Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo điểm chuẩn

Cập nhật 27/07/2021 bởi

Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo là một ngành học khá mới mẻ hiện nay. Đây là lĩnh vực tiềm năng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam và sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Hiện nay nước ta đang khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao bởi có khá ít trường đưa ngành này vào đào tạo chính thức. Chắc chắn có khá nhiều bậc phụ huynh và học sinh còn mông lung chưa hiểu hết về ngành Robot và trí tuệ nhân tạo. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một vài thông tin thú vị về ngành giúp bạn đọc giải tỏa nỗi băn khoăn.

Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo là gì?

Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo là ngành học chuyên đào tạo về các lĩnh vực công nghệ điện tử trong robot và trí tuệ nhân tạo (Al), đặc biệt hướng tới phần thông minh hay bộ não của robot, từ đó đưa ra những lập trình cho robot và các thiết bị hệ thống tự động sử dụng robot…

Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo điểm chuẩn
Ngành Rô bốt và trí tuệ nhân tạo là gì?

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu trong phạm vi của ngành công nghệ kỹ thuật Điện tử – Viễn thông. Bên cạnh đó, sinh viên còn được mở rộng vốn hiểu biết về một số lĩnh vực như: khoa học xã hội, khoa học chính trị; khả năng lập kế hoạch, tổ chức giám sát các quá trình trong mảng điện tử – viễn thông và đặc biệt kiến thức chuyên ngành về robot, robot di động, thị giác máy tính và trí tuệ nhân tạo.

Các khối thi vào ngành Robot và trí tuệ nhân tạo như thế nào?

Đây là ngành học đòi hỏi yêu cầu cao về khả năng sáng tạo, tư duy, khả năng nghiên cứu tốt. Mỗi trường sẽ có mỗi mã ngành và khối xét tuyển khác nhau. Do vậy, các bạn nên theo dõi kỹ trang tuyển sinh của trường để lựa chọn khối thi chính xác nhất. Theo tổng hợp chung, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có các sự lựa chọn về khối thi như sau:

  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
  • Khối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý)
  • Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
  • Khối A19 (Toán, Vật lý, Bài kiểm tra tư duy)

Điểm chuẩn vào ngành Robot và trí tuệ nhân tạo như thế nào?

Mặc dù đây là ngành học khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng hiện đang thu hút rất nhiều sự chú ý từ quý bậc phụ huynh và các bạn thí sinh. Điểm chuẩn của ngành này đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Không những vậy, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường cũng khá ít, dẫn đến tỉ lệ chọi giữa các thí sinh khá cao. Mức điểm chuẩn của ngành dao động từ 22 – 28,5 điểm. Đặc biệt hơn nữa là ngành này chỉ xét tuyển dựa theo kết quả thi THPTQG, không xét học bạ hay áp dụng phương thức khác. Một số chuyên gia dự đoán rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều trường tuyển sinh ngành này nhưng chắc chắn điểm chuẩn của ngành vẫn không hề giảm.

Các trường đại học nào đào tạo ngành Robot và trí tuệ nhân tạo?

Ngành học này hiện còn khá mới và chưa được nhiều trường đưa vào giảng dạy chính thức. Nếu các sĩ tử có niềm đam mê và hứng thú với ngành này thì có thể tham khảo và lựa chọn một số trường được đề cập dưới đây:

  • Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Đại học FPT
  • Đại học Điện lực
  • Khoa CNTT – Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội)
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Công nghệ thông tin TP.HCM (Đại học Quốc gia TP.HCM)

Mỗi trường đại học sẽ xây dựng riêng cho mình đề án tuyển sinh, chỉ tiêu cũng như mức học phí riêng. Do vậy, các bạn thí sinh cần tìm hiểu kỹ để có thể lựa chọn cho mình một môi trường phù hợp.

Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?

Để biết được câu trả lời chính xác cho bản thân, bạn có thể cân nhắc những tố chất sau đây:

Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo điểm chuẩn
Cần có những tố chất gì để có thể theo đuổi ngành học?
  • Có khả năng tư duy, đầu óc nhạy bén
  • Phải có đam mê với ngành học, chỉ có đam mê mới giúp bạn thành công để theo đuổi nghề
  • Khả năng tìm kiếm và nghiên cứu về khoa học, công nghệ
  • Chịu được áp lực công việc, sức khỏe tốt
  • Có sự yêu thích, hứng thú với máy móc
  • Kỹ năng làm việc nhóm, khả năng độc lập trong công việc

Cơ hội việc làm của ngành Robot và trí tuệ nhân tạo như thế nào?

Sau khi ra trường, sinh viên chuyên ngành này hoàn toàn có đủ năng lực để có thể đảm nhận các vị trí sau:

Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo điểm chuẩn
Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành này ra sao?
  • Thiết kế, chế tạo, lập trình cho robot, các thiết bị điện tử có sử dụng robot tại các tập đoàn kinh doanh, sản xuất robot
  • Chuyên gia nghiên cứu, phân tích dữ liệu ở các bộ phận nghiên cứu, phát triển sản phẩm trí tuệ nhân tạo
  • Kỹ sư Al và Machine Learning
  • Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng

Mức lương của ngành Robot và trí tuệ nhân tạo là bao nhiêu?

Một trong những lý do thu hút các bạn trẻ theo học ngành này chính là mức lương cao ngất ngưởng. Theo khảo sát cho thấy, mức lương mà các doanh nghiệp trả cho sinh viên ngành này sau khi ra trường là 22.000 USD/năm (tương đương với 500 triệu đồng/năm). Như vậy, đây là mức thù lao thực sự khủng trên thị trường lao động hiện nay. Ngoài ra, một số công ty còn đưa ra mức thu nhập hấp dẫn cho các bạn trẻ là 1600 USD/tháng.

Kết luận

Hiện nay, lĩnh vực này đang được chú trọng đầu tư và cải thiện chất lượng giáo dục ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đây được xem là một trong những ngành cực kỳ phát triển trong tương lai. Trên đây là những thông tin hữu ích chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng sẽ giúp các sĩ tử dễ dàng lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân.

Robot và Trí tuệ nhân tạo là một ngành học vô cùng mới mẻ, được kết hợp giữa kỹ thuật robot và Trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra các máy móc, hệ thống robot phục vụ sản xuất hàng hóa tự động đông minh.

Đây là ngành học đào tạo kết hợp giữa điện – điện tử, công nghệ thông tin và cơ khí – tự động hóa.

Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo điểm chuẩn

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo là gì?

Ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo là ngành học đào tạo kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ điện tử, hướng lập trình robot và các thiết bị điện tử, máy móc.

Ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo đào tạo về những gì?

Sinh viên ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo sẽ được đào tạo toàn diện về kỹ năng, thái độ và kiến thức chuyên ngành để có thể áp dụng các nguyên lý kỹ thuật và công nghệ vào công việc phù hợp.

Về kiến thức

  • Ứng dụng khối kiến thưc scơ bản về toán, lý, tin trong mô tả, phân tích và tính toán hệ thống điều khiển của robot trong công nghiệp, dân dụng và hệ thống giao thông vận tải.
  • Áp dụng khối kiến thức cơ sở ngành trong lĩnh vực điện tử, điều khiển tự động, cơ khí, động lực học, robot và công nghệ thông tin để điều khiển hoạt động của robot
  • Có khả năng tham gia thiết kế, phân tích cấu trúc phần cứng và phát triển phần mềm robot, hệ thống nhúng, Java, PHP, PLC cho các ứng dụng robot
  • Có khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn, chuyên ngành nâng cao về học sâu, khai phá dữ liệu, thị giác máy, điện toán đám mây, xử lý các ngôn ngữ tự nhiên, tính toán lưới, IoT công nghiệp để thiết kế, vận hành và đánh giá các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, hệ thống robot và hệ thống tự động hóa thông minh trong sản xuất.

Về kỹ năng

  • Có nhận thức rõ ràng về mối liên hệ mật thiết giữa các giải pháp khoa học công nghệ robot và trí tuệ nhân tạo với kinh tế toàn cầu
  • Kỹ năng nhận biết vấn đề, hình thành ý tưởng, thiết lập các yêu cầu, đề xuất giải pháp
  • Kỹ năng tìm tòi và phát hiện ra các vấn đề thực tế, từ đó hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật trên nền tảng kiến thức chuyên môn, chuyên ngành về robot và trí tuệ nhân tạo.
  • Kỹ năng thiết kế các thành phần của hệ thống robot
  • Kỹ năng tham gia triển khai, tích hợp phần cứng và phát triển phần mềm ứng dụng học máy, trí tuệ nhân tạo.
  • Và rất nhiều kỹ năng quan trọng khác

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo

Hiện nay có khá nhiều trường đang đào tạo ngành học Robot và Trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên trong năm 2022 chỉ có 3 trường đại học dưới đây tuyển sinh ngành học này.

Các trường tuyển sinh ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Điểm chuẩn ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 21.0 và cao nhất là 27.0 (thang điểm 30).

Các khối xét tuyển ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo

Các tổ hợp môn bạn có thể sử dụng để đăng ký xét tuyển vào ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo của các trường trên như sau:

  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
  • Khối C01 (Văn, Toán, Vật lí)

Chương trình đào tạo ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo

Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về lộ trình cũng như những môn học chuyên ngành, chúng ta hãy cùng tham khảo qua về khung chương trình đào tạo ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Triết học Mác – Lênin
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Pháp luật đại cương
Calculus I
Calculus II
Calculus III
Mathematical Statistics for Engineers
Applied Mathematics in Engineering
Physics 1
Physics 2
Physics – Laboratory 1
General Chemistry for Engineers
Introduction to Robotics and Artificial Intelligence Engineering
Computer Programming 1
Digital Techniques
Giáo dục thể chất 1
Giáo dục thể chất 2
Giáo dục thể chất 3 (Tự chọn)
Giáo dục quốc phòng
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1. Kiến thức cơ sở nhóm ngành và ngành
Mechanical engineering drawing
Engineering Mechanics
Mechanics of materials (mechanical engineering)
Mechanisms and machine components design
Microcontroller
Sennors and Actuators
Automatic Control
Computer Programming 2
Electrical and Electronics Engineering
2. Kiến thức chuyên ngành (a)
Optimal Design of Robots
Big Data
Human Robot Interaction, VR and VA
Visual Geometry and Vision Machine
Artificial intelligence
Seminar on Industrial Demands (Robotics)
2. Kiến thức chuyên ngành (HP thực hành xưởng, thực tập công nghiệp)
Practice of Automatic Control Systems
Basic Mechanical Practice
Practice of Micro-Processors and Embedded Systems
Practice of Robotics and Sennors
Practice of Artificial Intelligence
Pratice of Manufacturing Process Automation
Graduation Intership (ROBOT)
3. Tốt nghiệp
Đề án môn học
Project of Robot Mechanical Design
Project of Robot Electronics – Control
Project of Robotics and AI
Khóa luận tốt nghiệp
Capstone Project

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo có rất nhiều cơ hội việc làm, đa dạng vị trí làm việc. Có thể kể tới một số vị trí công việc ngành học này như sau:

  • Kỹ sư thiết kế và phát triển sản phẩm robot cho các công ty chế tạo robotics như Epson, Mitsubishi Electric, Fanuc, Kuka, Nachi…; một số công ty về xe tự hành, các công ty chế tạo máy và công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam như Thành Công Group, Trường Hải auto…
  • Kỹ sư lập trình và vận hành hệ thống robot tại các công ty cung cấp giải pháp tự động hóa như ATTS
  • Kỹ sư tích hợp dây chuyền sản xuất tự động
  • Kỹ sư lập trình hệ thống nhúng, phát triển phần mềm
  • Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống robot tại các nhà máy
  • Kỹ sư kiểm định, tư vấn thiết kế tại các công ty đầu tư về thiết kế giám sát robot và trí tuệ nhân tạo.
  • Kỹ sư tư vấn kỹ thuật, cung cấp dịch vụ kỹ thuật robot, bán hàng cho các công ty thương mại
  • Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, Trung tâm nghiên cứu lĩnh vực robot và trí tuệ nhân tạo.

Mức lương ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo

Mức lương bình quân của nhân sự ngành Trí tuệ nhân tạo theo khảo sát tại Mỹ là 136.000 USD/năm, của kỹ sư robot là 85.000 USD/năm.

Tại Việt Nam, các kỹ sư robot và trí tuệ nhân tạo có thể có được mức lương khoảng 3k$/tháng (~70 triệu đồng)

Ngoài ra, một số công việc khác liên quan tới ngành học này cũng có những mức lương tương đối cao như Khoa học dữ liệu (1500$), Kỹ sư học máy (1500 – 200$)…

Trên đây là những thông tin quan trọng về ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc vui lòng đặt câu hỏi và gửi về fanpage của TrangEdu để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.