Nên mua xe đã chạy bao nhiêu km?

Đa số người đều nghĩ rằng số ki-lô-mét càng lớn thì chứng tỏ xe đó đi càng nhiều và ngược lại. Do đó hiện tượng công-tơ-mét bị tua [quay] đang diễn ra nhằm có thể bán xe ôtô cũ với giá cao hơn.

Hiện nay, ở Việt Nam việc tua lại đồng hồ công-tơ-mét được thực hiện khá dễ dàng với chi phí thấp và hầu như ở tất cả các dòng xe. Do đó khi mua xe cũ, điều mà người mua lo lắng không chỉ là xe bị tại nạn, bị ngập nước hay thủy kích mà còn lo lắng việc đồng hồ công tơ mét đã được điều chỉnh lại.

Hiện tượng công-tơ-mét bị tua [quay] đang diễn ra nhằm có thể bán được xe ôtô cũ với giá cao hơn. Ảnh minh hoạ: Lâm Anh.

Kiểm tra thông số cơ bản của xe

Nội dung kiểm tra các thông số bao gồm: Năm sản xuất của xe, năm mà xe được đăng ký [lần đầu và các lần sau đối với xe đã đổi chủ], số lần thay đổi chủ xe. Những thông tin này, bạn có thể kiểm tra được dựa vào giấy tờ đăng ký, đăng kiểm của xe. Năm đăng ký lần đầu chính là thời điểm chiếc xe bắt đầu lăn bánh, từ đó có thể tính được số km trung bình tương ứng với số năm đã đi.

Số năm lăn bánh của xe - năm đăng ký lần đầu quyết định khá nhiều tới số km xe lăn bánh thực tế. Ảnh: Khánh Linh. Ảnh minh hoạ: Lâm Anh.

Đối với xe gia đình, trung bình dòng ôtô phổ thông có thể đi được khoảng 10.000 - 15.000 km/năm. Đối với các dòng xe sang cao cấp, hay xe thể thao số km thường sẽ thấp hơn, khoảng 10.000 km trở lại. Còn đối với xe chạy dịch vụ, số km đương nhiên sẽ cao hơn có thể gấp rưỡi hoặc gấp đôi.

Ví dụ đối với một chiếc xe sản xuất và đăng ký vào năm 2015 tính đến thời điểm năm 2020, chiếc xe chạy được khoảng trên 70.000 km tương đương với khoảng 15.000 km/năm là con số tương đối chính xác.

Kiểm tra lịch sử bảo dưỡng của xe

Trong thời gian sử dụng xe, các chủ sở hữu thường sẽ đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ tại các garage xe. Và hoạt động đó sẽ được các thợ bảo dưỡng ghi lại thông tin trong sổ nhật ký bao gồm: số ki-lô-mét, thời gian, nội dung bảo dưỡng/sửa chữa…

Kiểm tra hiện trạng nội thất – ngoại thất xe

Một cách kiểm tra thực tế để biết công-tơ-mét của xe có bị tua ngược hay không chính là quan sát các chi tiết nội ngoại thất để đánh giá độ hao mòn của phụ tùng xe.

Bề mặt ghế ngồi, đặc biệt là ghế lái nếu xe đi ít sẽ không có nhiều nếp nhăn và độ đàn hồi còn tốt. Bề mặt da ghế lái sử dụng nhiều sẽ bị nhăn và chuyển màu tương đương với mức sử dụng trên 50.000km. Ảnh minh hoạ: Lâm Anh.
Độ mòn của vô-lăng, các nút công tắc, tay cầm của các cánh cửa… Xe sử dụng càng nhiều thì các chi tiết này sẽ càng dễ xuất hiện hao mòn, đổi màu, trầy xước. Ảnh minh hoạ: Lâm Anh.
Các vết trầy xước xung quanh thân xe, gioăng cao su cửa xe còn chắc chắn hay đã bị nhão, viền nắp ca-pô có bị kênh hay còn kít… Ảnh minh hoạ: Lâm Anh.
Độ mòn của ốc vít, độ mòn của lốp xe [kiểm tra gai lốp còn không, độ sâu của rãnh lốp], bề mặt đĩa phanh có bị mòn, bề mặt la-zăng có nhiều vết xước hay vết cắt sâu… Ảnh minh hoạ: Lâm Anh.

Kiểm tra gầm xe

Gầm xe là một trong những yếu tố quan trọng cần kiểm tra do các xe đã sử dụng nhiều gầm xe sẽ bị mục, rỉ sét, có nhiều vết lõm do gạch đá văng lên nhiều lần hoặc bị cấn khi lên xuống lề đường. Qua chi tiết này cũng có thể đánh giá mức độ sử dụng xe của chủ cũ.

Lái thử xe

Việc lái thử xe sẽ cho người mua có được những cảm nhận về khả năng vận hành, các tiếng động, độ rung của xe, độ trễ của chân ga…

Sau khi tự mình kiểm tra một số những chi tiết phía trên mà vẫn chưa hoàn toàn yên tâm, người mua có thể đưa xe đến các garage uy tín hoặc tại các trung tâm chính hãng. Tuy sẽ mất thêm chi phí, nhưng đây là cách đáng tin cậy nhất để kiểm tra hiện trạng xe một cách tổng thể trước khi đưa ra quyết định mua xe.

Mua xe ôtô cũ: Cần nộp những loại thuế phí nào?

Xe ôtô cũ hoạt động kém hiệu quả, chủ xe cần làm gì?

Mua xe ôtô cũ: Thủ tục sang tên từ công ty sang cá nhân cần gì?

Kinh nghiệm mua xe ô tô cũ Xe ô tô đã qua sử dụng Công-tơ-mét xe ô tô cũ Quay công-tơ-mét Kiểm tra chất lượng xe cũ

Xe mới có nghĩa chưa hề lăn bánh là suy nghĩ chung của rất nhiều người khi mua ôtô, nhưng thực tế, đó là chuyện hiếm. Thường gần như bất cứ chiếc xe mới nào bán ra cũng đã chạy được một quãng đường nhất định, ít nhất khoảng vài km, và đó là điều chấp nhận được.

Cụ thể, công-tơ-mét trên một chiếc xe mới có thể ghi nhận quãng đường chưa đến 200 dặm [321 km], chủ yếu do quá trình vận chuyển và chạy thử. Nếu con số lớn hơn, khách hàng có thể cân nhắc việc yêu cầu giảm giá hoặc đổi sang xe khác.

Một mẫu xe mới ở Mỹ, với công-tơ-mét ghi nhận quãng đường 33 dặm [khoảng 53 km]. Ảnh: Honda

Quãng đường 321 km là đủ để thực hiện việc vận chuyển từ cảng hoặc giữa các đại lý. Ngoài ra, quãng đường này cũng không quá nhiều để có thể gây ra bất cứ vấn đề kỹ thuật nào đối với xe. Tuy nhiên, con số được cho là hợp lý nhất thường dưới 160 km.

Tại Mỹ, sẽ là bất thường nếu công-tơ-mét của một chiếc xe mới tại đại lý chỉ ghi nhận con số 16-80 km, đặc biệt khi khách hàng là người đầu tiên thử xe.

Tuy nhiên, mua ôtô mới đã chạy hơn 321 km cũng có lợi thế: xe đã được chạy roda. Nếu xe đã được chạy thử ít lần trước khi khách hàng ngồi vào ghế lái, có nghĩa quá trình chạy roda đã được thực hiện. Quá trình này giúp séc-măng ở các xi-lanh thêm kín khít và đảm bảo chúng có thể chịu được áp lực từ việc vận hành thường ngày. Mua một chiếc xe đã chạy thử một quãng đường nhất định giúp quá trình roda nhanh hơn và dễ dàng hơn.

Nhưng khách hàng không thể kiểm soát được quá trình chạy thử trước đó, cũng như cách mà chiếc xe đã được vận hành, nên không thể đảm bảo xe đã chạy roda đúng cách hay không. Một số hãng sản xuất ôtô có khuyến cáo khách hàng hạn chế việc thốc ga ở khoảng 1.600 km đầu tiên.

Ngoài ra, các đại lý cũng thường có một số xe chạy thử [xe demo], dành cho khách hàng thử xe, hoặc để nhân viên đại lý sử dụng cho công việc hàng ngày. Những xe này chưa được đăng ký, có nghĩa về mặt giấy tờ, chúng vẫn là xe mới, dù công-tơ-mét hiện con số bao nhiêu.

Và vì những chiếc xe chạy thử thường khá phổ biến, thuộc các dòng sản phẩm ăn khách, nên nhiều khi việc mua một chiếc xe demo là cách duy nhất để ai đó có được mẫu xe mong muốn.

Tuy nhiên, dù được coi là xe mới, không có nghĩa xe demo ở tình trạng tuyệt vời. Khách hàng có thể đạt được những thỏa thuận hời khi mua xe, nhưng không thể đảm bảo quá trình vận hành giống như một chiếc xe mới đúng nghĩa.

Xe lượt chạy bao nhiêu km?

Bởi xe chạy lướt là xe thường có số kilomet không vượt quá 10.000 – 20.000 km, thời gian sử dụng dưới 1 năm. Khi mua xe chạy lướt, người mua có thể tiết kiệm đến cả trăm triệu đồng tiền thuế trước bạ và phí ra biển số.

Nên mua xe hơi cũ chạy bao nhiêu km?

Các yếu tố cần xem xét khi mua xe cũ Mỗi năm, trung bình một chiếc xe sẽ đi được 25.000 km. Vì thế, nếu muốn mua xe cũ trong khoảng từ 3 - 6 năm tuổi thì bạn chỉ nên chọn những chiếc xe có ODO dưới 120.000 km. Rất nhiều người khi mua xe cũ chỉ chú ý đến chỉ số ODO và cho rằng ODO càng thấp thì càng tốt.

Xe ô tô trung bình 1 năm đi bao nhiêu km?

Như vậy, tính trung bình mỗi năm xe chạy được 14.800 km, con số này là không quá nhiều. Vì thông thường, trung bình một năm ô tô sẽ di chuyển với quãng đường dao động từ 10.000 -15.000 km là hợp lý. Tuy nhiên, số ODO [số kilomet xe đã đi được] chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của xe cũ.

Xe máy đi được bao nhiêu km là nhiều?

Vậy thì nên mua xe máy cũ chạy bao nhiêu km? Theo số liệu chia sẻ của các nhà sản xuất thì một chiếc xe máy có tuổi thọ khoảng 200.000 km nếu vận hành trong điều kiện thời tiết và đường sá tại Việt Nam. Do đó, nếu xe đã đi được 200.000 km thì gần như đã hư hỏng nhiều và có giá trị vô cùng thấp.

Chủ Đề