Nét nổi bật về khoa học kỹ thuật và công nghệ của Nhật Bản là gì

Nét nổi bật trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản những năm 1952 – 1973, là kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay là gì?

A. Hoạt động nghiên cứu, phát minh, sáng chế được ưu tiên hàng đầu.

B. Chú trọng mua bằng phát minh, sáng chế, chuyển giao công nghệ.

Đáp án chính xác

C. Đầu tư lớn cho công cuộc chinh phục vũ trụ.

D. Tập trung nghiên cứu khoa học quân sự.

Xem lời giải

Mục lục

Điện tửSửa đổi

PRO-HDV JVC camera

Nhật Bản nổi tiếng với công nghiệp điện tử trên toàn thế giới và các sản phẩm điện tử của Nhật Bản chiếm một phần lớn trong thị trường thế giới, so với hầu hết các nước khác. Nhật Bản là một trong những quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ, máy móc thiết bị, và nghiên cứu y tế với ngân sách lớn thứ ba thế giới về nghiên cứu và phát triển, đạt mức 130 tỷUSD, với hơn 677.731 nhà nghiên cứu. Nhật Bản có số các nhà khoa học đoạt giải Nobel nhiều nhất trên toàn châu Á.

Nhật Bản có các tập đoàn công ty quốc tế lớn như: Fuji [phát triển máy tính điện tử đầu tiên của Nhật Bản - FUJIC1999 - trong năm 1956] và Sony. Sony, Panasonic, Canon, Fujitsu, Hitachi, Sharp, NEC, Nintendo, Seiko Epson và Toshiba là các công ty điện tử nổi tiếng nhất trên thế giới. Toyota, Honda, Nissan, Mazda, Mitsubishi, Suzuki, và Subaru cũng là các công ty ô tô rất nổi tiếng trên thế giới.

Người ta ước tính rằng 16% số vàng và 22% số bạc của thế giới được chứa trong các sản phẩm công nghệ điện tử tại Nhật Bản.[1]

Khoa học - kỹ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực:


Câu 61376 Nhận biết

Khoa học - kỹ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực:


Đáp án đúng: d

Phương pháp giải

Xem lại thành tựu phát triển kinh tế- khoa học kĩ thuật của Nhật Bản

Nhật Bản 1952 - 1973 --- Xem chi tiết
...

Nhật Bản thành cường quốc công nghệ nhờ giải các ‘bài toán’ trong nước

Vì sao Nhật Bản lại có thể trở thành một cường quốc công nghệ hàng đầu thế giới? Câu trả lời vừa đơn giản, lại vừa phức tạp.

Trước khi tàu cao tốc Hikari No.1, di chuyển từ Tokyo tới Osaka – hai thành phố lớn nhát Nhật Bản – mất gần 7 tiếng. Song, với tốc độ lên tới 210 km/giờ, đoàn tàu cao tốc đầu tiên trên thế giới đã giảm hành trình xuống còn 4 tiếng. Ngày nay, nhờ tiến bộ công nghệ, chuyến đi chỉ còn hơn 2 tiếng và sẽ sớm chỉ còn khoảng 1 tiếng.

Tàu cao tốc, máy tính bỏ túi, máy nghe nhạc Walkman, đèn LED xanh, người máy Android… chỉ là 5 trong số các phát minh nổi tiếng của xứ sở mặt trời mọc. Mọi tiến bộ công nghệ mà Nhật Bản đạt được đều là giải pháp cho một vấn đề nào đó mà quốc gia và dân số đang gặp phải. Nhật Bản là một trong các nước đầu tiên nhận thức được sức mạnh thật sự của công nghệ và tận hưởng các lợi ích của nó. Vì thế, nước này đã đầu tư vào đổi mới công nghệ từ rất sớm. Điều đó biến Nhật Bản trở thành một trong các cường quốc công nghệ hàng đầu với nhiều tên tuổi vang danh thế giới.

Nhật Bản tiến bộ từ khi nào?

Thành tựu của Nhật Bản ngày nay thực tế xuất phát từ năm 1868, thời Minh Trị. Mục tiêu của họ là ngang hàng với bất kỳ nước châu Âu nào về công nghệ. Khi đất nước mở cửa, các ý tưởng mới tràn ngập, là niềm cảm hứng cho mọi người bắt đầu hành trình sáng tạo. Đó chính là khởi nguồn cho sự bùng nổ trong lĩnh vực công nghệ sau này.

Nhật Bản là quê hương của nhiều phát minh trên thế giới.

Sau Thế chiến II, chủ nghĩa tư bản công nghiệp được Nhà nước bảo trợ tạo ra môi trường bền vững cho các ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Chính phủ đốc thúc, hỗ trợ doanh nghiệp các dự án đổi mới. Lúc này, lĩnh vực công nghiệp là trọng tâm, không chỉ ở sản phẩm cuối mà cả công nghệ, kỹ thuật đằng sau sản phẩm. Máy tính và bán dẫn là một phần quan trọng của cuộc cách mạng điện tử. Do được vay tiền từ Nhà nước với lãi suất vô cùng thấp, công ty hướng đến tăng trưởng thay vì lợi nhuận. Nhật Bản chuyển hướng ưu tiên sang các sản phẩm giá rẻ, không như Mỹ đổ tiền vào hệ thống vũ khí và hàng không. Có thể nói, chính phủ có vai trò rất lớn trong định hướng sản xuất công nghiệp trong nước, thông qua Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế [MITI].

Một yếu tố khác không thể không kể đến chương trình giảng dạy dựa trên STEM trong các trường đại học. Các trường đại học Nhật Bản muốn đào tạo nhiều cử nhân STEM [khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học] nhất có thể. Những tân cử nhân này đóng góp rất lớn tới công cuộc phát triển của đất nước. Họ luôn chứng minh được năng lực khoa học, toán học trong số 37 nước thành viên OECD. Nguyên nhân dẫn tới thành công ấy là chính phủ duy trì tỉ lệ đáng kể GDP cho giáo dục. So với nước láng giềng Trung Quốc, người Nhật Bản tỏ ra vượt trội hơn cả về giáo dục lẫn sự quen thuộc với công nghệ. 93,3% người dân Nhật dùng công nghệ, trong khi tại Trung Quốc là dưới 53,1%. Nhật Bản cũng sở hữu một vài trường đại học tốt nhất thế giới.

Sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc tới vai trò của Mỹ trên hành trình trở thành cường quốc công nghệ của Nhật Bản. Hiệp ước Hợp tác và an ninh tương hỗ được ký năm 1960 giữa chính phủ hai nước mở đường cho hàng hóa Nhật Bản tiến vào thị trường Mỹ. Với vốn đầu tư từ Mỹ, doanh nghiệp Nhật Bản có thể xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp nặng. Nó giúp Nhật Bản ở vào vị trí thuận lợi khi người tiêu dùng Mỹ bắt đầu quan tâm hơn đến thiết bị điện tử.

Thời kỳ đầu, đồ điện tử Nhật Bản rẻ, chất lượng không ổn định, giống với hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, họ không ngừng đổi mới và cải tiến trên các sản phẩm đã có. Chẳng hạn, họ biến máy fax cồng kềnh, chậm chạp trở nên đơn giản, gọn nhẹ và nhanh nhẹn hơn. Rất nhanh chóng, các thương hiệu như Panasonic, Sony, Nintendo trở thành thương hiệu quốc dân nhờ sản phẩm chất lượng cao, đáng tin cậy. Mỹ chấp nhận hàng công nghệ Nhật Bản thúc đẩy kinh tế Nhật Bản ở cả cấp độ vi mô lẫn vĩ mô. Chính phủ Mỹ cung cấp nguồn lực, xóa bỏ các quy định xuất khẩu, nhập khẩu phức tạp đối với doanh nghiệp Nhật Bản. Tận dụng lợi thế này, doanh nghiệp Nhật Bản đã phát triển nền kinh tế đẳng cấp thế giới trong chính đất nước của mình.

Giải bài toán hạ tầng, nhân lực, biến đổi khí hậu

Shinkansen giảm thời gian di chuyển giữa các thành phố Nhật Bản.

Tàu cao tốc [shinkansen] đầu tiên trên toàn cầu được xây dựng tại Nhật Bản. Tuyến đường sắt nối Tokyo và Osaka khánh thành năm 1964, giảm đáng kể thời gian di chuyển. Từ đó tới nay, đoàn tàu chuyên chở khoảng 10 tỷ lượt khách và chưa gặp phải bất kỳ tai nạn, va chạm nghiêm trọng nào. Hơn nữa, độ trễ trung bình là 36 giây. Shinkansen không chỉ là biểu tượng nổi bật của sáng tạo công nghệ Nhật Bản mà còn mang đến lợi ích to lớn cho nền kinh tế đất nước. Khi chỉ 20% diện tích Nhật Bản có thể sinh sống được, tàu cao tốc là phương tiện tuyệt vời giúp người lao động sống tại khu vực xa xôi đi lại thuận tiện đến các khu đô thị như Tokyo chỉ mất vài giờ. Ngoài ra, một lợi ích khác là du lịch bùng nổ. Du khách có xu hướng muốn ghé thăm những khu vực chưa phát triển, thúc đẩy kinh tế địa phương.

Vài năm qua, robot trở thành giải pháp “phải có” cho tình trạng thiếu hụt lao động kinh niên của Nhật Bản. Dân số giảm nhanh, ảnh hưởng tới thị trường lao động. Các nghiên cứu cho thấy 49% việc làm trong nước ngày nay có thể tự động hóa. Tự động hóa đã định nghĩa lại sức lao động và phong cách làm việc trong một số ngành, dịch vụ. Dù vài nước lo lắng tự động hóa lao động sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế, với Nhật Bản, đây là điều cần thiết. Nó giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn, năng suất hơn. Chẳng hạn, những công việc sản xuất lặp lại hay bê vác vật liệu nặng tại công trường không còn làm khó nhân viên được nữa nhờ vào các cánh tay robot. Hơn nữa, tự động hóa với robot và AI giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, cho phép doanh nghiệp đi trước đối thủ. Sự tiến bộ không ngừng của robot và AI kích thích kinh tế đất nước, tăng thu nhập cho người lao động, tăng sản lượng.

Ngày nay, mọi quốc gia đều phải đối mặt với các vấn đề môi trường nghiêm trọng. Từ trái đất nóng lên, ô nhiễm không khí đến thời tiết cực đoan, tất cả đều ảnh hưởng đến toàn thế giới. Những thách thức mà Nhật Bản gặp phải đã thúc đẩy họ tìm kiếm giải pháp bằng sáng tạo công nghệ. Nhật Bản là một trong những nước đầu tiên đưa ra quy định và cách tiếp cận nhằm giải quyết các vấn đề môi trường. Để giảm ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người dân, xe chạy xăng không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải bị cấm lưu thông. Tự động hóa được sử dụng trong sản xuất xe điện, xe hybrid – các loại xe xả thải thấp. Công nghiệp xây dựng với sự giúp sức từ tự động hóa, robot đã cải thiện đáng kể về năng suất. Các hệ thống xây dựng tự động hóa được phát triển tại nhiều doanh nghiệp trong nước nhằm tăng tốc quá trình xây dựng, sẵn sàng đối phó với thảm họa như động đất, sóng thần.

Tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước quý I/2021 của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, từ 2021 trở đi Bộ TT&TT sẽ công bố những bài toán lớn ra xã hội nhằm kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp chung tay, góp sức cùng đưa ra lời giải. Khẳng định TT&TT sẽ là Ngành tiên phong dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số quốc gia, dùng công nghệ để giải các bài toán của đất nước nhằm hiện thực hóa khát vọng hùng cường của dân tộc, Bộ trưởng nhấn mạnh: Ngành TT&TT sẽ phát triển trên đôi cánh của sức mạnh tinh thần và công nghệ. Trong đó, báo chí truyền thông là tạo nên khát vọng tinh thần và phần còn lại là do công nghệ, mà chủ yếu là công nghệ số. Từ đôi cánh ấy sẽ góp phần đưa Việt Nam bay lên, đạt mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045 khi đất nước tròn 100 năm thành lập.

Du Lam

Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973

Mục 1

1. Kinh tế

-Từ năm 1952 đến 1960: có bước phát triển nhanh.

-Từ năm 1960 đến 1973: giai đoạn phát triển "thần kỳ" [tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/ năm]. Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản sau Mỹ [tổng sản phẩm quôc dân là 183 tỷ USD].

-Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới cùng với Mỹ và Tây Âu.

Video tư liệu về Nhật Bản những năm 1960


Mục 2

2. Khoa học – kĩ thuật

- Rất coi trọng giáo dục và khoa học- kỹ thuật,luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế.

- Khoa học - kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng, đạt được nhiều thành tựu lớn.

- Ngoài các sản phẩm dân dụng nổi tiếng thế giới [như tivi, tủ lạnh, ôtô,...] Nhật Bản còn đóng tàu chở dầu có trọng tải 1 triệu tấn; xây dựng các công trình thế kỉ như đường ngầm dưới biển dài 53,8 km nối hai đảo Hônsu và Hốccaiđô, cầu đường bộ dài 9,4 km nối hai đảo Hônsu và Sicôcư.

Cầu Seto Ohasi nối hai đảo Hôn-su và Si-cô-cư

* Nguyên nhân phát triển của Nhật Bản:

1. Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu;

2. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước;

3. Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao;

4. Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm;

5. Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp [không vượt quá 1% GDP], nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế;

6. Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển, như nguồn viện trợ Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên [1950-1953] và Việt Nam [1954-1975] để làm giàu,...

* Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản vẫn có những hạn chế và gặp phải nhiều khó khăn:

1. Lãnh thổ Nhật Bản không rộng, tài nguyên khoáng sản rất nghèo nàn, nền công nghiệp của Nhật Bản hầu như phụ thuộc vào các nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ bên ngoài;

2. Cơ cấu cùng kinh tế của Nhật Bản thiếu cân đối, tập trung chủ yếu vào ba trung tâm là Tôkiô, Ôxaca và Nagôia, giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng có sự mất cân đối;

3. Nhật Bản luôn gặp sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu, các nước công nghiệp mới, Trung Quốc ...

Mục 3

3. Về chính trị

- Từ năm 1955 đến năm 1993, Đảng Dân chủ Tự do [LDP] liên tục cầm quyền ở Nhật Bản.

- Nhật Bản chủ trương xây dựng “Nhà nước phúc lợi chung”, tăng thu nhập quốc dân lên gấp đôi trong vòng 10 năm [1960 - 1970].

Mục 4

4. Đối ngoại

- Liên minh chặt chẽ với Mĩ [Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhậtcó giá trị 10 năm sau đó được kéo dài vĩnh viễn] đứng về phía Mĩ trong chiến tranh Việt Nam.

- Năm 1956, bình thường hóa với Liên Xô, tham gia Liên Hợp Quốc.

Mục 5

5. Mở rộng: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản

- Nếu như đối với sự phát triển kinh tế của Mĩ thì khoa học - kĩ thuật là nguyên nhân quan trọng nhất vì Mĩ là quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng Khoa học - kĩ thuật lần thứ hai, đạt nhiều thành tựu nổi bật.

- Tuy nhiên, đối với Nhật Bản lại khác, một đất nước thất bại trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, phải gánh chịu hậu quả nặng nề; tài nguyên thiên nhiên lại nghèo nàn, cơ cấu kinh tế chưa cân đối và sự canh tranh quyết liệt của các nước tư bản.

=> Chính vì thế, sức mạnh của con người Nhật Bản đóng vai trò quan trọng nhất dẫn tới sự phát triển thần kì của đất nước này ở giai đoạn 1960 - 1973.

- Do đó các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có thể vận dụng bài học này, tập trung đầu tư phát triển giáo dục con người, áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới, coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu để tạo ra nguồn lực vững chắc cho công cuộc đổi mới hiện nay.

ND chính

- Những nét cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại của Nhật Bảntừ năm 1952 đến năm 1973.

- Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Loigiaihay.com

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy Nhật Bản

  • Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991

    Tóm tắt mục III. Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991. Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, từ năm 1973 trở đi,

  • Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2000

    Tóm tắt mục IV. Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2000. Từ đầu thập kỉ 90, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái

  • Lý thuyết Nhật Bản [1945-2000]

    Lý thuyết Nhật Bản [1945-2000]

  • Nêu nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 53 SGK Lịch sử 12

  • Liên minh Nhật - Mĩ được biểu hiện như thế nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 53 SGK Lịch sử 12

  • Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ [1961-1965]

    Tóm tắt mục V. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ [1961-1965]

  • Hãy lập bảng tóm tắt về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 112 SGK Lịch sử 12

  • Lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 theo nội dung sau: thời gian, nội dung hoạt động, ý nghĩa

    Giải bài tập Bài 2 trang 82 SGK Lịch sử 12

  • Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh

    Tóm tắt mục II. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh

Video liên quan

Chủ Đề