Ngâm chân nhiều có tốt không

Phương pháp ngâm chân trị bệnh có tốt không? Ngâm chân trong nước nóng với những dược liệu là cách trị bệnh được truyền lại từ ông bà ta. Một số bệnh liên quan đến xương khớp, cảm lạnh, phong hàn, các bộ phận có huyệt ở chân thường được áp dụng cách này để trị liệu mang lại hiệu quả rất tốt cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu không biết cách áp dụng đúng thì việc ngâm chân chữa bệnh dễ mắc sai lầm và rất mất công. Những lưu ý với phương pháp ngâm chân trị bệnh sau sẽ là cẩm nang để bạn có thể sử dụng hiệu quả nhất.

Tác dụng của ngâm chân nước nóng

Ngâm chân nước nóng là một phương pháp đơn giản để nâng cao cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

 Cải thiện trí não và tinh thần

Ngâm chân nước nóng sẽ giúp bạn thư giãn sâu, giảm stress và hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Bên cạnh đó, phương pháp cổ truyền này còn mang lại cảm giác hài lòng, thỏa mãn, tăng cường sự tập trung trí não và năng lượng mỗi khi bạn mệt mỏi.

Tăng cường thể chất

Xu hướng tự nhiên của cơ thể là hướng tới sự cân bằng từ bên trong để duy trì sức khỏe ổn định. Ngâm chân nước ấm kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ mang lại sự thư giãn, giúp cơ thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.

Ngoài ra, phương pháp này còn làm tăng lưu thông máu, giải độc và bổ sung dinh dưỡng cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Đây cũng là cách điều trị hiệu quả một số triệu chứng phổ biến như huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức, các vấn đề về tiêu hóa và suy giảm chức năng khớp xương.

Chữa trị các bệnh mãn tính

Tác dụng của ngâm chân nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Đặc biệt, khi kết hợp với bấm huyệt bàn chân, phương pháp cổ truyền này còn được áp dụng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, từ tiểu đường cho đến lạc nội mạc tử cung và đau cơ xơ hóa.

Đối với người bệnh ung thư, thường xuyên ngâm và xoa bóp chân sẽ giúp nâng cao hiệu quả của quá trình hóa trị liệu.

 Giảm chứng mất ngủ

Nếu hay bị mất ngủ, bạn có thể ngâm chân nước muối hoặc ngâm chân nước gừng ấm đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi ngủ. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.

 Ngâm chân giúp trị bệnh ngoài da

Một số bệnh nấm chân hoặc nấm móng chân đều được chữa trị hiệu quả bằng phương pháp ngâm chân với nước muối ấm. Muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da rất tốt với tác dụng tẩy tế bào chết, giảm viêm nhiễm, ngứa, đau nhức và nhanh chóng phục hồi vết thương.

 Khử mùi hôi chân

Ngâm chân nước nóng có tác dụng gì? Không chỉ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, ngâm chân bằng nước nóng còn giúp bạn giải quyết mùi hôi chân. Bạn có thể kết hợp với một số loại thảo dược, tinh dầu khác để có đôi chân sạch sẽ, thơm tho hơn.

Ngâm chân đúng cách để chữa bệnh hiệu quả

Nguyên liệu để ngâm chân:

-Các vị thuốc thường dùng ngâm chân là gừng tươi đâm nhuyễn khoảng 15-20g trộn với một muỗng canh muối hạt to [hoặc nhuyễn]. Có thể phối hợp thêm các dược liệu khác như thiên niên kiện 15g, nhục quế 5g, đại hồi 8g, địa liền 12g, độc hoạt 10g, sa nhân 10, thuốc cứu [ngãi cứu] 15-20g, lá lốt 15-20g…

Cách chế biến nước ngâm chân:

Cách “bào chế thuốc” ngâm chân khá đơn giản. Chỉ cần nấu các dược liệu với khoảng 1,5-2 lít nước, cho đến khi còn lại khoảng 1,5 lít. Pha thêm nước nguội cho nhiệt độ còn khoảng 40 độ C. Khi ngâm phải châm tiếp nước nóng để duy trì nhiệt độ đó trong suốt quá trình ngâm.
Tuyệt đối không được ngâm với nước quá nóng. Dễ làm bỏng chân và làm tăng tình trạng dãn tĩnh mạch khiến chân bị sưng phù. Ngược lại, ngâm nước lạnh có thể bị nhiễm lạnh, gây cảm, ho, sổ mũi…

 Lượng nước ngâm chân:

Chỉ để lượng nước ngâm vừa phải, từ mắt cá trở xuống, không được ngâm đến bắp chân. Trong quá trình ngâm, có thể thả vài viên sỏi. Hoặc dụng cụ massage gan bàn chân để lăn bàn chân lên, giúp tăng hiệu quả. Nên chọn phòng thoáng mát, tránh gió lùa và thư giãn khi ngâm chân.

Thời gian ngâm chân:

Chỉ ngâm chân khoảng 30 phút. Sau đó có thể tự massage bàn chân bằng cách dùng lòng bàn tay xát mạnh và xoay tròn các ngón chân. Chú ý tìm những điểm có cảm giác đau, ấn day vào đó sẽ tăng hiệu quả phòng trị bệnh. Khi ngâm chân phải có một chiếc khăn bên cạnh, ngâm xong lau khô chân ngay. Nếu không sẽ dễ cảm lạnh.

Ngâm chân một tuần bao nhiêu lần?

Ngâm chân để phòng ngừa bệnh: Chỉ nên ngâm tối đa 3 lần/tuần. Ngâm chân để giảm đau khớp: Tùy theo tình trạng đau khớp và khuyến nghị của bác sĩ, số lần ngâm chân có thể là 3 lần/tuần, sẽ giảm dần số lần ngâm chân nếu như triệu chứng nhẹ đi và ngược lại.

Ngâm chân mỗi ngày có tác dụng gì?

Ngâm chân giúp đường máu vận chuyển trong cơ thể được khai thông, điều chỉnh huyết áp, loại bỏ hàn khí [khí lạnh] và chất độc. Nhờ đó, bạn tránh được bệnh tật, ngủ ngon hơn và đôi chân luôn được khỏe mạnh. Sau khi ngâm, thể massage chân để tăng hiệu quả.

Không nên ngâm chân khi não?

Người bị đau đầu, buồn nôn, ho, huyết áp không ổn định cũng không nên ngâm chân. Những người bị herpes, eczema,… cũng không nên ngâm chân vào nước nóng để tránh bị nhiễm trùng. Phụ nữ mang thai không nên xông nước nóng hay ngâm chân, chỉ cần dùng nước ấm rửa chân là được.

Ngâm chân bằng nước ấm như thế não?

Bước 1: Tìm một chiếc chậu đủ lớn để đặt hai bàn chân vào một cách thoải mái rồi đổ nước ấm vào đầy chậu. Bước 2: Cho vào thau các nguyên liệu khác để giúp thư giãn bàn chân như muối, tinh dầu… rồi khuấy đều để chúng hòa tan hoàn toàn. Bước 3: Dùng khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ nước trước khi ngâm.

Chủ Đề