem ở đây dĩ nhiên không phải kem icecream kiểu béo ngậy đúng kiểu kem đâu. Mà là dạng sorbet. Tức là hoa quả đông lạnh xong cho vào máy ép dùng lưới làm kem để cho ra một dạng kem hoa quả nhuyễn ý.

Các loại hoa quả làm kem dạng này có thể là: bơ, chuối, xoài, đào, kiwi v.v.. tùy sáng tạo của các bạn.

Làm sữa hạt

Làm sữa hạt bằng máy ép chậm.

3. Hướng dẫn lắp ráp và sử dụng máy ép tốc độ chậm Hurom

3.1. Hướng dẫn lắp ráp

Máy ép Hurom được cấu tạo từ các thành phần sau: ống ép nguyên liệu, phễu, nắp đậy phễu, 1 trục vít, 2 loại lưới lọc [lưới lọc tinh, lưới lọc thô], 1 chổi xoay, 1 ngăn chứa, đế máy, 1 ngăn chứa bã xơ trái cây và chổi vệ sinh.

Cách lắp ráp:

Các thành phần của máy ép chậm Hurom

Bước 1: Lắp thân chính và khay chứa nước ép.

Bước 2: Lắp lưới lọc vào trong khay chứa nước ép theo chiều mủi tên hướng dẫn.

Bước 3: Lắp trục vít sao cho khít vào bên trong vì nếu không khít thì máy sẽ không hoạt động.

Bước 4: Đóng nắp sao cho dấu mủi tên trên nắp liền với dấu: mở trên khay chứa nước ép sau đó xoay nắp theo chiều kim đồng hồ cho đến khi mũi tên được xếp thẳng hàng với dấu đóng.

3.2. Hướng dẫn sử dụng:

Máy ép tốc độ chậm Hurom sở hữu động cơ giảm tốc và trục vít đặc biệt giúp nước ép thành phẩm giữ lại nguyên vẹn chất dinh dưỡng từ trái cây. Khi đưa hoa quả vào, trục vít dạng xoắn ốc sẽ từ từ đưa nguyên liệu vào lưới lọc, không tạo lực ly tâm và ma sát nào đối với hỗn hợp đang ép, bộ phận tách bã sẽ đẩy bã ra ngoài và nước ép chảy ra một cách tự nhiên.

Máy ép Hurom sử dụng công nghệ vắt ép tốc độ chậm sẽ đảm bảo lượng dinh dưỡng được giữ nguyên vẹn

  • Nắp đậy nước ép trái cây kiểm soát dòng nước ép trái cây. Nếu đậy nắp trong khi chiết tách, bạn có thể chiết tách được nhiều loại trái cây khác nhau và trộn chúng lại với nhau tạo nên 1 ly nước ép trái cây tổng hợp. Với cách đóng và mở nắp đậy nước ép, bạn có thể điều chỉnh lượng nước ép theo ý mình, hạn chế việc bị đổ ra ngoài khi bạn rót nước ép vào ly.
  • Có 2 loại lưới lọc cho bạn lựa chọn:

+ Lưới lọc tinh: dùng để chiết tách nước ép trái cây, nước ép rau củ, sữa đậu nành. Lưới lọc tinh dùng để pha chế nước ép trái cây trong hơn.

+ Lưới lọc thô: dùng khi muốn pha chế nước ép trái cây có độ đặc sệt hơn từ trái cây mềm hoặc trái cây có bã.

Lưới lọc tinh và lưới lọc thô

Ngoài ra, bạn còn có thể làm sữa đậu nành và nước ép đậu nành. Hurom giúp bạn có thể dễ dàng điều chỉnh lượng nước để làm sữa đậu nành với độ đặc mong muốn.

Vệ sinh dễ dàng và hiện đại hơn:

Chỉ cần vài thao tác đơn giản là bạn có thể vệ sinh sạch sẽ máy. Trong quá trình ép nhiều loại hoa quả khác nhau bạn cũng dễ dàng tráng máy bằng cách đổ nước sạch vào và ấn nút chế độ ép thông thường để tráng và xả bỏ. Sau đó bạn hoàn toàn có thể ép thêm nhiều loại hoa quả, rau củ khác mà không bị lẫn màu, mùi vị. Nếu không dùng máy trong thời gian dài và muốn vệ sinh kỹ hơn, bạn dễ dàng tháo các bộ phận của máy ra để cọ rửa:

Dùng hai tay giữ cửa thoát nước ép và phễu rồi nâng chúng ra khỏi đế.

Tháo các linh kiện theo chiều ngược lại cụ thể như sau:

Vệ sinh máy ép dễ dàng

  • Xoắn để mở ngăn chứa theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
  • Lấy trục vít ra.
  • Tháo lưới lọc.
  • Lấy chổi xoay ra và tháo chổi silicone.
  • Dùng chổi cọ rửa sạch từng bộ phận và cọ sạch từng bộ phận bên trong và bên ngoài dưới vòi nước máy.
  • Tuyệt đối không dùng miếng chùi rửa, chất tẩy rửa ăn mòn, dung dịch tẩy rửa mạnh hoặc dụng cụ lau chùi nhọn.

4. Thực hiện việc ép rau củ quả theo đúng hướng dẫn

Không như Kuvings mạnh về dòng máy miệng rộng, với Hurom các thiết kế trục máy về sau thì luôn phẳng bẹt phí bên trên, họng máy nhỏ, như vậy cho phép nghiền nguyên liệu nhỏ hơn và cho nhiều nước ép, đậm đặc và ít bã hơn.

Cắt nhỏ và cắt ngắn các loại nhiều xơ

  • Các loại hoa quả nên bổ miếng nhỏ sao cho vừa họng máy, các loại rau lá cần cắt ngắn hoặc cuộn lại trước khi cho vào.
  • Các loại rau lá, cần tây, nhiều xơ thớ dọc, cần phải luôn luôn CẮT NGẮN chừng 1-3 cm để tránh phần xơ dài làm tắc máy. Đặc biệt những loại nhiều xơ cứng như cây sả phải cắt ngắn vài mm.
  • Cần tây, cải cầu vồng, các loại herbs, rau gia vị như bạc hà, parsley, rau mùi cắt chừng 1-2 cm. Các loại rau lá như kale, bó xôi, cải chíp chừng 2-3cm.

Cách ép:

Thứ tự/Tuần tự các nguyên liệu đưa vào.

Nguyên tắc khi ép: [MỀM TRƯỚC. CỨNG SAU. ÍT XƠ TRƯỚC. NHIỀU XƠ SAU]. Ví dụ bạn ép các nguyên liệu mềm và ít xơ thì phải ép theo sau đó là các loại cứng hơn như cà rốt hoặc cần tây nhiều xơ hơn. Mục đích là các loại củ cứng nhiều xơ sẽ đẩy phần bã ra nhiều hơn tránh các loại nguyên liệu mềm hay giữ bã trong máy. Cà rốt, bí đỏ là những loại đẩy bã tốt nhất.

Nên cho trái cây và rau củ từ từ, tránh đùn ép nhanh gây kẹt nguyên liệu và bã thải không kịp thoát ra gây tình trạng nghẽn ép không ra nước hay ra ít nước.

Khi ép Sữa Hạt nên ngâm hạt cho mềm trước khi cho vào máy ép.

Các loại nguyên liệu tuyết đối không cho vào máy ép:

Mía: tuyệt đối không ép mía

Các loại hột: phải bỏ hết các loại hột cứng và to [xoài, cóc, ổi]. nếu ổi hạt không quá to vẫn có thể ép được nhưng cần cắt miếng mỏng.

Tuyệt đối không ép các loại hột của chanh, bưởi, cam, quýt vì nước ép được sẽ bị đắng.

Các loại vỏ phải bỏ đi: vỏ bưởi, cam, quýt, hoặc các loại vỏ sần cứng như vỏ dứa, dưa hấu, bí đỏ vỏ chanh leo, các loại vỏ quá dai như củ đậu, bí xanh, dưa lê, dưa lưới, cóc

Lưu ý:

Để nhựa không bị nóng ở chốt ma sát với lưới, giữ cho động cơ máy được bền lâu, không bị vỡ trục, Khi ép liên tục 20-25 phút bạn phải cho máy nghỉ 5-10 phút.

5. Các Vấn Đề Khi Sử Dụng Và Cách Xử Lý

Nước ép lẫn nhiều bã. Có thể quan sát thấy bã lẫn trong phần thân máy cùng nước ép, bã rong chơi lung tung trong máy, hoặc bã dắt ở các lưới cao su

Xử lý: Như đã nói bên trên: Cắt ngắn. Cắt nhỏ. dùng rây lọc. Ngoài ra các bạn cần kiểm tra:

  • Kiểm tra miếng silicon phía dưới đã đóng khít vào cửa bã chưa.
  • Nếu là các dòng Hurom từ thế hệ thứ 2, có thanh gạt cửa bã [pulp lever], hãy mở sang vị trí Half Open [nấc ở giữa], thay vì mức Close [dành cho ép các loại củ cứng hoặc nguyên liệu bã ướt hơn, và ít nguy cơ tắc máy hơn].
  • Nước ép lẫn trong bã nhiều cũng là hiện tượng của máy tắc. Nếu do cho nhiều và nhanh nguyên liệu quá, cần dừng lại kiểm tra cho máy nghiến hết chỗ nguyên liệu bên trong chưa.
  • Kiểm tra xem phần cọ quét cao su trong thân máy có bị rách hay chưa lắp đúng.

Tắc cửa bã. Bã không ra hoặc ra rất ít. Quan sát cửa bã không thấy bã đi ra hoặc ra nhưng theo một đường rất bé. Đó là dấu hiệu của máy đang bị tắc [vì bã không ra thì dù máy nuốt nguyên liệu nhưng cứ ứ bên trong trục mà mắt không nhìn thấy].

Xử lý: Làm thông cửa bã: Dùng ngón tay thọc vào cửa bã, móc hết phần bã ứ ở cửa bã. Hoặc gạt trái phải liên tục thanh điều chỉnh cửa bã để đẩy bã và thông cửa bã tốt hơn!

Máy không hoặc khó nuốt nguyên liệu. Nguyên liệu cứ đùn lên ở họng máy. Nhìn qua họng máy thấy lẫn nhiều bã quanh trục.

Xử lý: Giữ Reverse [là nút ngược lại của On] để trục máy đảo ngược chiều. Sau đó ấn On trở lại. Lặp đi lặp lại nhiều lần nếu cần đến khi nguyên liệu được nuốt hết. Kết hợp làm thông cửa bã như trên. Khi thấy không còn nhiều bã ứ quanh trục máy và cửa ra bã thông rồi, thử ép tiếp nếu bã đi ra vô tư thì là ok.

Tự dưng đang chạy thì dừng

Rất có thể khi đang ép mà nguyên liệu cứng quá hay làm sao đó mà cái nắp máy nó xoay hơi trệch ra thì máy sẽ không chạy được nữa. Bởi vì Hurom có chế độ tự ngắt nếu các bộ phận của máy không ráp đúng vị trí.

Xử lý: đảm bảo nắp về đúng vị trí. Nếu vướng nguyên liệu ở họng máy thì lôi ra. Luôn nhớ: không ép quá nhiều, quá nhanh, không dồn và thúc nguyên liệu nhiều quá.

Ngoài ra máy tự dưng dừng cũng có thể do đã chạy nhiều nên bị quá nóng. Để nó nghỉ ở đó một vài tiếng rồi thử lại.

Hy vọng Cẩm nang sử dụng máy ép trái cây tốc độ chậm Hurom có thể giúp các bạn có trải nghiệm với máy ép chậm Hurom tốt nhất và giữ cho tuổi thọ của máy lâu dài, để ép ra các loại nước ép giàu dinh dưỡng cho bản thân và gia đình. Kinh nghiệm này có thể áp dụng cho cả các máy ép chậm khác.

Bài viết liên quan

Hướng Dẫn Về Nước Ép Trái Cây Cho Người Mới Bắt Đầu
Kinh Nghiệm Chọn Mua Máy Ép Trái Cây Tốc Độ Chậm Tốt Nhất Hiện Nay
Cách Sử Dụng Máy Ép Trái Cây Đúng Cách
Mục lục bài viết
VieChoice
  • Thiết Bị Nhà Bếp
  • Kinh nghiệm
  • VieChoice
VieChoice
  • Thiết Bị Nhà Bếp
© 2022 VieChoice

Video liên quan

Chủ Đề