Neo tàu như thế nào

Sự neo đậu không kiểm soát của một số tàu thuyền chở khách du lịch đang gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho san hô ở đảo Phú Quốc, Việt Nam.

Vui lòng xem chi tiết Vai trò quan trọng của san hô đối với hệ sinh thái biển và với con người tại đây.

Neo tàu thường làm bằng kim loại rất nặng và có dây buộc dài kéo từ thân tàu thả xuống đáy biển.

Mỗi khi tàu du lịch dừng tại điểm trên đảo, họ cần một chỗ để thả neo cho khách có thể chụp hình hoặc lặn ngắm san hô. Nhiều nhà tàu không kiểm soát neo, thả ngay trực tiếp tại khu vực nước có nhiều san hô. Neo khi thả xuống, tiếp xúc với các sinh vật sống dưới đáy biển, nó thường dẫn đến một số loại tổn thương vật lý, bong tróc hoặc tổn thương nặng nề..

Neo tàu như thế nào
Một hình ảnh neo tàu của một tàu du lịch tour check-in flycam đã thả neo ngay tại rặng san hô mềm và san hô Bắp Cải, nam Phú Quốc.

Có một số yếu tố có thể xác định mức độ thiệt hại mà một mỏ neo có thể gây ra cho đáy biển. Ví dụ, nó có thể phụ thuộc vào có bao nhiêu thuyền trong khu vực, thuyền lớn như thế nào, điều kiện thời tiết như thế nào và cả độ cứng của bề mặt mỏ neo. San hô là các loài động vật khá mỏng manh và có mức độ phát triển chậm. Mức độ thiệt hại do thả neo tàu thiếu kiểm soát lâu ngày có thể dẫn tới phá hủy nhiều rặng san hô. Và có thể mất một thời gian rất dài để các rặng san hô có thể phục hồi sau những tổn thương mà neo tàu gây ra.

Clip dưới đây chúng tôi ghi lại trên một trong những ống thở của chúng tôi tại đây. Một công ty lữ hành có thuyền neo đậu ngay vào một khóm san hô lá thuộc nhánh Genus Montipora và khóm san hô Da cóc (Toadstool Leather Coral). Bạn thấy ngay, một phần của san hô lá đã bị neo làm gãy và khi cano kéo neo cũng sẽ làm gãy nốt lá san hô còn lại.



Do sự thiếu hiểu biết về “du lịch bền vững” và những nhà điều hành du lịch và thuyền bè, đặc biệt là các tour 3-4 đảo có chụp hình flycam và không có hướng dẫn viên dưới nước, họ sẽ thả khách ngay tại rặng để khách tự bơi và chụp hình. Họ ưu tiên doanh thu hơn hơn bảo vệ môi trường mà neo đậu gây thiệt hại cho các quần thể san hô đang xảy ra ngay tại Phú Quốc.

Dưới đây là cái nhìn sâu hơn về các loại san hô khác nhau và mức độ dễ bị tổn thương của chúng do mỏ neo:

  • San hô mềm: San hô mềm có vẻ ngoài mềm, đôi khi có màu da. Chúng thiếu một bộ xương cứng, có nghĩa là chúng rất dễ bị tổn thương về thể chất. (ví dụ một số loài san hô mềm ở Phú Quốc như: san hô Nấm, san hô Da, san hô Móng Tay)
  • San hô phân nhánh: San hô phân nhánh rất giòn, do hình thái phân nhánh của bộ xương canxi cacbonat của nó. Điều này cũng làm cho chúng rất dễ bị gãy.
  • San hô đá/ san hô Khối: Với bộ xương canxi cacbonat của chúng, san hô khổng lồ có những phẩm chất quan trọng trong việc xây dựng rạn san hô. Chúng có khả năng chống chịu thiệt hại vật chất cao hơn các loại san hô khác, nhưng vẫn có thể bị tổn hại do neo đậu không tốt.

Tìm hiểu thêm về Bản đồ San hô Phú Quốc.


Làm thế nào du khách có thể giúp hạn chế việc neo tàu thiếu ý thức?

Là khách du lịch, bạn hoàn toàn có thể nghiên cứu kỹ về sinh thái biển để có cách ứng xử đúng đắn trước khi lựa chọn tham gia vào một tour du lịch hay một hoạt động trên biển.

Dưới đây là một số gợi ý của OnBird:

  • Hạn chế thuê thuyền đuôi dài, tàu cao tốc của ngư dân địa phương mà không có hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp biết nơi neo đậu an toàn.
  • Tham khảo các tour lặn biển chuyên nghiệp mà OnBird cung cấp. Tất cả các hành trình của chúng tôi đều có sự đồng hành của các hướng dẫn viên chuyên nghiệp dưới nước để đảm bảo tàu neo đậu đúng cách và du khách cũng được chia sẻ về những kiến thức cơ bản giúp hiểu hơn và bảo vệ các sinh vật biển của Phú Quốc.
  • Liên hệ với OnBird Phú Quốc hoặc một nhà điều hành tour / thuyền uy tín để biết thông tin trước khi bạn đến Phú Quốc.

Nếu bạn là một chủ tàu cano, vui lòng neo xa khỏi rạn san hô trong nền cát của rạn.

Đọc thêm về các rạn san hô Phú Quốc tại đây

Theo dõi thêm chiến dịch Bảo tồn biển Phú Quốc #SavePhuQuoc của chúng tôi để hiểu hơn về đảo ngọc Phú Quốc.

Khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới, nếu neo đậu tàu thuyền không đúng chỗ, không đúng cách thì tàu sẽ va đập vào nhau hoặc bị sóng đánh chìm. Để hạn chế thiệt hại, ngư dân cần lưu ý một số vấn đề.

Những lưu ý chung

Khi nhận được tin báo có bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến địa phương mình, ngư dân cần di chuyển tàu thuyền vào ngay khu vực tránh trú bão. Đối với tàu đậu ở cửa sông, dọc triền sông thì có thể neo buộc cố định vào các trụ độc lập dọc bờ, mũi tàu hướng ra ngoài bờ. Vị trí của tàu so với bờ tạo thành góc 450 để khi gặp tình huống khẩn cấp tàu có thể quay, trở dễ dàng. Tàu đậu ở bến bãi không có cầu tàu thì neo đậu phải theo hướng thẳng góc với bờ, giữ khoảng cách giữa các tàu đủ rộng để tránh va nhau. Tuyệt đối không neo đậu tàu theo hướng song song bờ, vì như thế tàu rất dễ bị sóng đánh thẳng vào mạn làm lật tàu. Thả cả neo lái và neo mũi để giữ cho tàu cố định.

Khi trong vùng neo đậu có nhiều tàu, để việc neo tàu không ảnh hưởng đến việc di chuyển của tàu khác, đồng thời giảm sức căng dây neo khi chịu tác động của sóng, có thể dùng một vật bằng kim loại treo vào dây neo, trọng lượng của vật bằng khoảng 1/2 trọng lượng neo. Sử dụng các lốp (vỏ) xe hơi cũ treo ở thành mạn tàu thuyền và cả mũi tàu thuyền để hạn chế va vào nhau và va vào cầu tàu thuyền. Không neo đậu tàu dưới hoặc bên cạnh cầu giao thông, không lấy trụ cầu để buộc neo tàu.

Neo tàu như thế nào

Neo đậu tàu trong khu trú bão

Nếu diện tích khu neo đậu rộng và có ít tàu đang neo đậu, tốt nhất nên neo đậu tàu một mình, sao cho khi neo đã bám đáy, tàu có thể quay trở các hướng mà không bị va đập với vật gì và không bị mắc cạn. Thả 1 – 2 neo trước mũi tàu, chiều dài dây neo bằng 5 – 7 lần độ sâu nơi thả neo. Sau khi neo cần kiểm tra dây neo, dây chằng buộc trên tàu và độ sâu dưới đáy tàu để đảm bảo phần chìm của tàu (kể cả chân vịt) không bị quệt đáy vùng nước neo đậu.

Trong khu neo đậu có các cọc buộc tàu thì buộc chặt dây neo mũi tàu vào cọc, sau đó thả thêm neo phía buồng lái. Nếu trong khu neo đậu không có cọc buộc tàu và có nhiều tàu neo đậu thì cần neo tàu theo hướng lái vào bờ, chằng buộc vào vật sẵn có trên bờ và thả thêm 2 neo phía mũi tàu. Tối đa chỉ được neo 3 tàu liền nhau; giữa các tàu phải có đệm chống va và dây liên kết.

Khu vụng, vịnh ven biển

Chọn nơi khuất gió và đáy biển là cát, cát pha sét hoặc sét, neo tàu cách biệt các tàu khác, cách xa vách đá và chướng ngại vật khác, thả 1 – 2 neo mũi,  chiều dài dây neo gấp 5 – 7 lần độ sâu nơi thả neo. Sao cho khi neo đã bám đáy, tàu có thể quay trở các hướng mà không bị va đập với vật gì và không bị mắc cạn.

Đối với tàu thuyền nhỏ, có thể kéo lên bờ, càng xa mép nước càng tốt, kê kích, chằng buộc chắc chắn hoặc có thể tháo máy đưa lên bờ và đánh chìm tàu tại nơi neo đậu.

Trong sông, kênh, rạch

Nếu khu vực trú bão ở xa thì chủ tàu có thể di chuyển tàu sâu vào trong sông, kênh, rạch. Chọn vị trí khuất gió, quan sát hướng thả neo phù hợp, tốt nhất theo hướng dọc sông, sao cho khi tàu xoay chuyển các hướng mà không bị va chạm chướng ngại vật nào và không bị mắc cạn. Thả 1 – 2 neo mũi, chiều dài dây neo bằng 5 – 7 độ sâu nơi thả neo.

Nếu neo đậu tại các sông miền Trung, cần phải lưu ý lũ sau bão. Không neo đậu tàu giữa sông và không điều động tàu di chuyển khi có lũ mạnh.