Nêu các giải pháp để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý đất đai

Công nghệ thông tin và hiện đại hoá ngành Tài nguyên và Môi trường 

Sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tiềm lực kinh tế ngày được nâng cao, đất nước đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tuy nhiên về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, những yếu kém, hạn chế đó có nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân chủ yếu là chưa nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của công nghệ thông tin [CNTT] trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

CNTT vừa có vai trò là hạ tầng mềm cho sự phát triển vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành và các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhờ có CNTT mà hàng loạt các ngành khoa học, công nghiệp và dịch vụ mới ra đời, cho phép giải quyết các bài toán phát triển, khắc phục được những khó khăn, ách tắc trong quản lý, hoạt động của các cơ quan, tổ chức, lĩnh vực. Hạ tầng CNTT vừa là hạ tầng kinh tế, vừa là hạ tầng xã hội, là hạ tầng của hạ tầng. CNTT không chỉ có vai trò quan trọng hàng đầu trong khâu đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội mà còn góp phần quan trọng trong cải cách hành chính, cải cách thể chế, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa, minh bạch hóa thông tin, thực hiện công bằng xã hội.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, giải pháp để phát triển và ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước, phát triển các doanh nghiệp, phục vụ nâng cao đời sống người dân, phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy CNTT nước ta đã có bước phát triển ấn tượng với nhiều thành tựu trong ngành công nghiệp phần mềm, viễn thông và ứng dụng CNTT trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động quản lý. Tuy nhiên nhiệm vụ ứng dụng và phát triển CNTT hiện nay gặp nhiều khó khăn, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp chưa khai thác hết sức mạnh, khả năng của CNTT trong giải quyết các vấn đề của quản lý và phát triển, chưa thực sự chú trọng phát triển CNTT, chậm triển khai xây dựng hạ tầng CNTT đồng bộ... Nhằm khắc phục một trong những hạn chế, tắc nghẽn của tăng trưởng đất nước, Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong ba mũi đột phá quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020. Hội nghị Trung ương lần thứ tư [Khóa XI] đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 về " Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020". Trong đó CNTT và truyền thông được coi là một bộ phận của hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia; coi thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong từng ngành, từng lĩnh vực. Để triển khai thực hiện, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2012 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, trong đó quy định những nội dung quan trọng về nhiệm vụ của các cấp, các ngành phải thực hiện về định hướng phát triển hạ tầng thông tin và ứng dụng CNTT, đồng thời xác định trách nhiệm của các Bộ, ngành, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong xây dựng hạ tầng CNTT.

Việc triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 13 của Trung ương và Chương trình hành động của Chính phủ về xây dựng hạ tầng CNTT, sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giải quyết những khó khăn, trở ngại trong hoạt động và phát triển ngành tài nguyên và môi trường, từng bước hiện đại hóa ngành. Những nhiệm vụ chủ yếu toàn ngành cần tập trung thực hiện trong giai đoạn tới:

Thứ nhất, đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm hệ thống mạng thông tin tài nguyên môi trường đồng bộ, hiện đại được kết nối từ Bộ đến các đơn vị trong toàn ngành; giải quyết tốt nhiệm vụ lưu trữ, xử lý, truyền tải thông tin; xây dựng trung tâm dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường hiện đại, nhằm tích hợp và chia sẻ thông tin, dữ liệu của 7 lĩnh vực chuyên ngành do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý gồm: Đất đai, nước, địa chất khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo, phục vụ công tác quản lý nhà nước và cung cấp thông tin theo yêu cầu của doanh nghiệp, công dân; xây dựng hệ thống, giám sát an ninh, an toàn, bảo mật và khắc phục sự cố; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường, trong đó ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; đảm bảo tính đồng bộ và cập nhật kịp thời dữ liệu giữa các cấp quản lý trong ngành; xây dựng trung tâm tính toán hiệu năng cao có khả năng xử lý các bài toán đòi hỏi tốc độ tính toán cao để xử lý khối lượng dữ liệu lớn; đầu tư thiết bị, công nghệ phục vụ công việc điều tra, khảo sát, quan trắc, đo đạc bằng công nghệ số, bảo đảm tự động hoá hầu hết việc thu nhận, truyền tải dữ liệu tài nguyên và môi trường.

Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các cơ quan, đơn vị trong ngành bao gồm: Ứng dụng có hiệu quả các phần mềm chuyên ngành, ưu tiên xây dựng các ứng dụng mã nguồn mở; các tác nghiệp trong quản lý hành chính thực hiện trên môi trường mạng; đẩy mạnh các hình thức giao dịch điện tử; sử dụng văn bản, chữ ký điện tử; ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho nền hành chính hiện đại phục vụ người dân và doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng loại hình dịch vụ công do các cơ quan hành chính cung ứng; nâng cao năng lực giải quyết thủ tục hành chính [hiện tại toàn ngành đang quản lý 257 thủ tục hành chính] thông qua dịch vụ công trực tuyến; cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm ngành tài nguyên và môi trường cho mọi đối tượng qua các hệ thống thông tin trực tuyến.

Thứ ba, Tập trung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng, để triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường; phổ cập kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành; đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành tài nguyên và môi trường.

Thứ tư, để tạo điều kiện thực hiện được các mục tiêu nêu trên, cần xây dựng cơ chế, chính sách toàn diện về phát triển hạ tầng CNTT bao gồm: Phân cấp quản lý thông tin, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về CNTT, huy động các nguồn tài chính đầu tư từ các thành phần kinh tế...

Với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Bộ, toàn ngành tài nguyên và môi trường ra sức phấn đấu, kiên trì thực hiện một cách đồng bộ trong triển khai xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của ngành, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành mục tiêu xây dựng hiện đại hóa ngành tài nguyên và môi trường với hạ tầng CNTT đồng bộ, hoàn chỉnh.

Tác giả bài viết: TTTT [theo ciren.vn]

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai đã đạt được một số thành tựu nhất định.

  • Hoàn thiện chính sách, pháp luật để tháo gỡ vướng mắc quản lý đất đai

  • TP Hồ Chí Minh chấn chỉnh công tác quản lý đất đai

Tuy nhiên, những bất cập như: Yếu tố đầu tư về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, nguồn nhân lực, dữ liệu hiện có và các chính sách… cần có định hướng chiến lược và giải pháp cụ thể, phù hợp để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Nhiều bất cập

Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 179/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, đặt ra 4 mục tiêu chủ yếu và 7 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là một trong các nhiệm vụ cơ bản nhất.

Khu vực đang bị bỏ hoàng trong Khu Công nghệ cao, quận 9 [TP Hồ Chí Minh]. Ảnh: Trần Xuân Tình/TTXVN

Sau 5 năm Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Chiến lược, đến nay đã có những thay đổi căn bản trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Luật Công nghệ thông tin năm 2007 được thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và thứ 8 Quốc hội khóa XI là những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng thể chế hóa Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị. Ngày 10/4/2007 Chính phủ ban hành Nghị định 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước [Nghị định 64]. Nghị định này đã quy định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước và xác định trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phạm vi ngành, địa phương mình.

Theo ông Mai Văn Phấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nhu cầu ứng dụng công nghệ phát triển cơ sở dữ liệu đất đai đang rất cấp bách, nhưng công cụ triển khai còn chưa đáp ứng được; nhận thức của đội ngũ cán bộ về Chính phủ điện tử còn hạn chế, chưa nắm rõ yêu cầu của cách mạng công nghệ 4.0 cho ngành đất đai. Chính sách quản lý Nhà nước về đất đai cũng đang trong quá trình hoàn thiện, quy trình thực hiện, mẫu báo cáo, mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thay đổi nhiều trong thời gian ngắn dẫn tới công tác ứng dụng công nghệ thông tin gặp nhiều bất cập, việc phải chỉnh sửa các hệ thống vừa đưa vào sử dụng trong thời gian rất ngắn, thiếu kinh phí xây dựng rất phổ biến.

Tuy đã có một số văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách nhất định trong việc ứng dụng công nghệ thông tin ngành quản lý đất đai, nhưng hệ thống văn bản còn thiếu nhiều, từ bước lập các dự án, thực hiện, kiểm tra nghiệm thu, quy chuẩn kỹ thuật, giao nộp sản phẩm, định mức kinh tế kỹ thuật... Do đó, để thúc đẩy công tác ứng dụng Công nghệ thông tin trong ngành tài nguyên và môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Quyết định số 1888/QĐ-BTNMT ngày 29/9/2008 về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định 102/2008/NĐ-CP về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường, trong đó quy định chi tiết danh mục dữ liệu của lĩnh vực quản lý đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường các cấp, các ngành. Đồng thời, Bộ đã ban hành Thông tư 7/2009/TT-BTNMT ngày 10/7/2009 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 102/2008/NĐ-CP, trong đó quy định chi tiết hơn về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thu thập, quản lý và cung cấp dữ liệu.

Triển khai cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Hành chính điện tử, Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính [Văn phòng Chính phủ], nhiệm vụ chủ yếu của ngành quản lý đất đai giai đoạn 2018 - 2020 là tiếp tục triển khai cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia trên nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu cấp tỉnh và cấp Trung ương; kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu các bộ, ngành, kết nối cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thực định danh điện tử. Theo đó, giai đoạn 2019 - 2020, tập trung hoàn thiện cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa lý quốc gia cung cấp hạ tầng dữ liệu thiết yếu cho vận hành, phát triển Chính phủ điện tử, các dịch vụ công trực tuyến, phát triển đô thị thông minh.

Theo ông Trần Kiêm Dũng, Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cần xây dựng thể chế và chính sách chia thành các nhóm giải pháp về tiêu chuẩn, quy trình, quy định kỹ thuật, cơ cấu tổ chức; nhóm quy định về chính sách cập nhật, chia sẻ và sử dụng thông tin đất đai; nhóm quy định về tính pháp lý của cơ sở dữ liệu về đất đai và hiện đại hóa các thủ tục hành chính; nhóm các chính sách tăng cường năng lực cho các cơ quan xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai.

Các giải pháp về tiêu chuẩn, quy trình, quy định kỹ thuật cần xây dựng mô hình quản lý dữ liệu đất đai các cấp, kiến trúc về hệ thống thông tin đất đai theo mô hình phân cấp quản lý phù hợp đặc thù tại Việt Nam, chuẩn dữ liệu địa chính quản lý tại cấp Trung ương và địa phương, chế độ thông tin báo cáo, đồng bộ và trao đổi dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu đất đai từ cấp huyện, tỉnh đến cấp Trung ương. Các chính sách cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng cục Quản lý đất đai và Cục Công nghệ thông tin theo hướng chung của Bộ.

Ngoài ra, các quy định về cơ cấu tổ chức của các đơn vị có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai các cấp cần phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị như Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm phát triển quỹ đất, Trung tâm kỹ thuật, Trung tâm Công nghệ thông tin trong việc xây dựng và bảo trì cơ sở dữ liệu về đất đai. Đồng thời, cần có các quy định về biên chế, yêu cầu về năng lực đối với lãnh đạo các đơn vị về ứng dụng công nghệ thông tin, chính sách thu hút nguồn nhân lực để vận hành và bảo trì hệ thống.

Bên cạnh đó, các quy định về tính pháp lý của cơ sở dữ liệu đất đai cần được xây dựng nhằm khắc phục tình trạng xây dựng mang tính tham khảo, không có giá trị pháp lý trong các giao dịch dân sự và quản lý Nhà nước dẫn tới các cơ sở dữ liệu đất đai hiện tại ở các địa phương chỉ để in báo cáo, sổ sách và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hơn nữa, cần gắn liền quá trình đo vẽ, đăng ký ban đầu và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với việc xây dựng và chỉnh lý biến động đất đai vào cơ sở dữ liệu.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai Mai Văn Phấn cho biết: Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và thực hiện dự án “Xây dựng và thử nghiệm Chuẩn dữ liệu địa chính ở Việt Nam” nhằm xây dựng, ban hành và áp dụng một chuẩn dữ liệu địa chính chung cho Việt Nam.

Chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam được áp dụng trực tiếp để xây dựng các cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ nhu cầu quản lý đất đai; trao đổi dữ liệu địa chính giữa các cấp; cung cấp dữ liệu địa chính cho các ngành có nhu cầu và cộng đồng. Phương pháp tiếp cận dự án là xây dựng Chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam trên cơ sở hướng dẫn của Chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và bộ chuẩn thông tin địa lý quốc tế ISO 19100. Theo đó, Chuẩn dữ liệu địa chính bao gồm: Nội dung dữ liệu địa chính, mô hình cấu trúc dữ liệu địa chính, hệ quy chiếu tọa độ dữ liệu địa chính, siêu dữ liệu áp dụng cho dữ liệu địa chính, yêu cầu về chất lượng dữ liệu địa chính, trình bày dữ liệu địa chính và trao đổi, phân phối dữ liệu địa chính.

Bài 2: Cần công khai, minh bạch thông tin để thu hút đầu tư

Diệu Thúy [TTXVN]

Nhiều bất cập trong quản lý đất đai, xây dựng trên huyện đảo Kiên Hải

Kiên Hải là huyện đảo của tỉnh Kiên Giang có 23 đảo nổi lớn nhỏ; trong đó, 11 đảo có dân sinh sống với 4 đơn vị hành chính gồm 4 xã [Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn và Nam Du], có diện tích tự nhiên 2.459,79 ha. Trong số này, đất rừng phòng hộ chiếm 52,3% diện tích với dân số hơn 20.750 người.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Ứng dụng,
  • công nghệ thông tin,
  • quản lý đất đai,
  • dữ liệu đất đai,

Video liên quan

Chủ Đề