Nên đầu tư cổ phiếu ngân hàng nào năm 2024

Ngân hàng là ngành có vai trò quan trọng và tác động tới rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, các cổ phiếu của ngành này cũng luôn nhận được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư. Với tỷ trọng vốn hoá chiếm 25% thị trường chứng khoán, mọi diễn biến của cổ phiếu ngành ngân hàng đều có ảnh hưởng rõ rệt lên thị trường. Nhà đầu tư cần nắm rõ gì để đầu tư cổ phiếu ngân hàng hiệu quả? Ngành ngân hàng bước sang 2024 sẽ có những triển vọng gì? Cái tên nào sẽ xứng đáng được quan tâm? Mời anh/chị cùng TechProfit nhận định.

Đặc điểm của cổ phiếu ngành ngân hàng

Đặc điểm của cổ phiếu ngành ngân hàng

  • Doanh nghiệp kinh doanh tiền: Hoạt động chính của ngân hàng là kinh doanh tiền (các dịch vụ như tín dụng, đầu tư, vay vốn). Ngân hàng sẽ huy động tiền với lãi suất rẻ và cho vay với lãi suất cao hơn. Mảng tín dụng luôn là mảng có vai trò quan trọng nhất đối với ngân hàng, ngoài ra còn một số mảng khác như dịch vụ, kinh doanh vàng, ngoại hối, chứng khoán,...
  • An toàn do được quản lý chặt chẽ: Do có vai trò tối quan trọng trong nền kinh tế, hệ thống ngân hàng luôn được quản lý và giám sát chặt chẽ bời Nhà nước. Vì vây, cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ có sự uy tín, thông tin minh bạch tốt và ít xảy ra rủi ro lớn trong quá trình hoạt động.
  • Ngân hàng rất khó phá sản: Với việc chịu sự quản lý chặt chẽ đến từ Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước sẽ ngay lập tức có biện pháp hỗ trợ và giám sát tránh trường hợp ngân hàng phá sản, gây tác động tiêu cực tới nền kinh tế và tâm lý người dân.
  • Có tác động lớn tới thị trường: Ngân hàng có ảnh hưởng đến cả nền kinh tế vì là doanh nghiệp kinh doanh tiền, tác động tới rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Tỷ trọng vốn hóa các cổ phiếu ngân hàng cũng chiếm khoảng 25% thị trường chứng khoán nên thường có xu hướng điều phối phần lớn thị trường chung.
  • Nhạy cảm với biến động của nền kinh tế: Cổ phiếu ngân hàng khá nhạy cảm với những biến động hay các tin tức kinh tế, chính trị và sự ổn định của các quốc gia nên có thể tăng/giảm một cách khó lường.

Tầm quan trọng của cổ phiếu ngành ngân hàng

Với tầm quan trọng trong nền kinh tế, cũng như chiếm tới 25% vốn hoá thị trường, mọi diễn biến của cổ phiếu ngành ngân hàng đều có tác động lớn tới thị trường chung. Chính vì vậy, nhóm cổ phiếu này vai trò và tầm quan trọng lớn đối với thị trường:

Vai trò nâng đỡ thị trường: Khi nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp tăng trưởng kém làm thị trường có diễn biến tiêu cực, hay xuất hiện những thông tin, biến động khiến thị trường lao dốc, các cổ phiếu ngân hàng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ thị trường. Việc nhóm cổ phiếu ở trạng thái tích cực sẽ là lực đỡ rất lớn cho thị trường trong những giai đoạn khó khăn.

Ví dụ vào đầu năm 2022, VNINDEX có đợt giảm mạnh 20 điểm do các cổ phiếu bất động sản đồng loạt giảm. Nhưng với lực cầu từ thị nhóm ngân hàng, tín hiệu tích cực đã trở lại và chỉ số VnIndex được kéo về mức ổn định.

Vai trò dẫn dắt thị trường: Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng, vĩ mô ủng hộ, tăng trưởng tín dụng tích cực thì nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ đi những bước đầu tiên dẫn dắt thị trường trong xu hướng tăng giá. Bên cạnh đó, với tác động sâu rộng đến nền kinh tế, rất nhiều các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác như sản xuất, kinh doanh,... cũng tăng trưởng theo ngân hàng. Từ đó chúng ta có thể thấy vai trò của ngành nay trong việc dẫn dắt thị trường.

Các yếu tố cần theo dõi khi lựa chọn đầu tư cổ phiếu ngân hàng

  • Các yếu tố chính sách và vĩ mô: Bên cạnh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng cũng chịu tác động nhiều từ môi trường kinh tế vĩ mô và chính sách. Nhà đầu tư cần đánh giá kỹ về những yếu tố này để xem xét khi nào là thời điểm thích hợp để đầu tư vào cổ phiếu ngành ngân hàng.
  • Uy tín của ngân hàng: Nhà đầu tư nên ưu tiên lựa chọn các ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường để đầu tư. Đây là các ngân hàng có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, chất lượng tài sản đảm bảo, tệp khách hàng rộng lớn và dịch vụ đa dạng. Cổ phiếu của các ngân hàng này vì thế mà cũng an toàn và có nhiều triển vọng tăng trưởng hơn.
  • Tăng trưởng huy động và chất lượng đầu vào: Ngân hàng càng huy động được vốn đầu vào với chi phí thấp thì càng được hưởng lợi. Ngoài ra, CASA (tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn) cao cũng cho thấy ngân hàng đang có nguồn vốn đầu vào giá rẻ lớn, giúp giảm chi phí lãi, mở rộng biên lãi thuần (NIM).
  • Tăng trưởng tín dụng: Tăng trưởng tín dụng càng cao, ngân hàng đang cho vay càng tốt, giúp hiệu quả hoạt động kinh doanh mảng tín dụng cốt lõi của ngân hàng được nâng cao. Tuy vậy, nhà đầu tư cần lưu ý đánh giá kỹ càng về chất lượng các khoản cho vay của doanh nghiệp.
  • Nợ xấu và chất lượng tài sản: Nợ xấu là yếu tố tác động tiêu cực tới hoạt động của ngân hàng. Nhà đầu tư cần xem xét tỷ lệ nợ xấu, dự phòng nợ xấu và tình trạng từng nhóm nợ. Nợ xấu quá lớn là một yếu tố rủi ro và một "cờ đỏ" khi đánh giá ngân hàng.
  • Cơ cấu thu nhập: Bên cạnh mảng tín dụng cốt lõi, ngân hàng còn có nhiều nguồn thu khác như dịch vụ, kinh doanh vàng, ngoại hối,.... Việc tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ cao cho thấy ngân hàng ít bị phụ thuộc vào mảng tín dụng hơn. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, chính sách đảo chiều, ngân hàng nào càng phụ thuộc vào hoạt động tín dụng thì càng chịu nhiều ảnh hưởng.

\=> Khóa học Phân Tích Kỹ Thuật Smart Trading khám phá công thức tạo nên lợi nhuận khủng bằng VSA. Giao dịch như một nhà đầu tư chuyên nghiệp với phương pháp rõ ràng và bài bản để tối đa hoá lợi nhuận. Đăng ký tại dưới đây: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/smart-trading

Danh sách các mã cổ phiếu ngân hàng

Các mã cổ phiếu ngành chứng khoán trên sàn HOSE

ACB - Ngân hàng TMCP Á Châu

BID - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

CTG - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)

EIB - Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

HDB - Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)

LPB - Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (Lienvietpostbank)

MBB - Ngân hàng TMCP Quân đội

MSB - Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

OCB - Ngân hàng TMCP Phương Đông

SSB - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

STB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

TCB - Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

TPB - Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)

VCB - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

VIB - Ngân hàng TMCP Quốc tế

VPB - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

Các mã cổ phiếu ngành chứng khoán trên sàn HNX

NCB - Ngân hàng TMCP Quốc Dân

SHB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

Các mã cổ phiếu ngành chứng khoán trên sàn UPCOM

ABB - Ngân hàng TMCP An Bình

BAB - Ngân hàng TMCP Bắc Á

BVB - Ngân hàng TMCP Bản Việt

KLB - Ngân hàng TMCP Kiên Long

NAB - Ngân hàng TMCP Nam Á

PGB - Ngân hàng TMCP Thịn vượng và Phát triển PG bank

VBB - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thường Tín

Triển vọng của cổ phiếu ngành ngành ngân hàng trong năm 2024

Triển vọng của ngành ngân hàng năm 2024

Tăng trưởng tín dụng cải thiện

Cả năm 2023, tăng trưởng tín dụng đạt 13,7% YTD, đặc biệt với sự bứt phá mạnh về nhu cầu tín dụng trong tháng 12. Bước sang 2024, Ngân hàng Nhà nước đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15%, cho thấy ý chí và sự hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc đẩy tín dụng ra nền kinh tế. Trong năm nay, tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng sẽ tiếp tục được cải thiện và hoàn thành mục tiêu 15% nhờ:

  • Lãi vay tiếp tục giảm, đặc biệt lãi suất cho vay mua nhà đã giảm xuống mức kỷ lục.
  • Các ngân hàng thương mại được giao hết room từ đầu năm giúp dễ phân bổ vốn hơn.
  • Thị trường bất động sản đang ấm dần lên, đi cùng đó là nhiều điểm nghẽn được tháo gỡ với nhiều hỗ trợ về chính sách, pháp lý. Điều này giúp các lĩnh vực hoạt động phục vụ thị trường bất động sản phục hồi, nhu cầu tín dụng tăng lên.
  • Nhu cầu tiêu dùng trong nước và nội địa Mỹ - đối tác xuất khẩu lớn nhất của nước ta cải thiện, qua đó tác động giúp hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi, tín dụng đc cải thiện.

Biên lãi thuần (NIM) mở rộng nhờ chi phí huy động thấp

Lãi suất huy động sau nhiều đợt điều chỉnh giảm trong năm 2023 hiện đã về mức thấp kỷ lục và giúp giảm chi phí huy động. Biên lãi thuần (NIM) của các ngân hàng giảm trong quý cuối sau năm 2023 do các ngân hàng huy động lượng tiền lớn khi lãi suất vẫn còn cao vào đầu năm. Tuy vậy, với việc các khoản tiền gửi lãi suất cao đáo hạn, cũng như bắt đầu cho vay với nguồn vốn huy động giá rẻ trong nửa sau 2023 và 2024, NIM ngành ngân hàng được kỳ vọng sẽ cải thiện trong năm nay.

Nợ xấu vẫn là vấn đề cần lưu tâm

Nợ xấu là câu chuyện liên tục được nhắc lại trong năm 2023 khi nói về ngành ngân hàng, khi mà tỷ lệ nợ xấu nội bảng cuối năm 2023 đạt 4,95%, tăng rất mạnh từ mức 2% đầu năm. Bên cạnh đó, việc các ngân hàng thương mại chưa thực hiện trích lập dự phòng rủi ro với các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp cũng là một yếu tố rủi ro. Tuy vậy, giữa các nhóm ngân hàng vẫn có sự phân hoá khi các ngân hàng quốc doanh, chất lượng tài sản tốt, có thể xử lý các vấn đề về nợ xấu tốt hơn các ngân hàng top dưới.

Điểm tích cực là Thông tư 02 về giãn và giữ nguyên nhóm nợ hết hạn vào tháng 6 nhưng nhiều khả năng sẽ được tiếp tục gia hạn, giúp giảm áp lực dự phòng, hỗ trợ các ngân hàng hồi phục dần và có thời gian xử lý vấn đề nợ xấu.

Các mã cổ phiếu ngành ngân hàng triển vọng

Ngân hàng Quân đội (MBB)

MBB là có nhiều lợi thế kinh doanh nổi bật với các ngân hàng khác đối như nằm trong hệ sinh thái quân đội (tiêu biểu là Viettel), giúp ngân hàng này duy trì được số lượng khách hàng lớn và nguồn tiền gửi không kì hạn (CASA) dồi dào; có hệ sinh thái tài chính đa dạng với đầy đủ các loại sản phẩm tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm,... Bên cạnh đó, lợi thế là ngân hàng số hàng đầu Việt Nam cũng MBB đạt tăng trưởng khách hàng rất mạnh mẽ với tham vọng sẽ đạt 30 triệu khách hàng vào năm 2024.

Trong năm 2023, MBB đã đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng ấn tượng với 22% YTD và kỳ vọng tiếp tục duy trì con số ấn tượng trong năm nay. Tuy vậy, mặc dù là một trong những ngân hàng có chất lượng tài sản và quản lý nợ xấu hàng đầu hệ thống, việc tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn có thể ảnh hưởng tiêu cực tới MBBank.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

ACB là ngân hàng nổi bật với chất lượng tài sản tốt hàng đầu ngành. Tính tới hết năm 2023, tỷ lệ nợ xấu của ACB tăng nhẹ so với mốc 0,7% đầu năm lên 1,2%, nhưng vẫn rất tốt so với mặt bằng chung. Trong khi đó, nợ nhóm 2 được giảm về mức 3.200 tỷ đồng, hay chỉ khoảng 0.7% tổng tín dụng. Đây sẽ chính là bệ phóng tăng trưởng kết quả kinh doanh cho ACB trong năm 2024 tới.

Bên cạnh đó, nhờ lợi thế tập trung bán lẻ với tỷ trọng cho vay bán lẻ lớn, ACB có biên lãi thuần cao, rủi ro phi tập trung và tỷ lệ lợi nhuận (ROE) cao top đầu ngành.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (STB)

STB cho biết ngân hàng này đã hoàn tất xử lý khoản nợ xấu tồn đọng từ chu kỳ trước trong năm 2023. Đến nay, dư nợ khoản trái phiếu VAMC của STB chỉ còn 1.800 tỷ. Dự kiến nửa đầu năm nay STB sẽ xử lý xong đề án tái cơ cấu nợ VAMC, giúp giảm áp lực trích lập từ năm 2024 và tạo tiền đề để ngân hàng này sự bứt phá mạnh mẽ về lợi nhuận.

Bên cạnh đó, STB cũng có kết quả kinh doanh tích cực nhưng chưa có cơ hội tăng vốn trong một thời gian dài (do chưa xử lý xong trái phiếu VAMC ), trong khi các ngân hàng khác đã tăng vốn nhiều thời gian qua. Việc hoàn thành xử lý nợ VAMC sẽ tạo tiền để để ngân hàng này tạo tiền đề tăng vốn thời gian gần. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể kỳ vọng cho một sóng tăng vốn của STB.

2024 là năm mà ngành ngân hàng được kỳ vọng sẽ phục hồi tích cực, với những tác động từ việc lãi suất huy động giảm về mức thấp, thị trường bất động sản ấm dần cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi giúp nhu cầu tín dụng tăng lên. Tuy vậy, nợ xấu vẫn là vấn đề nhức nhối của toàn hệ thống ngân hàng. Nhà đầu tư nên lựa chọn những cổ phiếu có câu chuyện riêng, hoặc triển vọng tăng trưởng tốt, chất lượng tài sản đảm bảo để đầu tư trong năm nay.