Mục đích của đánh giá trong dạy học môn Toán là gì

MỘT SỐ HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [426.7 KB, 17 trang ]

Trường Đại Học Đồng Nai
Thành phố Biên Hòa

Chủ đề 6 :
MỘT SỐ HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC

ĐỘI NGŨ CỦA NHÓM 6
Nguyễn Thị Thanh Hương
Phạm Thị Thanh Tuyền
Hồ Thị Mỹ Linh
Nguyễn Ngọc Ánh
Nguyễn Thị Ngọc Ninh
Lê Thúy Hằng


Phạm Thị Kim Khánh
Mục lục.
1.Quan niệm về đánh giá và các hình thức đánh giá
2.Thu thập các thông tin phục vụ cho đánh giá
3.Tự đánh giá :
4.Lập hồ sơ học tập của học sinh
5.Tìm hiểu về câu hỏi trắc nghiệm:


1.






Quan niệm về đánh giá và các hình thức đánh giá :
* Đánh giá trong môn Toán :
- Học sinh là đối tượng của giáo dục, là chủ thể của quá trình giáo dục, đồng thời
thể hiện sản phẩm của giáo dục. Đánh giá học sinh là nhiệm vụ của giáo viên.
- Thông qua các hoạt động toán học mà giáo viên tiến hành trong giảng dạy Toán
hàng ngày, giáo viên có thể phát hiện mức độ hiểu bài của cá nhân học sinh
trong lớp. Ngoài hoạt động trên, giáo viên cần thiết kế các bài kiểm tra và câu đố
vui trong giờ dạy Toán.
- Tất cả các hoạt động trên giúp giáo viên đánh giá quá trình học tập của học
sinh và thành tích học tập môn Toán của học sinh. Khi đó đánh giá là tìm ra
những điều học sinh có thể làm được và không thể làm được.
* Giám sát trong môn Toán :
- Các hoạt động Toán hàng ngày ngoài việc giúp giáo viên đánh giá học sinh, nó
còn giúp giáo viên phát hiện xem học sinh có hiểu những khái niệm mà mình
đang dạy hay không. Thông qua đó giáo viên điều chỉnh cách dạy của mình nếu
thấy điều đó là cần thiết.Làm như vậy giáo viên đã tiến hành giám sát việc học
Toán của học sinh.
Tóm lại: Việc đánh giá và giám sát trong học Toán thực chất là quá trình giúp
giáo viên rà soát biện pháp mà mình đã sử dụng để thu thập và ghi lại thông tin.
Thông tin này giúp giáo viên nhận biết việc học tập và thành tích của học sinh
trong học Toán. Đó đồng thời cũng là các bằng chứng về sự thành công hay thất
bại của học sinh trong quá trình học Toán. Ngoài việc đánh giá sự tiến bộ trong
hoạt động học tập của học sinh,các hoạt động thường ngày của môn Toán giúp
giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy của mình cho thích hợp với học sinh.
1.1. Sự cần thiết của việc đánh giá :
Các kiến thức, kĩ năng Toán có tính hệ thống.
Giáo viên có đánh giá kết quả học tập mới nắm được tình hình học tập của học
sinh.
Công tác đáng giá nhằm động viên học sinh học tập.
1.2. Những chức năng và yêu cầu của việc đánh giá :




-

-

Những chức năng : Theo giáo sư Trần Bá Hoành trong dạy học đánh giá có 3
chức năng:
+ Chức năng sư phạm: Làm sáng tỏ thực trạng, định hướng điều chỉnh học sinh
dạy và học.
+ Chức năng xã hội: Công khai hóa kết quả học tập của mỗi học sinh trong tập
thể lớp, trường báo cáo kết quả học tập, giảng dạy trước phụ huynh và các cấp
quản lí giáo dục.
+ Chức năng khoa học: Nhận định chính xác về một mặt nào đó thực trạng dạy
và học, về hiệu quả thực nghiệm một sáng kiến nào đó trong bài dạy.
Yêu cầu của việc đánh giá
1.2.1 Về mục tiêu
- Đánh giá kết quả học tập Toán phải góp phần thực hiện:
+ Giáo dục toàn diện: Thể hiện ở việc đánh giá đầy đủ những kiến thức, kĩ năng
cơ bản của môn Toán theo chuẩn đã xác định, có chú ý đến việc tích hợp các nội
dung giáo dục khác trong quá trình kiểm tra thường xuyên và định kì.
+ Đổi mới phương pháp dạy học: Thể hiện ở việc tổ chức, hướng dẫn khuyến
khích
học sinh hoạt động học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, theo năng lực của cá nhân.
+ Động viên học sinh chăm học, học tập theo phương pháp hợp lý, tự tin, hứng
thú trong việc học và thực hành luyện tập.
+ Tiến tới việc đánh giá khách quan, công bằng và sử dụng các phương tiện kĩ
thuật trong quá trình đánh giá và xử lí kết quả đánh giá.
1.2.2 Về nội dung :
- Nội dung đánh giá phải toàn diện: bao gồm chuẩn kiến thức Toán ở mỗi lớp về


kiến thức kĩ năng cơ bản của số học, đại lượng, hình học, giải toán.
- Nội dung đánh giá phải gồm đủ các mức độ: biết, hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
- Số lượng các câu hỏi, bài tập của từng mức độ nội dung, thời lượng cần được
cân nhắc, lựa chọn phù hợp với trình độ chuẩn và trình độ chung của học sinh ở
từng trường, từng địa phương, tuyệt đối không được vượt chuẩn.
- Các câu hỏi và bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó, đủ loại các bài đại diện cho
các kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất; dễ chấm điểm; phân loại được chính xác
trình độ học sinh.
1.2.3 Về hình thức đánh giá
- Phối hợp các hình thức:
+ Kiểm tra viết
VD: Bài kiểm tra cuối tuần, viết bài chính tả
+ Kiểm tra vấn đáp
VD: Khảo bài cũ
+ Tự đánh giá của học sinh
VD: Học sinh trao đổi vở để chấm bài bạn


+ Kiểm tra thường xuyên và định kỳ:
+] Kiểm tra thường xuyên: diễn ra ở các tiết học GV trực tiếp đề ra nội dung
cần kiểm tra, rồi kiểm tra để nắm bắt được kết quả học tập của học sinh, giúp đỡ
các em sửa chữa sai lầm, lấp lỗ hổng kiến thức và trên cơ sở ấy điều chỉnh, hoàn
thiện cách dạy của mình. Nói chung các tiết học nên có kiểm tra bài cũ ở đầu giờ.
+] Kiểm tra định kì giữa học kì 1, giữa học kì 2: Các phòng giáo dục và đào tạo
chỉ đạo các hiệu trưởng trường tiểu học ra đề kiểm tra.
+] Kiểm tra định kì cuối học kì 1, cuối học kì 2: Sở Giáo dục và Đào tạo hướng
dẫn, phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo và kiểm tra, các hiệu trưởng ra đề cụ thể
theo khung hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+] Tất cả học sinh theo học đều phải được kiểm tra đánh giá, xếp loại. Trường
hợp học sinh vắng mặt trong ngày kiểm tra, giáo viên báo cáo với hiệu trưởng và ra


đề khác tương tự cho học sinh làm bài. Những học sinh chưa đạt yêu cầu cần được
giáo viên kèm cặp và tổ chức kiểm tra lại sau một tuần.
+] Các bài kiểm tra định kì được thông báo đến phụ huynh học sinh và được lưu
trữ tại trường cho cả bậc tiểu học.
1.3. Các hình thức đánh giá.


Trong quá trình dạy học nói chung, dạy học toán nói riêng, thể loại đánh giá mà giáo
viên thường áp dụng là:
+ Đánh giá không chính thức
+ Đánh giá chính thức.
Sau đây chúng ta xem xét từng thể loại và các tác động của chúng đến quá trình giảng
dạy và học tập.
1.3.1. Đánh giá không chính thức:
Trong dạy học, người giáo viên thường xuyên tiến hành đánh giá không chính thức đối
với học sinh. Thông qua nghe học sinh giải thích, đặt câu hỏi hoặc làm bài tập,
giáo viên có thể đánh giá việc hiểu bài của học sinh cũng như hiệu quả giảng dạy
của giáo viên.
Hình thức này diễn ra liên tục trong lớp, giúp giáo viên chẩn đoán việc học của học
sinh để quyết định nội dung dạy học tiếp theo.
Khi đặt câu hỏi cho học sinh, giáo viên cần lựa chọn những câu hỏi thích hợp, tạo điều
kiện khuyến khích học sinh trả lời đầy đủ.
1.3.2. Đánh giá chính thức
Đối lập đánh giá không chính thức là đánh giá chính thức. Hình thức này có các đặc
điểm sau:
Bị giới hạn về thời gian.
Có người bên ngoài trông thi.
Được bên ngoài chấm điểm và xếp loại.
Tập trung vào bài làm cá nhân của học sinh.
Đánh giá loại này quyết định sự lên lớp của học sinh.


Mục đích của đánh giá chính thức, không chính thức đều giúp giáo viên đo lường kết
quả học tập của học sinh. Điều này cũng giúp giáo viên lập kế hoạch và điều
chỉnh kế hoạch dạy học. Nghĩa là cả hai hình thức trên giúp người giáo viên giám
sát sự tiến triển của học sinh. Giám sát có nghĩa là lưu giữ tiến triển của học sinh
trong các giai đoạn học tập ở môn Toán.
1.4. Các loại hình đánh giá hoạt động dạy và học:
Tầm quan trọng chủ yếu của công tác đánh giá là giúp giáo viên thấy được những mục
tiêu đề ra có đạt được hay không? Nếu mục đích chưa đạt được thì giáo viên phải
đề ra phương án hành động.
Có 3 loại hình đánh giá khác nhau.
* Đánh giá thường xuyên.


* Đánh giá chẩn đoán
* Đánh giá tổng kết.
1.4.1. Đánh giá thường xuyên.
Các hoạt động trong giờ toán được giáo viên thiết kế trước một cách lôgic.
Trong khi học sinh thực hiện các hoạt động với sự hướng dẫn của giáo viên, người giáo
viên sẽ liên tục đánh giá các hoạt động của học sinh. Đây là hình thức đánh giá thường
xuyên. Hình thức này được thực hiện trong suốt giờ học, do đó giáo viên cần điều
chỉnh các phương pháp dạy học một cách thích hợp để phù hợp với sự tiếp thu của học
sinh.Nói cách khác, khi dạy giáo viên bám sát vào kế hoạch bài giảng là điều cần thiết,
tuy nhiên việc đánh giá sự tiếp thu bài giảng của học sinh trong giờ học cũng rất quan
trọng, vì điều này sẽ giúp giáo viên điều chỉnh kế hoạch dạy học cho thích hợp.
1.4.2. Đánh giá chẩn đoán.
Đó là đánh giá nhằm cung cấp thông tin cho hành động tiếp theo. Người giáo
viên phải liên tục chẩn đoán những vấn đề của học sinh. Quá trình sử dụng những
thông tin đánh giá để theo dõi sự tiến triển của học sinh nhằm xây dựng các biện pháp
khắc phục gọi là đánh giá chuẩn đoán.
Ví dụ: Cho học sinh lớp 3 bài toán:


Cho số 120317495. Hãy xoá đi 4 chữ số và không thay đổi thứ tự các chữ số để
được.
a/ Số lớn nhất .Viết số đó.
b/ Số bé nhất .Viết số đó.
Có học sinh trả lời là: a/ 37495. Câu trả lời đúng.b/ 12014. Câu trả lời sai.
Theo bạn vấn đề học sinh gặp phải ví dụ ở trên là gì?
- Chưa nắm vững cách so sánh số.
- Chưa thấy được mối quan hệ giữa giá trị của số với các chữ số ở mỗi hàng.
- Do cẩu thả .
Trong bất cứ trường hợp nào giáo viên cần xác định chính xác sự sai lầm
của học sinh để có sự hỗ trợ học sinh một cách thích hợp.Bởi cùng một lỗi sai nhưng
nguyên nhân có thể lại khác nhau.Vì vậy giáo viên phải sử dụng đánh giá chẩn đoán
nhằm xác định nguyên nhân của vấn đề là gì?
1.4.3. Đánh giá tổng kết:
Đánh giá tổng kết là đánh giá thường diễn ra ở cuối mỗi việc, thời hạn nào đó.
Nó có thể ở cuối phần giảng một chủ đề, cuối năm, cuối một khoá học. Loại hình đánh
giá này nhằm xác định sự tiến bộ, thành công của học sinh trong hoạt động học, dùng


để so sánh giữa các học sinh cũng như so sánh giữa các trường. Đánh giá tổng kết được
thực hiện thông qua cuộc đánh giá chính thức như kiểm tra và thi.
Điều quan trọng nhất là giáo viên cần phải thường xuyên sử dụng ba loại hình
đánh giá trên trong suốt năm học. Bằng cách này giáo viên thường xuyên đánh giá
được hoạt động của học sinh cũng như chẩn đoán được vấn đề vướng mắc của học sinh
để có sự hỗ trợ thích hợp và tiếp đó giáo viên có thể xác định xem mình đã đạt được
các mục tiêu đề ra của môn Toán hay không?.
2.

Thu thập các thông tin phục vụ cho đánh giá


- Quan sát là kĩ thuật phổ biến nhất để thu thập thông tin phục vụ cho đánh giá.
- Phương pháp này cho phép đánh giá không chỉ kiến thức, kĩ năng mà còn đánh giá cả
thái độ học sinh.
- Các quan sát thường ngày được tiến hành để xác định các yếu tố:
+ Độ chuẩn xác câu trả lời của học sinh.
+ Bản chất của các câu trả lời của học sinh.
+ Cách thức phản ứng của học sinh với bài tập.
+ Cách thức phản ứng của học sinh với điểm kiểm tra.
+ Các kĩ năng nói, sử dụng để diễn đạt các ý tưởng.
+ Xác định tiến độ của bài học.
+ Có cần đưa thêm các ví dụ không?
+ Nên hỏi học sinh nào?
+ Mức độ hứng thú học tập của học sinh.
+ Thái độ biểu hiện qua các câu trả lời của học sinh.
- Trao đổi được tiến hành giữa giáo viên với giáo viên, giữa học sinh với giáo viên,
giữa học sinh với học sinh để đánh giá đầy đủ và chính xác.
- Khi đánh giá cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh, đánh giá học sinh thông qua
nhiệm vụ được giao. Kiểm tra các nhiệm vụ được giao để việc đánh giá chính xác hơn.
- Ưu điểm đặc biệt của quan sát là giúp giáo viên theo dõi học sinh, các hiện tượng
giáo dục theo thời gian.


- Cần quan sát các quá trình dạy học toán theo một trình tự cần thiết, giúp giáo viên
phát hiện các tình huống sư phạm phong phú và bổ ích.
- Khi tiến hành quan sát cần phải xác định mục tiêu rõ ràng, có nội dung và tiêu chuẩn
đánh giá cụ thể.
- Để các thông tin thu được chính xác, tin cậy giáo viên nên sử dụng một số quy trình
sau:
+ Đặt kế hoạch quan sát thường ngày trong quá trình dạy một bài.
+ Trong buổi học, ghi lại các quan sát. Ghi chép này giúp giáo viên quan sát chính xác


hơn.
+ Cuối ngày, dành thời gian tổng hợp ngắn gọn các quan sát đáng lưu ý.+ Hàng tuần,
đối chiếu các ghi chép tìm ra những cái chung và các điểm cần chú ý.
* Việc đặt câu hỏi diễn ra dưới ba hình thức:
- Ôn lại nội dung đã học, thảo luận và vấn đáp.
- Ôn lại bài do giáo viên hướng dẫn được thực hiện nhanh giúp học sinh nắm vững
kiến thức bài học.
- Thảo luận giúp học sinh phát biểu, giải quyết vấn đề.
- Việc thu thập thông tin phục vụ cho đánh giá có những thuận lợi:
+ Dễ quản lí vì học sinh đang làm bài tập, nhiệm vụ.
+ Phản hồi ngay tức thì.
+ Đây là phương pháp tốt nhất để đánh giá kĩ năng và thái độ.
- Đi đôi với những thuận lợi đó là các bất lợi:
+ Kết quả không đạt có thể chưa quen.
+ Có cá nhân không tham gia khi làm nhóm.
+ Cần thời gian dài để đưa ra quan sát đáng tin cậy.
- Các việc nên làm khi đặt câu hỏi:


+ Đặt câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn.
+ Gắn câu hỏi với mục tiêu đề bài.
+ Cho cả lớp cùng tham gia.
+ Cho đủ thời gian để học sinh chuẩn bị câu trả lời.
+ Hỏi thăm dò khi cần thiết.
+ Sắp xếp câu hỏi theo đúng trinh tự.
+ Hỏi tất cả các học sinh không chỉ hỏi học sinh đã biết câu trả lời.
- Các việc không nên khi đặt câu hỏi:
+ Hỏi những câu mà câu trả lời là đúng hoặc sai.
+ Hỏi câu hỏi phỏng đoán.
+ Hỏi những câu chỉ yêu cầu học thuộc lòng.


+ Hỏi các câu dồn ép.
+ Hỏi những câu mà học sinh đã biết câu trả lời.
Tự đánh giá :
- Tự đánh giá bao gồm:
 Hoạt động học sinh đánh giá bản thân
 Học sinh đánh giá các bạn học cùng lớp.
- Thông qua việc đánh giá bạn học, học sinh hình thành rõ ràng hơn trong bản thân
mình các yêu cầu về học tập, về cách ứng xử với người khác. Từ đó, học sinh điều
chỉnh hay phát triển hành vi thái độ của bản thân.
- Nếu học sinh biết cách tự kiểm tra việc học; nhận thức rõ những gì gia đình, nhà
trường mong đợi ở mình; tự tin để đánh giá bản thân mình thì các em có thể:
 Kiểm soát được việc học của bản thân các em.
 Lên kế hoạch làm thế nào để cải thiện việc học của bản thân.
 Cảm thấy thoải mái về những gì các em có thể làm được.
 Dần dần lĩnh hội được cách tự học.
- Việc tự đánh giá giúp học sinh có ý thức trách nhiệm, tinh thần tự phê bình,
khả năng tự đánh giá, tính độc lập, lòng tự tin và tính sáng tạo.
- Việc học sinh tự đánh giá có thể diễn ra khi học sinh phải làm bài tập, trình
diễn một hoạt động trước lớp hoặc tạo ra một sản phẩm học tập.
3.


- Học sinh tự đánh giá mình:
• Với nhiệm vụ cá nhân thì học sinh cố gắng tự thực hiện.
• Trong quá trình thực hiện hoặc sau khi thực hiện, học sinh tự đánh giá kết
quả của mình.
• Chia sẻ kết quả hoặc khó khăn với bạn hoặc giáo viên để được giúp đỡ kịp
thời.
• Báo cáo kết quả cuối cùng với giáo viên để được xác nhận hoàn thành
hoặc được hướng dẫn thêm.


- Học sinh đánh giá bạn:
Trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể, giáo viên
hướng dẫn học sinh tham gia đánh giá bạn hoặc nhóm bạn.

4.

Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lên bảng để nhận xét bài toán
của bạn.
Lập hồ sơ học tập của học sinh

4.1.Khái niệm:
Hồ sơ học tập là 1 công cụ quan trọng trong đánh giá và giảng dạy nhằm nâng
cao chất lượng học tập cho học sinh.
4.2.Hiểu theo 1 cách khác:
Hồ sơ học tập là 1 tiến trình thu thập đánh giá các hoạt động của học sinh 1 cách
hệ thống nhằm tài liệu hóa tiến trình hướng tới đạt được các mục tiêu học tập
hay để chứng tỏ mục tiêu học tập đã đạt được.
• Hồ sơ theo kiểu tài liệu hóa giống như 1 quyển sách lưu giữ thông tin và các
bài mẫu.
Vì hồ sơ học tập chứa đựng mẫu sản phẩm của học sinhtheo quá trình thời
gian, nội dung của hồ sơ học tập tập trung vào sự tiến bộ của cá nhân học
sinh thay vì so sánh với các học sinh khác. Các mẫu này tài liệu hóa 1 cách rõ
rang, học sinh đó đã tiến bộ như thế nào?
4.3.Bản chất của hồ sơ học tập:
Là tập hợp và đánh giá lien tục trên các sản phẩm của học sinh thể hiện sự tiến
bộ hướng tới mục tiêu học tập được cụ thể hóa.


Hồ sơ là nơi chứa đựng sản phẩm của học sinh, đây là chứng cứ tuyệt vời
giúp giáo viên chẩn đoán những khó khăn trong học tập của từng học sinh.


Đồng thời những sản phẩm này làm rõ lý do đánh giá học sinh trong cuộc


họp với phụ huynh học sinh, có tác dụng lý giải sự tiến bộ hay chưa tiến bộ
của học sinh với phụ huynh.
4.4.Các cách sử dụng hồ sơ học tập
Có 3 cách sử dụng hồ sơ học tập:
Tài liệu hóa
Trưng bày
Đánh giá
Tùy theo mục đích sử dụng mà lựa chọn nội dung hồ sơ học tập. Theo
Wiggins[1998] hồ sơ chủ yếu sử dụng như 1 công cụ giảng dạy và đánh giá, tập
trung chủ yếu vào việc tài liệu hóa và đánh giá do giáo viên kiểm soát, chứa
đựng những bài mang tính quá trình.
4.5.Nội dung hồ sơ gồm:
Bài mẫu
Phần đánh giá của giáo viên và học sinh được lấy từ các hoạt động dạy học, để
có sản phẩm trong hồ sơ học tập của học sinh.
• VD về mẫu công việc đưa vào hồ sơ học tập toán
- Bài giải các dạng bài tập đã học
Bản tự ghi chép sự tiến bộ của học sinh
Các tài liệu thể hiện việc học sinh tự sửa chửa những sai lầm mắc phải.
Việc dung sơ đồ lời, hình vẽ, sơ đồ đoạn thẳng trong việc giải toán
Lời nhận xét về 1 hoạt động của học sinh về sự hiểu biết về 1 khái niệm
hoặc 1 quan hệ toán học
Sơ đồ lập kế hoạch đánh giá theo sơ đồ:

-

-



-

Xác định mục tiêu: tùy theo cách sử dụng hồ sơ mà việc xác định hồ sơ sẽ
khác nhau. Trong tài liệu này ta nên nêu mục tiêu là hồ sơ được sử dụng
như 1 công cụ giảng dạy và đánh giá, tập trung chủ yếu vào việc tài liệu
hóa và đánh giá do giáo viên và học sinh kiểm soát, chứa đựng các bài tập
mẫu hoặc bài mang tính quá trình.
Xác định cấu trúc cụ thể: Hồ sơ phải được đặt trong 1 phong bì hoặc kẹp
tài liệu được để trên sách, nơi dễ nhìn để học sinh nhìn thấy rằng hồ sơ là
quan trọng và được sử dụng liên tục. Kẹp tài liệu đựng hồ sơ phải có
nhiều ngăn để để các tài liệu khác nhau . Cần sắp xếp các tài liệu theo chủ
điểm kết hợp với trình tự thới gian.
Xác định nguồn nội dung: Nội dung hồ sơ gồm 1 số mẫu bài, phần đánh
giá của giáo viên và học sinh. Các mẫu bài được lấy ngay từ các hoạt


động giảng dạy để có được các sản phẩm của giảng dạy trong hồ sơ học
tập của học sinh.
- Đưa nội dung vào hồ sơ: ai là người lựa chọn nôi dung của hồ sơ? Câu trả
lời cho câu hỏi trên phụ sơ và mục đích của nó. Đối với tiểu học, giáo
viên là người lựa chọn hoặc quy định của học sinnh về những gì cần đưa
vào hồ sơ học tập của mình. Chúng ta cần phải xác định số lượng bài
trong hồ sơ học tập. cần phân biết giữa hồ sơ công việc, trong đó hs lưu
giữ toàn bộ bài kiểm tra của mình, trong đó bài mẫu được lựa chọn từ hồ
sơ công việc. đối với mỗi sơ học tập cần có mục lục, trong đó mỗi đầu
mục lục có thể được mở rộng đưa them từng mục mới vào. Mục lục nên
để ở đầu hồ sơ, có mô tả sơ lược ở đầu hồ sơ, có mô tả sơ lược ngày làm
bài, ngày nộp bài, ngày đánh giá.
- Giáo viên đánh giá nôi dung:


- Vì hồ sơ là để xem xét sự tiến bộ của học sinh nên các từ ngừ dược sử
dụng trong đánh giá cũng nhấn mạnh vào tính chất của tiến bộ trong học
tập. khi viết nhận xét cho từng cá nhân, phần tóm mang tính mô tả và kết
quả thực hiện và tiền bộ. cần phải nêu những thay đổi đã diễn ra, điểm
mạnh và những điểm cần cải tiến . tốt nhất đầu tiên nên chỉ ra điểm mạnh
và những tiến bộ, sau đó giai thích những điểm cần cải tiến nhưng không
làm cho hs nản long hoặc làm cho hs cảm giác đó.
- Đối thoại giữa giáo viên và học sinh : đàm thoại vời hs được tiến hành
hàng tháng . thời gian đàm thoại là 10-15 phút. Mỗi lần đàm thoại chỉ tập
trung vào một hoặc hai chủ đề chính. Cần đưa cho hs một số hướng dẫn
để bị cho mỗi cuộc đàm thoại . trong đàm thoại ta nên để hs nói là chủ yếu
và đề nghị hs ghi lại những điều đàm thoại, gv tự mình ghi chép ngắn gọn
4.6.Ưu nhược điểm của việc tạo lập hồ sơ:
• Ưu điểm :
- Có sự phối hợp giữa gv và hs
- Hs được lựa chọn nội dung
- Lien tục giám xác sự tiến bộ của hs
- Mẫu sản phẩm của hs có thể nhận đến nhận xét khái quát
- Sản phẩm có thể để giáo viên phân tích các cá nhân học sinh
• Nhược điểm
- Mất thời gian khi thiết lập hồ sơ và đối thoại giữa gv và hs
- Tập huấn cho gv để thực cho hs
4.7. Tác dụng:
- Tối đa hóa những thông tin phản hồi có ý nghĩa đối với mỗi hs
- Giúp hs thấy sự tiến của chính mình


-

Cá nhân hóa sự học tập của mỗi hs


Có thể lí giải với phụ huynh hs về sự tiến bộ của con em họ .

5.


Tìm hiểu về câu hỏi trắc nghiệm:
Đây là dạng câu hỏi yêu cầu lực chọn câu trả lời. Có 4 dạng :



Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn.



Câu hỏi ghép.



Câu hỏi lựa chọn đúng/sai.



Dạng điền vào chỗ trống.

Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn:

Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn gồm một câu đề và đưa ra nhiều sự lựa chọn
gọi là câu trả lời, trong đó chỉ có một câu trả lời đúng gọi là đáp án. Những câu trả
lời khác là bẫy.



Ví dụ: khoanh vào trước câu trả lời đúng:
Trong các phép chia có dư với số chia là 3, số dư lớn nhất của phép chia đó là:
A.

3

C. 4

B.

2

D.0

Khi chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm, cần lưu ý:


Câu đề nên chuyển tải ý rõ ràng.



Không tạo sự khác biệt giữa câu bẫy và câu trả lời.



Câu đề không nên chứa đựng những gợi ý không cần thiết.




Câu bẫy nên có đầy đủ nghĩa.

Các câu hỏi ghép:
 Các câu hỏi ghép thường bao gồm câu đề, sau đó là câu thuộc cột bên trái là câu gốc
và câu thuộc cột bên phải là câu trả lời. Học sinh phải ghép các câu trong cột gốc với
các câu trong cột trả lời theo yêu cầu đã cho.


Ví dụ 1: Nối số ở cột gốc bên trái với cách đọc số tương ứng ở cột bên phải.


315

Bốn mươi lăm.

521

Ba trăm hai mươi hai.

405

Ba trăm mười lăm.

322

Năm trăm hai mươi mốt.

450

Bốn trăm linh năm.


Bốn nhăm.

Ví dụ 2: Nối theo mẫu.
76 – 5

54

40 + 14

68 – 14

71

11 + 21

42 – 12

32

60 + 11

Câu hỏi lựa chọn đúng/sai:

Câu hỏi lựa chọn đúng/sai bao gồm câu đề hoặc đúng hoặc sai. Học sinh phải
chỉ ra câu đó đúng hoặc sai.


Ví dụ: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
30 + 15= 40


45 + 17= 50

28 + 17=35

29 + 36=65

19 + 21= 40

61 + 37= 98




Dạng điền vào chỗ trống:

Dạng này bao gồm câu đề với một hoặc nhiều từ để trống. Yêu cầu học sinh
hoàn thiện câu đề bằng cách điền vào chỗ trống.
Ví dụ: Viết theo mẫu:
a] số 83 gồm tám chục và ba đơn vị.
b] số 49 gồm .... chục và ....đơn vị.
c] số 97 gồm

... chục và .... đơn vị.



Ưu điểm của trắc nghiệm khách quan:




dễ chấm điểm.




Tốn ít thời gian chấm.



Tính hiệu quả cao.



Chấm điểm khách quan.



Học sinh được củng cố kiến thức đối với câu trả lời đúng và có sự hiểu biết với
câu trả lời sai.



Thu thập được nhiều thông tin trong một thời gian ngắn.



Tạo điều kiện kiểm tra thường xuyên và kiểm tra trước khi dạy.




Có thể tiến hành phân tích câu hỏi.



Nhược điểm của trắc nghiệm khách quan:



có lợi cho học sinh có kinh nghiệm thi.



Khó chuẩn bị.



Nhấn mạnh khả năng thừa nhận kiến thức hơn khả năng hiểu biết của học sinh.



Không có cơ hội đánh giá khả năng hiểu biết của học sinh.



Có thể thúc đẩy thói quen học tập hình thức do nhấn mạnh các chi tiết.


TÀI LIỆU THAM KHẢO :
-


Phương pháp dạy toán tiểu học tập 1
Tác giả Phạm Đình Thực
Nhà xuất bản giáo dục.

-

Phương pháp dạy học toán ở tiểu học [ tài liệu đào tạo giáo viên ]
Tác giả Vũ Quốc Chung [ Chủ biên ]
Nhà xuất bản đại học sư phạm.



Video liên quan

Chủ Đề