Nâng mũi bao lâu thì được ăn gà

Sau khi nâng mũi ăn gà được không là thắc mắc của rất nhiều người. Gà có thực sự tốt trong mọi trường hợp. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời chi tiết nhất từ góc nhìn chuyên gia thẩm mỹ hàng đầu tại Việt Nam

Theo khoa học phân tích, cứ trong 100 gram thịt gà có 23,3 gram protein; lipit và các khoáng chất khác như canxi, phốt-pho, sắt. Ngoài ra, thịt gà còn nhiều vitamin A, C, E có tác dụng ôn trung ích khí, ích tinh, dùng trị gầy mòn, tiểu nhiều lần, sinh đẻ ít sữa, hư nhiệt sau sinh.

Theo Đông Y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, lành mạnh phổi. Loại thịt này còn chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận.

Có thể khẳng định rằng, thịt gà là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, cơ thể con người dễ hấp thu và tiêu hoá. Đặc biệt có thể kể ra một số lợi ích của việc ăn thịt gà:

  • Tốt cho tim mạch
  • Hỗ trợ răng và xương
  • Thúc đẩy trao đổi chất
  • Hỗ trợ sức khỏe mắt
  • Giúp vượt qua cơn trầm cảm

Thị gà rất bổ dưỡng, song những đối tượng nào không nên ăn

Tuy ăn thịt gà có nhiều lợi ích như vậy nhưng liệu thịt gà có hoàn toàn lành tính trong mọi trường hợp? Và riêng đối với những người vừa thực hiện nâng mũi xong có nên ăn thịt gà không?. Câu trả lời sẽ là:

SAU KHI NÂNG MŨI KHÔNG NÊN ĂN THỊT GÀ

Phẫu thuật nâng mũi tuy chỉ là tiểu phẩu song cũng để lại những vết thương nhỏ, theo kinh nghiệm đối với những người sau phẫu thuật, nếu ăn thịt gà thì sẽ bị ngứa da.

Thịt gà lại là thực phẩm có tính nóng nên dễ khiến vết mổ bị sưng và gây ra hiện tượng mưng mủ. Da sẽ lâu lành, dễ viêm nhiễm và dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ cho mũi sau khi phẫu thuật nâng mũi. Vì vậy, sau nâng mũi không nên ăn thịt gà.

Không chỉ với những người sau phẫu thuật nâng mũi không nên ăn thịt gà, mà những người có tiền sử bị bệnh sau cũng cần hạn chế loại thực phẩm này:

  • Người bị xơ gan
  • Người bị viêm khớp
  • Những người có vấn đề về tiêu hóa như: chướng bụng, đầy hơi
  • Người bị huyết áp cao, tim mạch
  • Người bị thủy đậu
  • Người bị sỏi thận

Còn nếu bạn là người thích ăn thịt gà, đùi gà, cánh gà nướng nhưng sau nâng mũi không được ăn, có cảm giác thèm thuồng món “khoái khẩu” này thì liệu sau nâng mũi bao lâu mới được ăn?

Xem thêm: Uống thuốc gì sau khi nâng mũi để giảm sưng, phù nề, viêm nhiễm

Sau nâng mũi kiêng ăn thịt gà trong bao lâu?

Theo nhận định của chuyên gia thẩm mỹ Thạc sĩ, Bác sĩ Hải Lê, tùy theo cơ địa của mỗi người mà thời gian sau nâng mũi kiêng ăn thịt gà lâu hay không?

Với những người có cơ địa tốt, vết thương hồi phục nhanh chóng, việc kiêng cữ không cần cầu kỳ và quá lâu, chỉ cần kiêng thịt gà trong tuần đầu tiên sau nâng mũi. Đợi đến khi cắt chỉ mũi [tầm 10 ngày sau nâng] là bạn có thể ăn uống bình thường.

Với những người có cơ địa không tốt, tình trạng phục hồi vết thương chậm, có khả năng bị sẹo lồi nếu không kiêng cữ cẩn thận thì tốt nhất nên đợi đến khi mũi hoàn toàn ổn định hãy ăn thịt gà. Thời gian kiêng ăn thịt gà sau nâng mũi là khoảng 6 – 8 tuần sau phẫu thuật, bạn mới có thể ăn uống bình thường.

Nâng mũi ngoài kiêng ăn thịt gà, còn kiêng ăn những gì nữa?

Ngoài thịt gà là thực phẩm sau nâng mũi cần kiêng ăn, bạn cũng nên kiêng một số loại thức ăn không tốt cho vết thương dưới đây:

  • Nhóm thực phẩm khó tiêu như và lên men dễ gây mưng mủ cho vết thương như dưa, giá, cà muối…
  • Nhóm thực phẩm hải sản, đồ tanh sẽ khiến vết thương lâu lành miệng như tôm, cua, cá, trứng.
  • Nhóm thực phẩm gây sẹo cho vết thương sau phẫu thuật như rau muống, thịt gà
  • Nhóm thực phẩm cay nóng, chất kích thích không có lợi cho việc hồi phục vết thương như gia vị hạt tiêu, ớt, sau nâng mũi cũng không được uống bia rượu, thuốc lá, cà phê…

Trên đây là một số nhóm thực phẩm cần kiêng ăn sau nâng mũi. Vậy nên các bạn còn thắc mắc những câu hỏi như Nâng mũi ăn hải sản có sao không?  Nâng mũi có ăn trứng được không? Nâng mũi ăn ốc được không? Nâng mũi ăn thịt dê được không? Nâng mũi ăn thịt vịt được không?… thì đã có câu trả lời rồi nhé.

Những thực phẩm không liệt kê trong danh mục trên, các bạn có thể sử dụng, nhưng thực phẩm nào là nên ăn trong thời gian phẫu thuật sau nâng mũi?

Nếu không được ăn thịt gà, sau nâng mũi nên ăn gì?

Theo cơ chế hoạt đông của cơ thể, bất kỳ một tác động nhỏ nào như đứt tay, chảy máu hay tiểu phẫu, cơ thể cũng đều có tín hiệu hồi đáp kích ứng chuyển hóa như tăng năng lượng chuyển hoá, tăng phân huỷ chất đạm ở bắp thịt…

Vì thế, ngoài những thực phẩm cần tránh sau khi phẫu thuật nâng mũi, bạn cần bổ sung các loại vitamin, cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Chế độ ăn không chỉ giúp cho vết thương mau lành mà còn giúp cơ thể tránh suy dinh dưỡng trong khoảng thời gian kiêng khem. Cần:

  • Cung cấp những thực phẩm giàu Vitamin A vào chế độ ăn hàng ngày: Trái cây họ cam, quýt, cà-rốt, gan động vật, khoai lang rất giàu vitamin A sẽ làm mờ sẹo, lành thương nhanh chóng.
  • Cung cấp những thực phẩm giàu calo, protein cho cơ thể: Sữa chua, thịt, phô-mai, đậu đen… chưa protein dồi dào và lượng calo tốt để tái tạo mô, se miệng vết mổ.
  • Cung cấp những thực phẩm giàu chất xơ, chứa nhiều nước: Nên uống nhiều nước và bổ xung rau xanh, chất xơ cho cơ thể, uống các loại nước trái cây để vết thương mai hồi phục.

Khỏe và đẹp là hai từ luôn đi kèm với nhau để nói đến hai khía cạnh quan trọng đối với mỗi người. Không phải thực phẩm nào cũng luôn luôn là tốt nên trong từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể, bạn hãy lựa chọn thực phẩm phù hợp, tốt nhất cho bản thân để đảm bảo được cả hai yếu tố khỏe và đẹp cho cơ thể.

Và hãy ghi nhớ rằng, lưu ý sau khi nâng mũi, bạn không nên ăn những đồ có tính nóng, đồ nếp, sử dụng các chất kích thích và các thực phẩm gây ngứa da trong đó có món thịt gà mà nhiều bạn thắc mắc sau nâng mũi ăn thịt gà được không.

Hãy là người có kiến thức và hiểu biết để làm đẹp thành công nhé các bạn!

 Bạn thắc mắc nâng mũi nên kiêng ăn bao lâu thì tốt nhất? Bởi sự hồi phục của mũi chịu ảnh hưởng rất lớn từ chế độ ăn uống của bạn. Mũi của bạn có thể không đẹp như mong muốn nếu như ăn nhầm vào thực phẩm cần phải kiêng.

I – Sau nâng mũi kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?

Nâng mũi kiêng ăn gì để nhanh hồi phục? Bạn cần kiêng toàn bộ các nhóm thực phẩm được đề cập dưới đây để kết quả làm đẹp được tối ưu nhất:

1. Nhóm thực phẩm gây ngứa

  • Thực phẩm gây ngứa bao gồm các loại gia cầm như thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt bồ câu,…

Dù đem đến nhiều protein tốt cho cơ thể, tuy nhiên nhóm thực phẩm này lại khiến chiếc mũi mới nâng của bạn trở nên ngứa ngáy, khó chịu.

Theo các nhà khoa học nghiên cứu thì nhóm thực phẩm này có khả năng khuếch đại phản ứng của cơ thể khi tế bào Histamine đang làm nhiệm vụ kết nối các mô tổn thương với nhau, sản sinh mô mới để làm lành vết thương. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, râm ran ở vùng mũi.

Do vậy, đối với thịt gà, thịt vịt,.. bạn chỉ nên ăn sau 15 ngày sau nâng mũi – thời điểm mũi hồi phục hoàn toàn,

2. Nhóm thực phẩm gây mưng mủ

  • Thực phẩm: Bí đao, gạo nếp và các sản phẩm từ gạo nếp như xôi, thịt trâu

Các thực phẩm nhóm này có tính hàn hoặc nóng, có hiện tượng khó tiêu. Khi ăn vào cơ thể có thể gây mất cân bằng sinh lý khiến các tế bào làm lành vết thương không thể hoạt động bình thường. Vết thương trong và ngoài mũi sẽ xuất hiện tình trạng sưng đỏ, mưng mủ, nhiều dịch trắng. Điều này không tốt cho quá trình hồi phục của mũi.

3. Nhóm thực phẩm gây tăng/ giảm sinh mô

Thực phẩm: Trứng, hột vịt lộn, thịt dê, thịt bò, rau muống, thịt chó, thịt xông khói, bánh kẹo quá nhiều đường hóa học.

Những thực phẩm này có thể khiến cơ chế sản sinh mô tăng mạnh hoặc giảm sút. Dù ở trạng thái nào thì đều có tác động tiêu cực với quá trình hồi phục của mũi. Nếu bạn không muốn chiếc mũi có mình có chỗ lồi chỗ lõm thì hãy kiêng chúng nghiêm ngặt.

4. Nhóm thực phẩm kích thích

  • Thực phẩm: Mỳ tôm, rượu, bia, thuốc lá, măng, cà phê, hạt tiêu, ớt.

Khi nhắc đến phẫu thuật nâng mũi kiêng ăn gì, chúng ta không thể bỏ qua các loại thực phẩm trên. Với các thực phẩm này, mạch máu giãn khiến mũi bầm tím, sưng nhiều hơn.

Nghiêm trọng hơn, mũi của bạn gặp tình trạng chảy rất nhiều máu cam qua các vết thương hở ở bên trong mũi.

Nếu bạn không hạn chế rượu, bia, chất cồn trong đó không chỉ khiến vết thương lâu lành mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng mũi. Khi bạn uống rượu, chất cồn làm giảm bạch cầu, ức chế sản sinh protein – nguồn năng lượng cho tế bào macrophage chuyên đi dọn vi khuẩn và làm lành vết thương.

Còn với người hút thuốc lá hoặc ngửi mùi khói thuốc lá thì tác hại còn tệ hơn nữa. Những chất cotein trong thuốc lá sẽ làm các nguyên bào sợi có nhiều vụ hàn gắn các tổn thương trở nên bám dính và khó di chuyển hơn.

Khói thuốc lá làm thay đổi cấu trúc hóa học của chúng khiến nó không thể di chuyển mà tập trung tại từng cụm lồi lên trên bề mặt da. Dáng mũi của bạn khó lành, dễ nhiễm trùng và gồ ghề, phá dáng.

5. Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng

  • Thực phẩm: Hải sản, ốc, cá, lươn, ếch, cua, mực, cá hồi, mắm tôm.

Những thực phẩm này có thể khiến bạn cảm thấy bứt rứt, khó chịu, buồn nôn, sốt và gây sẹo lồi. Có thể khi bình thường bạn ăn không có hiện tượng dị ứng tuy nhiên khi bạn sử dụng một số loại thuốc sau hẫu phẫu thì bạn sẽ dễ dàng xảy ra phản ứng dị ứng. Hãy tránh xa những thực phẩm này trong 2 tuần nhé!

Những sản phẩm ở nhóm này nếu bạn sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mũi không lành được, nhiễm trùng mũi, tăng khả năng dị ứng chất liệu độn, mũi không định hình được và nguy hiểm nhất thì bạn phải tháo mũi mới nâng ra. Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn chú ý kiêng tuyệt đối những thực phẩm nhóm này cũng như bổ sung thêm các loại thực phẩm sau.

II – Sau khi nâng mũi NÊN ĂN GÌ để mũi nhanh lành và đẹp?

Bên cạnh những thực phẩm cần kiêng tuyệt đối sau khi phẫu thuật mũi vì nó ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bạn thì bạn nên bổ sung một số thực phẩm bổ sung năng lượng lành cho mũi nhanh đẹp tự nhiên.

1. Sau nâng mũi NÊN ăn trái cây gì?

Một số loại trái cây chứa nhiều các vitamin tự nhiên tương đối lành với cơ thể. Khi bạn ăn vào không gây phản ứng lạ mà còn thúc đẩy mũi hồi phục nhanh hơn.

  • Vitamin A: Chứa chủ yếu trong các loại quả : Dưa đỏ, bồ công anh, mơ, …
  • Vitamin B: Chuối, bơ, dưa vàng, sầu riêng, …
  • Vitamin C: Ổi, bưởi, cam, anh đào, quả lý đen, dâu tây, kiwi, đu đủ …
  • Vitamin D: Đào, đu đủ, mận …
  • Vitamin E: ô liu xanh, dứa, …

2. Mới nâng mũi xong NÊN ăn gì để nhanh lành?

  • Bạn nên ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu như cháo, đậu phụ, yến mạch, …
  • Bạn nên ăn các loại rau như rau cải, rau ngót, rau má, chùm ngây, diếp cá, hành tây, rau cải lá thẫm…
  • Bổ sung các loại hạt: đậu, đậu đen, đậu lành, lạc, đậu phộng, đậu xanh …
  • Ăn các thực phẩm chứa tinh bột: khoai lang, bắp, bánh mì đen, …
  • Bổ sung 1 số loại nấm để tăng sức đề kháng
  • Trong 3 ngày đầu nên ăn thịt nạc rang nghệ
  • Bổ sung sữa chua để hỗ trợ đường tiêu hóa cũng là điều cần thiết

3. Sửa mũi NÊN UỐNG GÌ cho mau lành?

  • Uống đủ nước mỗi ngày: tối thiếu 2 lít
  • Sữa đậu nành
  • Nước rau sam
  • Nước kim ngân hoa
  • Nước hỗn hợp các loại đậu

III – Nâng mũi NÊN và KIÊNG ăn uống gì?

Bên cạnh các câu hỏi về sau nâng mũi kiêng ăn gì và nên ăn gì? Chúng tôi cũng nhận được một số câu hỏi xung quanh như nâng mũi kiêng ăn bao lâu? Hoặc mới nâng mũi xong phải kiêng làm gì? …. Chúng tôi sẽ đề cập đến ngay sau đây để bạn nắm rõ.

1. Nâng mũi kiêng ăn bao lâu?

Các thực phẩm kiêng ăn được đề cập ở trên bạn cần tránh xa trong ít nhất 15 ngày. Sau thời gian đó mà mũi của bạn vẫn chưa hồi phục do rất nhiều nguyên nhân thì bạn vẫn tiếp tục ăn kiêng cho đến khi mũi hồi phục hoàn toàn.

Từ ngày thứ 16 trở đi, bạn bắt đầu chế độ ăn bình thường nhưng cũng đừng ăn quá nhiều các thực phẩm trong danh sách kiêng ăn. Cơ thể bạn cần thời gian thích nghi lại.

Riêng đối với rượu bia, bạn cần kiêng ít nhất 1 tháng. Bạn nên cố gắng để mũi được hồi phục tốt như mong muốn.

2. Sau nâng mũi nên kiêng ăn hoa quả gì?

Hầu hết các loại hoa quả bạn đều có thể ăn bình thường, trừ những quả có tính hàn hoặc nóng quá rõ rệt như xoài, vải … Bạn nên lựa chọn các loại quả được đề cập ở phần sau nâng mũi nên ăn trái cây gì.

LƯU Ý:

Cần tránh thực hiện các hành động sau:

  • KHÔNG nên động chạm, sờ nắn mũi
  • KHÔNG đeo kính mắt trong 4 tuần đầu
  • TRÁNH mặc áo phông
  • KHÔNG được để mũi tiếp xúc với ánh mặt trời
  • HẠN CHẾ các động tác mạnh gây rung, đập đến mũi
  • KHÔNG nên đi du lịch xa trong 2 tuần đầu tiên
  • KHÔNG được quan hệ tình dục trong 3 tuần

Các nguyên tắc cần nhớ đảm bảo mũi đẹp:

Có một số nguyên tắc bạn nên thực hiện nghiêm ngặt trong những ngày đầu tiên để mũi giữ được đúng phom, nhanh lành và đẹp tự nhiên:

  • Nguyên tắc số 1: Luôn giữ mũi thẳng trong mọi tư thế, mọi hoàn cảnh, mọi thời gian, kể cả khi ngủ trong 7 ngày đầu tiên
  • Nguyên tắc số 2: Tránh xa nước. Bạn sẽ phải chườm lạnh cho chiếc mũi của mình, kể cả vậy bạn cũng không được để mũi dính nước.
  • Nguyên tắc số 3: Uống thuốc đúng đơn, đúng liều theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ. Uống thuốc sẽ giúp bạn dễ chịu hơn trong những ngày đầu tiên này.

Trên đây là một số những lưu ý bạn cần chú ý nâng mũi kiêng ăn gì? hay nâng mũi nên ăn gì? Bạn nhớ lưu lại để tuân thủ đúng. Chỉ cần bạn thực hiện đúng những chỉ dẫn trên đây thì chắc chắn chiếc mũi của bạn sẽ nhanh lành và đẹp tự nhiên hơn.

Video liên quan

Chủ Đề