Nêu một ví dụ về dụng cụ điện chuyển hóa điện năng thành cơ năng

Hay nhất

Quạt máy: Điện năng chuyển hóa thành cơ năng

Bếp điện: Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

Đèn ống: Điện năng chuyển hóa thành quang năng.

Nạp ắc quy: Điện năng chuyển hóa thành hóa năng

Bài tập Sách giáo khoa

 Bài C1 (trang 154 SGK Vật Lý 9): Ở các lớp dưới, ta đã làm quen với khái niệm năng lượng. Hãy chỉ ra trường hợp nào dưới đây có cơ năng (năng lượng cơ học).

- Tảng đá nằm dưới mặt đất.

- Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất

- Chiếc thuyền chạy trên mặt nước.

Lời giải:

Tảng đá được nâng lên khỏi mặt dất (có khả năng thực hiện công cơ học).

Bài C2 (trang 154 SGK Vật Lý 9): Những biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?

- Làm cho vật nóng lên.

- Truyền âm được.

- Phản chiếu được ánh sáng.

- Làm cho vật chuyển động.

Lời giải:

Làm cho vật nóng lên.

Bài C3 (trang 154 SGK Vật Lý 9): Trên hình 59.1 SGK vẽ các thiết bị trong đó thực hiện sự biến đổi năng lượng từ dạng ban đầu sang dạng cuối cùng cần dùng cho con người. Hãy chỉ ra năng lượng đã chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào qua các bộ phận (1), (2) của mỗi thiết bị. Điền vào chỗ trống tên của dạng năng lượng xuất hiện ở bộ phận đó.

Lời giải:

Thiết bị A: (1) cơ năng thành điện năng, (2) điện năng thành nhiệt năng.

Thiết bị B: (1) điện năng thành cơ năng, (2) động năng thành động năng.

Thiết bị C: (1) hóa năng thành nhiệt năng, (2) nhiệt năng thành cơ năng.

Thiết bị D: (1) hóa năng thành điện năng, (2) điện năng thành nhiệt năng.

Thiết bị E: (2) quang năng thành nhiệt năng.

Bài C4 (trang 155 SGK Vật Lý 9): Trong các trường hợp ở hình 59.1 SGK ta nhận biết được điện năng, hóa năng, quang năng khi chúng ta được chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?

Lời giải:

Hóa năng thành cơ năng trong thiết bị C.

Hóa năng thành nhiệt năng trong thiết bị D.

Quang năng thành nhiệt năng trong thiết bị E.

Điện năng thành cơ năng trong thiết bị B.

Bài C5 (trang 156 SGK Vật Lý 9): Ngâm một dây điện trở vào một bình cách nhiệt đựng 2 lít nước. Cho dòng điện chạy qua dây này trong một thời gian, nhiệt độ nước trong bình tăng từ 20oC lên 80oC. Tính phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J.kg.K.

Lời giải:

Nhiệt lượng mà nước nhận được làm cho nước nóng lên tính theo công thức:

Q = mc(t2o - t1o) = 2.4.200(80 - 20) = 504000J.

Nhiệt lượng này do dòng điện tạo ra và truyền cho nước, vậy có thể nói rằng dòng điện có năng lượng, gọi là điện năng. Chính điện năng này đả chuyển thành nhiệt năng làm nước nóng lên. Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng cho các hiện tượng nhiệt và điện, ta có thể nói phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước là 504000J.

Bài tập Sách bài tập

 Bài 1 trang 121 sách bài tập Vật Lí 9: Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào?

A. Làm tăng thể tích vật khác.

B. Làm nóng một vật khác.

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.

D. Nổi được trên mặt nước.

Lời giải:

Chọn B. Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng làm nóng một vật khác.

Bài 2 trang 121 sách bài tập Vật Lí 9: Trong các dụng cụ tiêu thụ điện năng, điện năng được biến đổi thành dạng năng lượng nào để có thể sử dụng trực tiếp? Cho ví dụ.

Lời giải:

Điện năng biến đổi thành nhiệt năng. Ví dụ bàn là, nồi cơm điện.

Điện năng biến đổi thành quang năng. Ví dụ: đèn Led, đèn ống

Điện năng biến đổi thành cơ năng. Ví dụ: máy bơm, quạt điện

Bài 3 trang 121 sách bài tập Vật Lí 9: Trong chu trình biến đổi của nước biển (từ nước thành hơi, thành mưa trên nguồn, thành nước chảy trên suối, sông về biển) có kèm theo sự biến đổi của năng lương từ dạng nào sang dạng nào?

Lời giải:

Quang năng của ánh sáng mặt trời biến đổi thành nhiệt năng làm nước nóng bốc hơi thành mây bay lên cao có thế năng; giọt mưa từ đám mây rơi xuống thì thế năng chuyển thành động năng; nước từ trên núi cao chảy xuống suối, sông ra biển thì thế năng của nước biển thành động năng.

Bài 4 trang 121 sách bài tập Vật Lí 9: Con người muốn hoạt động (đi lại, giữ ấm cơ thể...) cần phải có năng lượng. Năng lượng đó do đâu mà có và đã được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào ?

Lời giải:

Thức ăn vào cơ thể xảy ra các phản ứng hóa học, hóa năng biến thành nhiệt năng làm nóng cơ thể, hóa năng thành cơ năng làm các cơ bắp hoạt động.

Bài 5 trang 121 sách bài tập Vật Lí 9: Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng có biểu hiện gì?

A. Đứng yên

B. Chuyển động

C. Phát sáng

D. Đổi màu

Lời giải:

Chọn B. Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng biểu hiện khi nó chuyển động.

Chuông IV Sự BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HOA NĂNG LUONG NÃNG LƯỢNG VÀ sư CHƯVỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG A - TRỌNG TÂM KIẾN THÚC Cách nhận biết một vật có năng lượng : Vật có khả nãng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác. Lưu ý : Cơ năng và nhiệt năng không thể tự sinh ra được mà chúng được chuyển hoá từ các dạng nãng lượng khác. Ví dụ : Dòng điện chạy qua động cơ điện làm động cơ quay và nóng lên, điện nãng được chuyển hoá thành cơ năng và nhiệt năng. Có thể nhận biết được hoá năng, điện năng, quang năng khi chúng được chuyển hoá thành cơ nãng hay nhiệt năng. Nói chung mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá nãng lượng từ dạng này sang dạng khác. Lưii ỷ : Các dạng năng lượng có sự biến đổi qua lại chứ không chỉ đi theo một chiều. Ví dụ : Điện năng có thể biến đổi thành cơ năng và ngược lại cơ năng cũng có thể biến đổi thành điện năng. B - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG SGK VÀ GIẢI BÀI TẬP TRONG SBT Cl. Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất có cơ năng dưới dạng thế năng. Chiếc thuyền chạy trên mặt nước có cơ nãng dưới dạng động năng. C2. Làm cho vật nóng lên. C3. Thiết bi A : (1) Cơ năng thành điện năng, (2) điện năng thành nhiệt nang và quang năng. Thiết bị B : (1) Điện năng thành cơ năng và nhiệt năng, (2) cơ nãng của khí thành cơ năng của cánh quạt và nhiệt năng. Thiết bị c : (1) Hoá năng thành nhiệt năng, (2) nhiệt năng thành cơ năng. Thiết bị D : (1) Hoá năng thành điện năng, (2) điện năng thành nhiệt nãng và quang năng. Thiết bị E : (1) Đổi hướng truyền quang năng, một phần quang năng thành nhiệt năng, (2) quang nãng thành nhiệt năng. C4. Dạng năng lượng ban đầu Dạng năng lượng cuối cùng mà ta nhận biết Hoá năng Cơ năng (trong thiết bị C), nhiệt năng (trong thiết bị D) Quang năng Nhiệt năng (trong thiết bị E) Điện năng Cơ nãng (trong thiết bị B) C5. Nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 20°C đến 80°C là : Q = mc(t£-t°) = 2.4200.(80 - 20) = 504000 J Khi dòng điện chạy qua dây điện trở thì toàn bộ điện năng được chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng nước nên phần điện nãng dòng điện truyền cho nước là 504000 J. B. Điện năng được biến đổi thành nhiệt năng. Ví dụ : Bàn là, nồi cơm điện,... Điện năng được biến đổi thành cơ năng. Ví dụ : Quạt điện, máy khoan,... Quang năng của ánh sáng mặt trời biến đổi thành nhiệt năng làm nóng nước. Nước nóng làm hơi nước bay lén cao thành các đám mây có thế năng. Giọt mưa từ các đám mây rơi xuống thì thế năng chuyển thành động nãng. Nước từ trên núi cao chảy xuống suối, xuống sông ra biển thì thế năng chuyển thành động nãng. Thức ăn vào cơ thổ xảy ra các phản ứng hoá học, hoá năng thành nhiệt năng làm ấm cơ thể, hoá năng biến thành cơ năng làm các cơ bắp hoạt động giúp cho cơ thể vận động được. B. 59.6. c. 59.7. B. 59.8. B. 59.9. A. c - BÀI TẬP BỔ SUNG 59a. Một học sinh ném một quả bóng rổ Ịên cao, quả bóng lên đến một độ cao nào đó và rơi xuống đất, nảy lên một độ cao nhỏ hơn, lại rơi xuống đất. Sau nhiều lần nảy lên, rơi xuống đất như vây, quả bóng nằm yên trên mặt đất. Hãy phân tích sự biến đổi nãng lượng trong quá trình trên. 59b. Khi dùng cưa máy để xẻ gạch hoặc đá thì sự chuyển hoá năng lượng nào sau đây xảy ra ? A. Điện năng thành cơ năng. B. Cơ năng thành điện nãng. c. Điện năng thành hoá nâng. D. Nhiệt năng thành điện năng.