Nên gửi tiết kiệm bao nhiêu tháng

Việc gửi tiết kiệm hiện nay đã quá quen thuộc trong cuộc sống. Đây được xem là hình thức sinh lời an toàn, hiệu quả cho số tiền “nhàn rỗi”. Thế nhưng, không ít khách hàng cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn kỳ hạn gửi tiền. Họ phân vân không biết nên gửi tiết kiệm kỳ hạn bao lâu? Và hình thức gửi ngắn hạn hay dài hạn sẽ có lợi hơn? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì bài viết dưới đây của Timo sẽ giúp bạn tìm ra đáp án.

Các kỳ hạn gửi tiết kiệm ngân hàng

Trước khi tìm hiểu nên gửi tiết kiệm kỳ hạn bao lâu, bạn nên tìm hiểu về các kỳ hạn gửi tiền của ngân hàng. Thông thường, phương pháp gửi tiền tiết kiệm được chia làm 2 loại chính là gửi tiết kiệm có kỳ hạn và gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn là hình thức gửi tiền tiết kiệm cho các khách hàng có nhu cầu mở tài khoản tiết kiệm không có giới hạn cố định, có thể yêu cầu rút tiền vào bất kỳ ngày nào. Mức lãi suất của hình thức này thường rất thấp, dao động khoảng 0,1-0,2%/năm.

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức gửi tiền của các cá nhân vào tài khoản tiết kiệm trong một khoảng thời gian nhất định, gửi tiết kiệm hàng tháng, chẳng hạn như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,..Mức lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn thường cao hơn gửi không kỳ hạn và tăng dần theo kỳ hạn bạn chọn. Hình thức này được phân loại thành 3 nhánh nhỏ là gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

  • Gửi tiết kiệm ngắn hạn: là hình thức gửi tiền linh hoạt, phù hợp với các khách hàng có nhu cầu sử dụng tiền thường xuyên. Các khoản kỳ hạn đưa rất đa dạng theo tuần, theo tháng,…
  • Gửi tiết kiệm trung hạn, dài hạn: Đây là hình thức gửi tiết kiệm tối ưu cho những khách hàng muốn sinh lời cho khoản tiền nhàn rỗi của mình một cách an toàn. Kỳ hạn gửi có thể từ 3 đến 36 tháng. Mức lãi suất cũng như chính sách ưu đãi mà các ngân hàng áp dụng sẽ khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung, lãi suất khá cao. Ngân hàng đưa ra lãi suất tiền gửi 36 tháng có thể cao hơn 7, 8%/năm.

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn hay không có kỳ hạn có lợi hơn?

Để hiểu rõ vấn đề nên gửi tiết kiệm kỳ hạn bao lâu, chúng ta cần tìm hiểu về ưu – nhược điểm của 2 hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn.

Ưu – nhược điểm của hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn

  • Ưu điểm: Đối với gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì khi bạn chọn kỳ hạn gửi càng cao thì lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng được nhận sẽ càng cao. Ngoài ra, lãi suất không bị ảnh hưởng bởi những biến động lãi suất ngoài thị trường.
  • Nhược điểm: Tuy nhiên, trong thời gian gửi tiền như thỏa thuận, khách hàng sẽ gặp khó khăn khi muốn tất toán tiền. Trường hợp bạn muốn rút tiền tiết kiệm trước kỳ hạn, bạn có thể phải chịu một khoản phí phạt theo quy định và sẽ bị tính lãi suất như mức lãi suất không kỳ hạn.

Tips hữu ích: Hiện nay, tại Timo khi tất toán tài khoản Term Deposit trước hạn, bạn sẽ không phải chịu bất kỳ phí phạt nào. Ngoài ra, chỉ cần thao tác đơn giản trên Timo App là bạn đã có thể tất toán số tiền tiết kiệm về tài khoản Spend Account trong tích tắc để sử dụng rồi. Thêm vào đó, bạn chỉ cần tối thiểu 100.000 đồng để mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng số Timo.

Ưu – nhược điểm của hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn

  • Ưu điểm: Vì không bị hạn chế thời gian gửi nên bạn có thể tất toán, rút tiền về bất cứ lúc nào.
  • Nhược điểm: Thế nhưng, lãi suất thường rất thấp so với lãi suất của việc gửi tiết kiệm có kỳ hạn và chịu biến động của thị trường.

Nên gửi tiết kiệm kỳ hạn bao lâu thì hợp lý nhất? Điều này phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng số tiền tiết kiệm trong tương lai của bạn. Trước khi quyết định mở tài khoản tiết kiệm, bạn nên xem xét kỹ về tình hình tài chính và nhu cầu của bản thân để có lựa chọn phù hợp nhất.

Lãi suất tại nhiều ngân hàng đang tăng mạnh. Một số đơn vị đẩy mức lãi cho kỳ hạn 6-12 tháng quanh ngưỡng 7,9-9,15%/năm. Nếu có 250 triệu đồng và chưa biết chọn kỳ hạn và ngân hàng nào để gửi tiết kiệm, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Những ngân hàng có lãi suất cao nhất thị trường với kỳ hạn 6 và 12 tháng

Khảo sát của PV Lao Động với 20 ngân hàng trong hệ thống vào ngày 4.11, SCB đang là ngân hàng có mức lãi suất cao nhất. Với kỳ hạn 6 tháng, nếu gửi tiết kiệm online và nhận lãi cuối kỳ, khách hàng sẽ nhận được mức lãi 8,7%/năm [kỳ hạn 6 tháng] và 9,15%/năm [kỳ hạn 12 tháng].

Các kỳ hạn khác cũng đang được SCB niêm yết khá cao, bạn đọc có thể tham khảo qua bảng sau:

Ảnh chụp màn hình website SCB ngày 4.11.

Ngoài SCB, một số ngân hàng khác như Ngân hàng Quốc Dân [NCB], Ngân hàng Nam Á [Nam Á Bank], Ngân hàng Kiên Long [KienLongBank], Ngân hàng TMCP Bản Việt [Vietcapital] và Ngân hàng Việt Á Bank [VietABank]... cũng có mức lãi suất khá cao.

Bạn đọc có thể tham khảo thông qua bảng sau:

Tổng hợp các ngân hàng có lãi suất cao nhất thị trường hiện nay.

Để đưa ra lựa chọn nên gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng hay 12 tháng, bạn nên quan tâm đến nhu cầu sử dụng tiền của bản thân. Nếu có ý định sử dụng tiền trong ngắn hạn, bạn nên gửi kỳ hạn 6 tháng để có thể xoay vốn khi cần thiết.

Nếu tiền nhàn rỗi không sử dụng đến, bạn có thể gửi kỳ hạn 12 tháng hoặc dài hơn để nhận mức lãi suất cao.

So sánh lãi suất ngân hàng cao nhất ở kỳ hạn 6 tháng. Biểu đồ: Trà My
So sánh lãi suất ngân hàng cao nhất ở kỳ hạn 12 tháng. Biểu đồ: Trà My

Gửi 250 triệu đồng nhận được bao nhiêu tiền?

Để nhẩm nhanh số tiền bạn nhận được khi gửi tiết kiệm bạn có thể áp dụng công thức:

Tiền lãi = tiền gửi x lãi suất %/12 x số tháng gửi.

Kỳ hạn 6 tháng:

Với 250 triệu đồng gửi tiết kiệm Ngân hàng A với mức lãi cao nhất 8,7%, số tiền bạn nhận được là:

250 triệu đồng x 8,7%/12 x 6 = 10,875 triệu đồng.

Cùng mức tiền và kỳ hạn đó, nếu gửi ở Ngân hàng B có lãi 8,4%/năm, tiền lãi bạn nhận được là 21 triệu đồng.

Chủ Đề