Mua sắm thường xuyên theo quy định của Luật Đấu thầu

Mua sắm thường xuyên theo quy định của Luật Đấu thầu
Ảnh minh họa - nguồn Internet.

Theo đó, về lựa chọn nhà thầu thuộc trường hợp đặc biệt trong mua sắm thường xuyên: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1008/VPCP-KTN ngày 16/02/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 trong đó hướng dẫn việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đảm bảo hoạt động thường xuyên của các đơn vị theo đúng quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.

 Đối với các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đảm bảo hoạt động thường xuyên thuộc trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu (bao gồm cả gói thầu mua sắm có giá gói thầu không quá 20 triệu đồng khi mua sắm, các cơ quan, đơn vị không phải xây dựng và trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu) không thuộc phạm vi quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016. Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương gửi văn bản phản ánh về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ theo công văn số 2536/BKHĐT-QLĐT ngày 04/4/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Về một số nội dung quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016: Đối với mua sắm dược liệu, ngày 06/4/2016, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Dược số 105/2016/QH13 thay thế Luật Dược số 34/2005/QH11; ngày 11/5/2016, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 11/2016/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập; trong đó, việc mua sắm dược liệu thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 11/2016/TT-BYT. Vì vậy, việc mua sắm dược liệu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 11/5/2016 của Bộ Y tế.

Về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ: Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 quy định: “3. Thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị thuộc phạm vi được cơ quan có thẩm quyền phân cấp; đồng thời được quyết định mua sắm các nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị không quá 100 triệu đồng trong phạm vi dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao”.

Theo quy định trên, trường hợp thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp đã được cơ quan có thẩm quyền phân cấp quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị trên 100 triệu đồng thì thực hiện theo phân cấp hiện hành. Trường hợp thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp chưa được cơ quan có thẩm quyền phân cấp cho phép quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ hoặc đã phân cấp nhưng mức phân cấp thấp hơn 100 triệu đồng thì thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp được quyết định mua sắm các nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị không quá 100 triệu theo quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016.

Về trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Theo quy định tại Điều 5, khoản 1 Điều 8 và khoản 2 Điều 26 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016, trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên quy định như sau:

Đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì Sở Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương thì Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ mà thẩm quyền quyết định việc mua sắm đã được phân cấp theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được phân cấp quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định kế hoạch đấu thầu.

Về hạn mức thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dich vụ đảm bảo hoạt động thường xuyên: Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 quy định gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả gói thầu dịch vụ tư vấn trong mua sắm thường xuyên) có giá gói thầu không quá 100 triệu đồng thuộc trường hợp được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu và khoản 2 Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.

Theo taichinhdientu.vn

Luật sư tư vấn:

Mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chình trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Theo Thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29/03/2016 của Bộ Tài chính, quy định:

1. Nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tuân thủ quy định của Thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29/03/2016 gồm:

a) Mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;

b) Mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;

c) Mua sắm phương tiện vận chuyển: Ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng và các phương tiện vận chuyển khác (nếu có);

d) Mua sắm nguyên nhiên liệu, xăng dầu, hóa chất, dược liệu, sinh phẩm chẩn đoán invitro, vật tư, vật liệu tiêu hao, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên;

đ) May sắm trang phục ngành, trang phục phục vụ hoạt động đặc thù của ngành, lĩnh vực theo quy định (như: quần áo bác sỹ, y tá, quần áo bệnh nhân, phạm nhân và các loại trang phục đặc thù của ngành nghề khác), bảo hộ lao động (gồm cả mua sắm vật liệu, mẫu thiết kế và công may);

e) Mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: Máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có) thuộc dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

g) Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;

h) Dịch vụ phi tư vấn bao gồm: Thuê các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản; dịch vụ thuê trụ sở làm việc, nhà trạm, ô tô phục vụ công tác, vệ sinh công nghiệp; dịch vụ xử lý chất thải; dịch vụ chăm sóc vườn hoa, cây cảnh; dịch vụ thuê đường truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ thẩm định giá (nếu có); dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại cố định; dịch vụ đào tạo, tập huấn, tổ chức hội nghị, hội thảo và các dịch vụ phi tư vấn khác;

i) Dịch vụ tư vấn bao gồm: Tư vấn lựa chọn công nghệ, tư vấn để lập, phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tư vấn khác trong mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị;

k) Bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ (nếu có);

l) Các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

Các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn nêu trên, sau đây gọi chung là tài sản, hàng hóa, dịch vụ.

2. Các trường hợp mua sắm sau không áp dụng quy định của Thông tư 58/2016/TT-BTC:

a) Mua sắm vật tư, trang thiết bị thuộc dự án đầu tư;

b) Mua sắm trang thiết bị, phương tiện đặc thù, chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh;

c) Mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại nước ngoài để phục vụ hoạt động thường xuyên của các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;

Đối với việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 1 nhưng thuộc Danh Mục mua sam tập trung cấp quốc gia và Danh Mục mua sam tập trung của Bộ, ngành, địa phương thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ- CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ và các vãn bản hướng dẫn.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực đấu thầu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay:Luật sư tư vấn pháp luật đấu thầu trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số:1900.6162, Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc.

Luật Minh Khuê(tổng hợp)

Công ty của bà Vũ Thị Quỳnh Anh (TPHCM) là công ty cổ phần niêm yết trong đó có vốn góp 30,5% từ một cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước. Bà Quỳnh Anh hỏi, các hoạt động mua sắm thường xuyên của doanh nghiệp bà được áp dụng theo quy định nào trong các nội dung sau:

- Khoản 2 Điều 3 Luật Đấu thầu 2013 và Điều 73 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP;

- Điểm c Khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu 2013;

- Không phải áp dụng Luật Đấu thầu 2013, doanh nghiệp tự quy định về thủ tục mua sắm.

Ngoài ra, bà Quỳnh Anh muốn hỏi các hoạt động đầu tư, mua sắm tài sản không phải là hoạt động mua sắm thường xuyên của doanh nghiệp thì có nằm trong diện điều chỉnh tại Điểm c Khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu 2013 và phải áp dụng Luật Đấu thầu 2013 hay không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Điểm c Khoản 1 Điều 1 và Khoản 44 Điều 4 Luật Đấu thầu quy định dự án đầu tư phát triển quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này; dự án đầu tư phát triển không thuộc Điểm a và Điểm b khoản này có sử dụng vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này; vốn Nhà nước bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp mà bà Quỳnh Anh đề cập không phải là doanh nghiệp Nhà nước thì việc lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc dự án đầu tư phát triển do doanh nghiệp làm chủ đầu tư có thuộc phạm vi điều chỉnh Luật Đấu thầu hay không cần căn cứ vào phần vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước trong tổng mức đầu tư của dự án theo quy định nêu trên.

Đối với hoạt động mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp Nhà nước thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.

Ngoài ra, việc xác định có phải doanh nghiệp Nhà nước hay không cần căn cứ vào quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Chinhphu.vn