Mười hai năm, kịch cố nhân review

Mười hai năm kịch người xưa được viết trong bối cảnh dân quốc, với tác phẩm này, Nhị Bảo đã rất nghiên cứu và có đầu tư về lịch sử. Bối cảnh xa hoa của những năm 20, văn viết rất thơ, rất trữ tình, và man mác buồn.

untitled 1 34

🌿 Tình yêu trong truyện rất nhẹ nhàng, rất ngọt ngào, nhưng cũng lắm đau thương. Ai nói truyện ngược, chứ tôi không thấy ngược chút nào, bởi hai nhân vật chính dũng cảm yêu nhau, không hề dằn vặt nhau, dù anh ba Phó biết anh cả và cha mình góp tay đẩy cha Thẩm Hề vào tù, dù Thẩm Hề biết anh ba bị bệnh tim không biết sống được đến bao giờ, trong lòng lại ôm chí lớn.

Thông tin cơ bản về sách [dùng câu khác cùng ý nghĩa]

  • Thể loại: Truyện Ngắn
  • Tác giả: Mặc Bảo Phi Bảo
  • Năm xuất bản: 2/2019
  • Nhà xuất bản: NXB Thanh Niên
  • Giá bán: 214.500đ

Đối tượng hướng đến

“Mười hai năm, kịch cố nhân” là một cuốn sách hay dành cho tất cả mọi người. Cuốn sách dành cho những ai đang trong tuổi thanh xuân nồng nhiệt với những yêu thương bùng cháy. Cuốn sách này cũng dành cho những ai đã đi qua tuổi thanh xuân. Để một lần được hoài niệm lại những khoảng thời gian tươi đẹp của quá khứ.

Cuốn truyện ngắn “Mười hai năm, kịch cố nhân” khiến cho lòng người đọc không khỏi cảm thấy bồi hồi, xao xuyến. Chủ đề thanh xuân không phải là một chủ đề mới mẻ, nhưng với giọng văn nhẹ nhàng, câu từ tạo cảm xúc mãnh liệt, tác giả đã làm lay động được hầu hết những độc giả trẻ. Hạ Vũ khiến họ phải say mê đắm chìm vào những hồi ức tươi đẹp của thanh xuân ấy. Những kỉ niệm vui, buồn của thanh xuân ấy hoà quyện, kết hợp với nhau để tạo nên một cuốn nhật ký đa sắc màu mà chúng ta là những nhân vật chính làm lên câu chuyện tuyệt vời đó.

Tóm tắt nội dung

“Thân trao non sông, trái tim gửi em. Tâm tư đôi bên, hai ta thấu hiểu.”

***

Năm Quang Tự thứ ba mươi, nhà họ Thẩm vướng phải án diệt môn, ba trăm bảy mươi mốt cái đầu rơi xuống đất, chỉ riêng cô con gái út Thẩm Uyển Ương mới mười một tuổi được học sinh của cha cứu thoát. Từ đó, cô mai danh ẩn tích, giấu họ quên tên, sống chui sống lủi. Từ một cô tiểu thư cành vàng lá ngọc sống an nhàn vô lo, Thẩm Uyển ương trở thành Thẩm Hề – đứa trẻ mồ côi lưu lạc trong động thuốc phiện ngày ngày đè nặng trên vai mối thù gia tộc. “Hề” nghĩa là nô, cô lấy cái tên đó như một lời tự nhắc nhở bản thân không bao giờ quên nỗi oan khuất đắng cay mà mấy trăm mạng người nhà họ Thẩm phải gánh chịu trên đường xuống hoàng tuyền.

Cũng chính tại nơi khói sương lảng vảng với những kiếp người “Vạn việc không bằng thuốc trong tay, đời mấy khi thấy trăng trên đầu” ấy, vào năm mười chín tuổi, Thẩm Hề được gặp lại vị ân nhân đã từng vươn tay giúp đỡ năm nào.

Phó Đồng Văn, cậu ba nhà họ Phó nổi tiếng hào hoa phong nhã, anh tuấn lỗi lạc, là người tình trong mộng của biết bao hồng nhan tri kỷ đất kinh thành. Ở anh có sự phong lưu, tùy hứng của một cậu ấm xuất thân danh gia vọng tộc, lại có nét trầm tĩnh, chí khí, đầy hoài bão của một du học sinh đã từng bước ra khỏi núi sông chật hẹp, đặt chân tới những cường quốc trên thế giới.

Anh thân mang bệnh tật, nhưng trong lòng ôm chí lớn. Đau đáu trước cảnh nước mất nhà tan, Phó Đồng Văn tha thiết muốn góp một phần sức lực cho sự nghiệp đấu tranh của Tổ quốc, nhưng đã không biết bao lần phải lạnh lòng khi tận mắt chứng kiến cảnh thời cuộc rối ren, bạn bè chiến hữu lần lượt ngã xuống, ngay cả người thân trong nhà cũng tranh giành đấu đá, hãm hại anh em, tiếp tay cho giặc. Bởi vậy, sau khi về nước, cậu ba Phó kiên quyết từ chối sống cuộc đời vui sướng hưởng lạc như bao thiếu gia nhà giàu lúc bấy giờ mà bước lên con đường cứu nước gập ghềnh trắc trở, đầy rẫy hiểm nguy.

***

🌿 “Tôi có thể bảo vệ cô ấy đêm nay, thì có thể bảo vệ cô ấy cả đời.”

***

Câu nói của anh không chỉ đơn thuần là lời hứa hẹn, trấn an Thẩm Hề, là lời nhấn mạnh mang tính khẳng định với viên cảnh sát phụ trách vụ án trong động thuốc phiện, mà còn là sự ràng buộc giữa hai con người tưởng chừng như cách biệt một trời một vực, là trách nhiệm lớn lao anh tự nguyện gánh lấy để bảo vệ giọt máu cuối cùng của nhà họ Thẩm.

Anh một lần nữa cứu cô, trao cho cô một thân phận mới, một cuộc sống mới với tư cách là mợ tư nhà họ Phó và một du học sinh trên đất Mỹ.

Thế rồi tình cảm giữa họ bắt đầu nhen nhóm trên con thuyền vượt trùng khơi về nước và nhanh chóng thổi bùng thành mồi lửa không thể nào dập tắt. Thẩm Hề khó lòng không rung động trước một cậu ba tài hoa chính trực, luôn hừng hực nhiệt huyết đấu tranh, vẻ ngoài phong lưu, đa tình nhưng thực chất lại chung tình hơn bất kỳ ai. Sự quan tâm, chăm sóc ân cần từ những thứ bé nhỏ như cây bút máy, thanh chocolate hay tờ tạp chí y khoa đến những kế hoạch lo liệu chu toàn cho tương lai của cô đã thôi thúc tình cảm của Thẩm Hề giành cho anh đi từ cảm động, biết ơn sang yêu thương sâu sắc.

Còn Phó Đồng Văn, vốn ban đầu, anh chỉ coi Thẩm Hề như cô em gái trong nhà, như con gái của người bạn vong niên xấu số. Nhưng chẳng biết từ lúc nào, trái tim anh đã lỡ nhịp trước cô bác sĩ mạnh mẽ, tự tin, đầy trách nhiệm và lý tưởng cao đẹp này.

***

🌿 “Anh thấy cô không lên tiếng, mới hỏi: “Có gì muốn hỏi ư?”

Lần này, đổi lại là cô lắc đầu.

“Anh ba là người…” Anh ngập ngừng, lại cười nói: “Không hẳn là tốt, cũng không hẳn là xấu. Em thử tạm xem.”

Anh từng đi qua hàng nghìn bữa tiệc xa hoa, gặp gỡ vô số hoa thơm cỏ lạ. Nhưng ngày hôm nay, anh, Phó Đồng Văn, lại cúi đầu chùn bước trước một cô gái.”

***

Tình yêu của họ nhẹ nhàng, sâu lắng, rất đỗi ngọt ngào. Biến động thời cuộc và sự trớ trêu của số phận đã đưa hai người đến gần nhau, nhưng chính thái độ dũng cảm vượt qua mọi trở ngại, những cử chỉ ấm áp, ân cần và tấm lòng thủy chung như một mới là thứ giúp họ đến được với nhau và khiến tình yêu ấy ngày càng bền chặt.

***

🌿 “Cô và anh cùng sánh vai đi trên con đường đền nợ nước. Trong mắt họ, có nước mới có nhà. Tình yêu của họ, dù không có hoa tươi và ánh nến, nhưng gặt hái được vô số tiếng vỗ tay.”

***

Trên tấm hôn thư của Phó đồng Văn và Thẩm Hề có viết dòng chữ: “Ước định ký kết cả đời, cho đến khi đầu bạc răng long. Nguyện cho non nước thái bình, nghĩa tình trăm năm.” Lời lẽ bình dị, an nhiên, nhưng ẩn chứa trong đó là bao đắng cay ngọt bùi của mười hai năm sóng gió, là khát vọng lớn lao một đời của hai trái tim cùng chung nhịp đập.

“Mười hai năm, kịch cố nhân” lấy bối cảnh là thời Dân Quốc những năm đầu thế kỷ 20. Đó là một thời đại chính trị bất ổn, xã hội nhiễu nhương, chiến loạn bốn bề, chính quyền mới còn non trẻ và những tàn dư phong kiến Mãn Thanh vẫn còn rải rác ở khắp mọi nơi. Cả đất nước đang chuyển mình và bước những bước đầu tiên sang một trang sử mới đầy máu và nước mắt.

Câu chuyện bắt đầu bằng hình ảnh chiếc đèn lồng khắc hoa chao đảo trong gió, tựa như thân phận những phân người bé nhỏ, yếu ớt mà kiên cường chống trọi trong cơn bão tố, cũng là dấu ấn về một thời đại khói lửa đã lùi xa vào dĩ vãng.

Đánh giá

Văn phong của Mạc Bảo Phi Bảo đẹp đẽ, lắng đọng và man mác buồn, nhịp điệu chậm rãi nhưng cũng rất hào hùng, bi tráng, cực kỳ phù hợp với không khí và bối cảnh truyện. Tác giả đã có sự đầu tư, nghiên cứu để dẫn dắt câu chuyện đi theo dòng chảy lịch sử, đồng thời xây dựng hình tượng nhân vật nam nữ chính vừa tiêu biểu vừa độc đáo khiến cuốn tiểu thuyết có một sức hấp dẫn đặc biệt, dễ dàng làm rung động trái tim của mỗi chúng ta.

bia 1

Nơi mua sách…

//tiki.vn/combo-12-nam-kich-co-nhan-2-tap-p11150717.html

1

Mười hai năm, kịch cố nhân” – câu chuyện tình đẹp như non nước mùa thu của Mặc Bảo Phi Bảo, bạn đã đọc chưa?
Trước đó, mình đã biết đến Mạc Bảo Phi Bảo qua một số tác phẩm như: “Cám dỗ chí mạng”, “Cốt cách mỹ nhân”, “Tùy tiện phóng hỏa”… Văn phong của Nhị Bảo nhẹ nhàng, tinh tế, cốt truyện lại rất hấp dẫn, có truyện hài hước ngọt ngào, có truyện tâm can giằng xé, có truyện lại ly kỳ, đầy rẫy thăng trầm khiến mình cực kỳ yêu thích. Vậy nên biết tin Nhị Bảo ra tác phẩm mới, còn là lần đầu tiên thử sức với bối cảnh Dân Quốc, mình đã không thể kìm nén được sự chờ mong. Và quả thực, ngay từ những trang truyện đầu tiên, mình đã biết “Mười hai năm, kịch cố nhân” chính là “chân ái”

675 views

Chủ Đề