Nàng C lên FC bao nhiêu năm?

Xin chào luật sư tư vấn. Tôi đang bằng lái xe hạng C. Nay tôi muốn nâng hạng bằng lái xe hạng C lên FC thì tôi phải đáp ứng các điều kiện gì. Hồ sơ tôi cần chuẩn bị bao gồm những giấy tờ gì? Mong luật sư tư vấn giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Về vấn đề nâng hạng bằng lái xe hạng C lên FC; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về điều kiện nâng hạng bằng lái xe hạng C lên FC

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe

3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

c] Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;”

Theo quy định trên; để nâng hạng bằng lái xe hạng C lên FC; bạn phải đáp ứng điều kiện sau:

+] Có thời gian hành nghề lái xe từ 03 năm trở lên;

+] có 50.000 km lái xe an toàn trở lên.

-->Quy định về các hạng giấy phép lái xe và phương tiện được phép điều khiển

Thứ hai, về hồ sơ nâng hạng bằng lái xe hạng C lên FC

Căn cứ khoản 2 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 19. Hồ sơ dự sát hạch lái xe

2. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F

Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a] Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này;

b] Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;

c] Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.”

Như vậy

Khi bạn đủ điều kiện về thời gian hành nghề cũng như số km lái xe an toàn; để nâng hạng bằng lái xe hạng C lên FC; bạn cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gửi lên Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

+] Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT; bao gồm:

– Đơn đề nghị học; sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao giấy chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân; hoặc hộ chiếu còn thời hạn;

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

– Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;

– Bản sao giấy phép lái xe [xuất trình bản chính khi dự sát hạch]

+] Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;

+] Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.

Thứ ba, về thời hạn sử dụng của Giấy phép lái xe:

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe

1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

2. Giấy phép lái xe hạng Bcó thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Việc nâng bằng C lên FC sẽ giúp cho công việc của cánh tài xế thuận lợi hơn để vừa cập nhật thêm luật giao thông, vừa được cấp phép điều khiển những loại xe có tải trọng lớn hơn. Thường thì có rất ít các trung tâm được phép nâng bằng hạng [dấu] từ C lên FC. Do đó để giúp cho các tài xế đang quan tâm không mất nhiều thời gian chuẩn bị hồ sơ thì nội dung sau đây sẽ hướng dẫn nâng bằng C lên FC đầy đủ nhất ở năm 2020 này.

So sánh sự khác nhau giữa bằng C và FC

1. Bằng lái xe ô tô hạng C

Người sở hữu bằng lái xe hạng C sẽ được cho phép điều khiển các loại phương tiện của bằng B1, B2 và cả xe ô tô tải với tải trọng lớn hơn 3.500 kg để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa, kinh doanh vận tải,...

Theo đó, GPLX hạng C này có thể điều khiển ô tô dưới 9 chỗ ngồi [tính cả ghế tài xế] gồm cả ô tô số sàn và số tự động như: Vios, Zace, Hyundai Starex, Lamborghini, Ferrari,...

 

2. Bằng lái xe ô tô hạng FC

Bằng lái xe hạng FC thì có sự khác biệt khá lớn khi được sử dụng đối với các tài xế điều khiển xe đầu kéo loại rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc. Và bằng lái ô tô hạng FC là bằng được nâng cấp từ hạng C khi sử dụng để kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc và các container có tải trọng lớn hơn 3.500 kg, chưa kể là được sử dụng những loại phương tiện cho phép của bằng lái hạng B1, B2, C và cả FB2.

Tại Việt Nam ở thời điểm này, cách nhận biết người nào có bằng FC chính là người điều khiển xe container với tải trọng lớn.

 

Điều kiện để nâng bằng C lên FC như thế nào?

  • Người muốn nâng bằng phải đủ từ 24 tuổi trở lên [tính từ thời điểm thi sát hạch], thường thì những người có bằng lái xe hạng D đã mặc định đủ điều kiện.

  • Bảo đảm đủ số km lái xe an toàn và thời gian bắt đầu lái xe, cụ thể là thời gian lái xe tối thiểu phải từ 3 năm trở lên, còn số km an toàn cũng đủ từ 50.000 km trở lên.

  • Trường hợp người muốn nâng bằng C lên FC vi phạm luật giao thông và bị tước GPLX thì thời gian lái xe chỉ được tính từ ngày chấp hành quy định xử phạt.

 

Một câu hỏi rất được quan tâm bởi những người tài xế chính là “Nếu chưa đủ tuổi và thời gian lái xe thì có được tham gia nâng bằng C lên FC hay không?” thì câu trả lời là vẫn được chấp nhận. Chỉ khi tham gia kỳ thi sát hạch thì mới cần phải đủ điều kiện về tuổi, còn thời gian lái xe là ít nhất 3 năm tính từ lúc có bằng lái hạng C.

Chương trình đào tạo nâng bằng C lên FC

Tài xế muốn nâng bằng tại trung tâm được cấp phép đào tạo sẽ được cấp chứng chỉ đào tạo hoặc sơ cấp. Thời gian bảo lưu hồ sơ là 1 năm nên nếu không thực hiện thi tốt nghiệp thì sẽ học lại ở khóa mới.

 

Suy ra từ đây mà có thể xem thời hạn bảo lưu hồ sơ nâng bằng C lên FC là trong 1 năm. Những tài xế nào chưa đủ điều kiện về độ tuổi thì hãy đăng ký học sớm để tham gia thi sát hạch khi vừa đủ tuổi nhé.

Thời gian đào tạo nâng bằng C lên FC ra sao?

Chương trình để nâng hạng [dấu] của bằng lái xe hạng C lên FC được quy định như sau:

  • Tổng thời gian được đào tạo là 40 ngày [272 giờ], trong đó lý thuyết chiếm 48 giờ và thực hành chiếm 224 giờ.

  • Những môn học sẽ được kiểm tra là: Các môn đã được giảng dạy trong quá trình học, kiến thức về luật giao thông đường bộ, thực hành lái xe sa hình và đường trường cho hạng F.

  • Tổng số km được thực hành lái xe là 380 km.

Với hơn 1 tháng thì tài xế sẽ hoàn thành khóa đào tạo của mình. Phần thi tốt nghiệp này được đánh giá là khá đơn giản đối với tài xế có bằng C.

Thủ tục đăng ký thi sát hạch nâng bằng C lên FC

Để có thể mau chóng tham gia đào tạo và nâng hạng bằng lái thì các bạn nên chuẩn bị trước những loại giấy tờ, hồ sơ như sau để không mất thời gian đi lại:

  • 01 mẫu đăng ký thi sát hạch lái xe [có thể mua tại trung tâm đào tạo].

  • 02 bản photo CCCD, CMND hoặc Hộ chiếu không cần công chứng.

  • 01 giấy khám sức khỏe được cơ sở y tế cấp huyện trở lên chứng nhận.

  • 01 bản photo bằng lái xe hạng C.

  • 10 ảnh thẻ kích cỡ 3x4 theo đúng quy định.

Chi phí đào tạo nâng bằng C lên FC hiện nay bao nhiêu?

Đây chắc hẳn là vấn đề được các tài xế quan tâm nhiều nhất sau trung tâm nâng bằng và thời gian đào tạo. Mức giá để có thể nâng bằng C lên FC ở mỗi khu vực sẽ có sự khác nhau bởi vì cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ, chất lượng giáo viên,... Tuy nhiên, mức giá trọn gói cơ bản vẫn là:

  • Chi phí đào tạo: Mức giá trung bình được niêm yết tầm khoảng 7 triệu đến 9 triệu VND.

  • Chi phí sát hạch: Được thu theo quy định chung của Sở GTVT gồm: Lệ phí thi lý thuyết [90.000 VND], lệ phí thực hành [300.000 VND], lệ phí thi đường trường [60.000 VND] và lệ phí cấp bằng lái xe [135.000 VND].

 

Nhìn chung thì mức phí để nâng bằng C lên FC cũng khá là phù hợp với hầu hết mọi người có nhu cầu. Lời khuyên là các tài xế nên tham gia học và thi sớm để phòng trường hợp luật thay đổi gây cản trở quá trình lấy bằng.

Trước đây thì GPLX hạng C có thể điều khiển được xe container nhưng vì luật được thay đổi nên tài xế bắt buộc phải nâng hạng hoặc là thi lại. Những yêu cầu để có được GPLX hạng FC khá gắt gao vì đòi hỏi kỹ thuật lái xe phải vững, cùng tinh thần trách nhiệm cao khi ngồi sau vô lăng.

Với những thông tin trên đây thì chắc hẳn các bạn cũng đã nắm được những quy trình để nâng bằng C lên FC một cách đầy đủ nhất. Nếu có bất cứ câu hỏi thắc mắc nào chưa được đề cập ở trên thì các bạn vui lòng để lại thông tin tại taplai.com để các nhân viên CSKH giải đáp chi tiết hơn nhé.

Thông tinBằng B2Bằng CNgày khai giảngThứ Tư 05/04/2023Thứ Tư 05/04/2023Lịch học [dự kiến][Sau 3,5 tháng tốt nghiệp][Sau 6 tháng tốt nghiệp]Hỗ trợ🔸Trả góp 0%, hỗ trợ Hỗ trợ học đậu 100% ⛔không thi trên cabin mô phỏngCam kết🔸Có hợp đồng cam kết trọn gói không phát sinh thêm chi phí

nâng bằng C lên FC, điều kiện nâng bằng C lên FC, nâng hạng bằng C lên FC bao nhiêu tiền, điều kiện nâng bằng C lên FC, nâng bằng FC

Chủ Đề