Mục tiêu trong năm học của con là gì

Trong mọi việc, sự bắt đầu luôn luôn là thời điểm quan trọng nhất. Cũng vì vậy, để con trẻ có được một năm học thành công thì các bậc phụ huynh cần phải chú trọng vào thời điểm khởi đầu này. Vậy cha mẹ cần phải làm gì để giúp trẻ có một khởi đầu thuận lợi, sẵn sàng tập trung tâm trí cho năm học mới?

Cùng con học, làm bài tập để xốc lại tinh thần học tập. Ảnh minh họa

Theo TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, sau một kỳ nghỉ hè được vui chơi thỏa thích và cùng thư giãn bên gia đình thì đây là thời điểm này các em học sinh đang chuẩn bị bước vào năm học mới. Trên thực tế có những đứa trẻ rất hào hứng để quay trở lại trường học nhưng một số khác lại cảm thấy sợ hãi và chán nản. Do vậy, việc cha mẹ giúp chúng thu xếp cảm xúc của bản thân là rất cần thiết để chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào chinh phục kiến thức trên chặng đường học tập, giúp con bạn vượt qua thời điểm giữa những ngày lười biếng của kỳ nghỉ và những ngày cần phải tập trung cho việc học.

TS Nguyễn Thị Kim Quý cũng cho rằng, tâm thế sẵn sàng bước vào năm học mới vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp trẻ có được sự hứng khởi và theo đuổi những mục tiêu, tập trung vào việc học tập của chúng. 6 gợi ý sau đây từ các chuyên gia giáo dục sẽ giúp cho các bậc cha mẹ biết cách tạo nên sự khởi đầu tốt đẹp cho con mình.

Tạo cơ hội để trẻ nói về những gì đang chờ đón chúng ở trường

Cha mẹ có thể tạo nên những cuộc trò chuyện cởi mở với con mình trong bữa ăn hoặc vào những thời điểm khác trong ngày, cho con bạn nói lên những suy nghĩ về những hy vọng, nỗi sợ hãi, mục tiêu và mối quan tâm của chúng cho năm học sắp tới. Một số phản ánh có thể xoay quanh các mục tiêu tích cực rất cụ thể như đạt điểm cao, học nhiều về lịch sử hoặc chơi thể thao trong đội bóng của trường. Những suy nghĩ khác sẽ có giọng điệu tiêu cực hơn, có lẽ là đối phó với sự lo lắng về việc gặp gỡ những người mới, gặp phải những kẻ bắt nạt hoặc có một giáo viên khó tính hay xấu tính. Bất kể các chủ đề cụ thể được thảo luận, nói về trường học sẽ kích thích con bạn bắt đầu tập trung năng lượng tinh thần của mình vào năm học mới. Bạn có thể chia sẻ những kỷ niệm học đường của mình để con bạn thấy quãng đời đi học quả thực là tuyệt vời và vô cùng quan trọng cho cuộc đời mỗi người.

Kéo con bạn trở lại với việc học tập thông qua hình ảnh

Nếu con bạn thuộc "tạng" không thích bạn nói nhiều, bạn có thể tạo một ý tưởng và sự hứng thú về việc đến trường bằng cách chụp một bức ảnh nhỏ về trường học của con bạn rồi gắn nó lên hộp bút. Sau đó bạn đố con bạn bức ảnh đó chụp về cái gì ở trường con và yêu cầu con bạn viết ra giấy vào bất cứ khoảng thời gian nào, có thể giới hạn số chữ nhưng liên quan đến việc đi học trở lại của con bạn. Bạn nên thực hiện việc này như một trò chơi có thưởng, để tạo cho con bạn sự hứng thú khi tham gia.

Xem phim

Bạn có thể lên kế hoạch cho cả gia đình cùng đi xem một số bộ phim có nội dung cả gia đình tập trung vào cuộc sống ở trường như Harry Porter chẳng hạn. Khi xem những bộ phim này, con bạn sẽ có cơ hội để thảo luận về các vấn đề liên quan đến trường học.

Cho con bạn cảm nhận được điều tích cực đang chờ đón ở trường học

Tạo một dịp lễ hội xung quanh việc đi đến trung tâm mua sắm để mua đồ dùng học tập hoặc quần áo đi học. Làm việc trong một bữa ăn đặc biệt, một bộ phim hoặc một số sự kiện vui vẻ khác để ý tưởng ''trở lại trường học '' gắn liền với những cảm xúc tích cực. Nếu con bạn thích tự đi mua sắm, bạn có thể đưa cho bé tiền để đi mua sắm, đi ăn hoặc đi xem cùng bạn bè của chúng.

Thực hành một số phương pháp giảm căng thẳng

Chia sẻ với con những phương pháp giảm căng thẳng mà con bạn có thể sử dụng ở trường trước khi kiểm tra hoặc ở các sự kiện gây lo lắng khác. Một trong những kỹ thuật đơn giản nhất là hít một hơi thật sâu, giữ nó trong năm giây, thở ra và sau đó lặp lại quá trình hai hoặc ba lần nữa. Một kỹ thuật dễ dàng khác là làm cho chân tay mình cứng như robot trong 5 giây, sau đó thả ra và thư giãn chúng như một con búp bê bằng vải mềm. Cuối cùng, bạn có thể đề nghị con bạn hình dung ra cảnh thư giãn tích cực nhất mà bé có thể làm được, như một cách xoa dịu đối với một người khi rơi vào tâm trạng lo lắng, sợ hãi.

Thảo luận về việc tạo thói quen làm bài tập về nhà

Dành thời gian để thảo luận với con về vấn đề bài tập về nhà, bao gồm thiết lập thời gian tốt trong ngày để học [một số trẻ chú ý hơn vào buổi sáng lúc ngủ dậy; một số trẻ khác lại thích học vào buổi chiều muộn và một số trẻ lại thích hơpk vào buổi tối ], một nơi thích hợp trong nhà để làm bài tập về nhà [lý tưởng là một nơi không có phiền nhiễu] và một số cách tốt để duy trì sự tập trung trong khi học [như ứng dụng MotivAider cung cấp tiếng bíp ngẫu nhiên để giúp con bạn theo dõi sự chú ý của chính mình].

Đặt mục tiêu cho bản thân giúp trẻ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Bạn có tin điều này là sự thật? Nếu phải, phụ huynh cần dạy con cách đặt mục tiêu hiệu quả như thế nào? Những điều gì cha mẹ và bé cần biết? Cùng tìm lời giải trong bài viết này với Teky nhé.

Tìm hiểu kỹ năng đặt mục tiêu cho bản thân hiệu quả cho trẻ

Bạn có phải vẫn đang thắc mắc lập luận được đặt ra ở đầu bài viết: Tại sao đặt ra mục tiêu cho bản thân giúp trẻ dễ đạt được nhiều thành công?

Chúng ta cùng giải thích điều này luôn nhé.

3 lợi ích dạy trẻ cách đặt mục tiêu cho bản thân từ sớm

Đặt mục tiêu giúp trẻ mơ mộng và hứng thú hơn

Hồi nhỏ, bạn có được ai ghé vào tai và nói nhỏ rằng: “Cháu có muốn trở thành phi công không?”

Trong thoáng chốc, điều này khiến bạn mơ tưởng về bầu trời xanh bao la, mây trắng và những chú chim bên cạnh. Cảm giác mơ mộng đó thật thú vị. Nó làm đôi mắt bạn sáng lên và nở nụ cười rạng ngời trên mặt.

Bạn thực sự muốn trở thành một phi công. Bạn thích thú tìm hiểu mọi thứ về ngành này qua phim, sách và mọi người xung quanh. Mọi điều bạn làm với muốn có thể hiện thực hóa giấc mơ đó.

Nếu bạn đã từng một cảm giác tương tự nào như thế này? Vậy khi đó, bạn đã được người khác đặt mục tiêu cho bản thân rồi đấy. Cảm giác được đặt mục tiêu giúp bạn mơ mộng và hứng thú với điều mình muốn làm hơn phải không nào.

Cảm giác này được giải thích là xuất phát từ việc hiểu và biết việc mình làm có ý nghĩa. Do vậy, nếu phụ huynh muốn con phát triển trong lĩnh vực gì? Đừng ngại ngần lo sợ sớm tạo ra tâm lý không thích ở trẻ. Hãy cứ đặt mục tiêu và vun vén hạt giống đam mê trong trẻ nhé.

Giúp trẻ cải thiện kỹ năng từ sớm

Sớm đặt ra mục tiêu cho bản thân giúp trẻ có một tầm nhìn dài hạn và rộng hơn về điều mình muốn thực hiện. Điều này tạo điều kiện cho trẻ nhìn nhận được những thiếu sót của bản thân để dần cải thiện.

Thậm chí là có đủ thời gian để quan sát và ứng phó với những biến động của cuộc sống.

Những động trong năm 2020 vừa qua, có lẽ đã để lại nhiều bài học cho việc cần sớm xác định và đặt mục tiêu cho con như thế nào. Trẻ biết cách đặt mục tiêu và hoàn thành mục tiêu như nào trước sự xuất hiện của Covid-19, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, Brexit,…

\>>> Có thể phụ huynh quan tâm: 5 Kỹ năng sống cho bé – “Hối hận” nếu không trang bị sớm

Phát triển các thói quen cho trẻ

Sớm đặt mục tiêu cho bản thân không chỉ tạo thời gian cho trẻ cải thiện bản thân và ứng phó với những biến đổi bất ngờ. Đó còn là thời gian để trẻ thực hành và trở thành thói quen của trẻ.

Một gia đình mong muốn con trở thành một chuyên viên truyền thông. Để làm tốt lĩnh vực này, con cần liên tục cập nhật tin tức, nắm bắt xu hướng, tạo dựng hình ảnh, kỹ năng viết lách,… Họ tạo cơ hội để con thực hành việc này nhiều. Dần dần, nó trở thành chính thói quen của trẻ.

5 cách đặt mục tiêu và hoàn thành mục tiêu cho bé

5 cách đặt và hoàn thành mục tiêu hiệu quả cho bé

Giờ bạn đã rõ việc sớm đặt mục tiêu cho bản thân rất quan trọng với bé rồi phải không. Vậy cách đặt mục tiêu hiệu quả cho bé như thế nào.

Ở phần này, các bậc phụ huynh hãy cùng Teky hướng dẫn đặt mục tiêu cho trẻ nhé.

Khởi đầu từ mơ mộng

Bạn có thắc mắc việc đặt mục tiêu cho tương lai phải thực tế. Nhưng tại sao Teky lại nói rằng khởi đầu từ mơ mộng không?

Nếu suy nghĩ như vậy, bạn đang lấy tư duy duy lý của người lớn để áp đặt lên trẻ rồi. Trẻ em là những búp măng trong trắng nhất. Chúng rất duy cảm. Mọi việc chúng làm đều dựa trên cảm xúc rất nhiều và không mảy may quan tâm đến lợi ích của tương lai ngay đâu.

Vì vậy, nếu bạn nói với con những cái như: Con phải có mục tiêu này này. Nó có tương lai, lương cao, cơ hội rộng mở,… Mà điều đó không khiến trẻ cảm thấy hứng thú. Chúng sẽ cảm thấy phiền phức và chán ghét nó ngay lập tức.

Tương tự như câu chuyện ước mơ trở thành phi công đã kể ở trên. Trong quá trình tư duy của trẻ có mảy may nghĩ đến lương cao và cơ hội việc làm không nào. Chúng chỉ nghĩ đến những thứ mình thích thôi. Đó là được bay lên bầu trời, cảm nhận bầu trời xanh và mây trắng.

Do đó, cách đặt mục tiêu và hoàn thành mục tiêu cho bé hiệu quả đầu tiên là việc cha mẹ truyền được cảm hứng và ước mơ với mục tiêu đó cho con.

Nó quan trọng lắm đó. Đừng quên mất kỹ năng đặt mục tiêu này khi bắt đầu với trẻ nhé.

\>>> Có thể bạn quan tâm: Học online cơ hội để trẻ thể hiện ý tưởng sáng tạo

Trò chuyện về ý tưởng

Không chỉ là truyền cảm hứng về ước mơ, phụ huynh cũng cần dành thời gian để trò chuyện với con về ý tưởng hiện thực hóa ước mơ đó. Chẳng cần phải là những chiến lược, kế hoạch hay phương pháp cao xa gì đâu. Bạn chỉ cần ngồi trò chuyện và chỉ cho con những hành động đơn giản có thể làm ở hiện tại để hiện thực hóa mục tiêu của mình.

Nếu con muốn trở thành phi công, hãy nói với trẻ: Để trở thành một phi công con cần có một sức khỏe tốt, kiến thức về máy bay, bầu trời,… Để có một sức khỏe tốt, con phải thường xuyên tập thể dục, thể thao để rèn luyện sức khỏe. Để có một tri thức tốt về máy bay, bầu trời,… con phải chịu khó tìm tòi, đọc sách và hỏi mọi người xung quanh.

Bạn có tin những câu nói đơn giản này, chính là những ý tưởng tuyệt vời với trẻ đấy.

Bắt đầu từ những điều nhỏ nhất

Nói là bạn không cần phải nói với con những kế hoạch thực hiện mục tiêu quá cao siêu. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn cần phải định hình trong đầu mình quá trình thực hiện mục tiêu của con như thế nào. Đề từ đó mà chủ động hướng con bước đi đúng hướng.

Nếu muốn trẻ trở thành nhân viên truyền thông, phụ huynh cần tập trung cho con thực hành các kỹ năng cần thiết như: cập nhật tin tức, nắm bắt xu hướng, tạo dựng hình ảnh, kỹ năng viết lách,…

Tuy nhiên, các bậc phụ hãy luôn nhớ kỹ năng đặt mục tiêu hiệu quả cho bé là nên bắt đầu từ những điều nhỏ nhất.

Nếu cha mẹ đặt mục tiêu cho bản thân con phải đạt được những điều quá lớn vượt quá sức của chúng. Chúng sẽ cảm thấy áp lực, sợ và chán ghét mục tiêu đó đấy.

Dạy trẻ biết nỗ lực vì mục tiêu

Có phải, bạn đã từng cảm thấy nản chí khi làm việc gì đó không được mọi người công nhận. Nếu bạn đang suy nghĩ về ý nghĩa của những lời khen, bạn đã đúng rồi đấy.

Trẻ em suy nghĩ và hành động rất tình cảm. Chúng sẽ cảm thấy hứng thú và tràn đầy động lực khi nhận được lời khen và sự khích lệ. Trái lại, trẻ sẽ chán nản khi làm mãi một việc mà không được ai ghi nhận và khuyến khích. Điều này chắc chắn khiến bé chán ghét việc đang làm và sớm từ bỏ mục tiêu.

Vì vậy, đừng quên và tiếc lời khen ngợi nhé. Hãy luôn luôn nói:

  • Wow, cha mẹ thực sự ấn tượng
  • Con thật giỏi quá
  • Con làm rất tốt

Cách đặt mục tiêu này giống như việc ta gieo những hạt giống động lực vào trong tâm hồn trẻ.

Đánh giá thực tế quá trình thực hiện của trẻ

Quan sát và đánh giá quá trình thực hiện và đặt mục tiêu cho bản thân của con

Trẻ thường dễ cảm thấy chán nản khi phải làm việc gì đó quá nhiều. Đó còn chưa kể đến cảm giác lười biếng và cuộc vui với bạn bè chi phối. Điều này khiến kết quả thực hiện mục tiêu của trẻ đạt kết quả không cao.

Vì vậy, kỹ năng đặt mục tiêu nữa là theo sát và đánh giá quá trình thực hiện của con.

Cách đặt mục tiêu và hoàn thành mục tiêu này không hướng đến việc làm quá trình thực hiện mục tiêu của trẻ thêm áp lực. Cha mẹ chỉ nên trò chuyện với trẻ để việc hiện thực hóa mục tiêu trở nên nghiêm túc hơn.

Teky – Học viện công nghệ sáng tạo cho bé số 1 Việt Nam

Giúp trẻ đặt mục tiêu cho bản thân hiểu quả tại Teky

Nếu bạn đang muốn đặt mục tiêu phát triển cho con trong lĩnh vực công nghệ. Teky tự tin là sự lựa chọn hoàn hảo của các bậc phụ huynh.

Teky là học viên công nghệ cho trẻ hàng đầu Đông Nam Á, do ông Nguyễn Hòa Bình [tức Shark Bình] đầu tư. Ông là một trong những nhà đầu tư công nghệ lớn và thành công nhất Việt Nam.

Teky và đội ngũ sáng lập mong muốn giúp trẻ em Việt Nam nắm bắt những tri thức công nghệ mới và sớm sánh ngang với trẻ em trên thế giới.

Chúng tôi cũng đặt ra mục tiêu trang bị nhiều kỹ năng cần thiết khác cho trẻ trong quá trình học, như: kỹ năng sống, quản lý thời gian, tư duy logic và tổng học, kỹ năng tự học,… Và truyền cảm hứng cho cuộc sống tích cực của trẻ

Teky có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết, cơ sở vật chất hiện đại, môi trường giáo dục STEAM năng động, giúp khơi dậy niềm đam mê và sáng tạo trong trẻ.

Cơ sở giáo dục trải khắp các thành phố lớn trên cả 3 miền, chúng tôi sẵn sàng đáp ứng và giải đáp mọi yêu cầu của phụ huynh và học viên tốt nhất.

Teky luôn nhận được những đánh giá tích cực từ các bậc phụ huynh và cơ quan báo chí.

Teky đã chia sẻ với phụ huynh cách đặt mục tiêu cho bản thân hiệu quả với trẻ rồi. Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp bản đọc giải đáp được vấn đề của mình.

Mục tiêu trong học tập là gì?

Mục tiêu học tập: là kết quả học tập dự kiến mà HS đạt được sau bài học. Việc thiết kế mục tiêu được quy định bởi chuẩn chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học.

Mục tiêu cụ thể là gì?

Mục tiêu cụ thể: Chương trình giúp học sinh nhận thức được ảnh hưởng của máy tính lên cuộc sống của con người. Mục tiêu chương trình: Cho đến cuối năm học cuối khoá, ít nhất 90 phần trăm học sinh sẽ phải học một khoá học máy tính hoặc ở trong trường hoặc ở một nơi nào đó.

Mục tiêu học đại học của bạn là gì?

Bạn có thể chia ra mục tiêu trong học tập như: đứng trong top 5 của lớp; tốt nghiệp loại giỏi; giành học bổng du học; thành thạo tin học; nâng cao kiến thức chuyên ngành; hay những mục tiêu liên quan đến kỹ năng làm việc như: kỹ năng mềm; thuyết trình trước đám đông; kỹ năng lãnh đạo; mở rộng các mối quan hệ xã hội; ...

Làm thế nào để xác định mục tiêu học tập?

7 BƯỚC XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU HỌC TẬP.

Bước 1: Thiết kế cuộc sống mà con mơ ước. ... .

Bước 2: Viết ra những mục tiêu học tập mà con mong muốn. ... .

Bước 3: Liệt kê tất cả những lợi ích và những lý do cho việc đạt mục tiêu học tập. ... .

Bước 4: Lên kế hoạch hành động. ... .

Bước 5: Xác định thời hạn. ... .

Bước 6: Tiếp thêm cảm xúc cho mục tiêu học tập..

Chủ Đề