Ngày biết điểm thi thpt quốc gia 2023

[Thanhuytphcm.vn] - Tại hội nghị tổng kết năm học 2018 – 2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 đối với Giáo dục Trung học, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục-Đào tạo [GD-ĐT] cho biết, dự kiến, giai đoạn năm 2021 – 2023, kỳ thi THPT quốc gia về căn bản sẽ giữ ổn định như phương thức thi hiện nay, những nơi nào có điều kiện thì có thể triển khai thi trên máy tính và tổ chức khoảng vài lần/năm.

Cụ thể, kỳ thi THTP quốc gia sẽ giữ ổn định như hiện nay và thực hiện cho đến năm 2020. Bộ GD-ĐT đang tổ chức thực hiện việc xây dựng hệ thống câu hỏi để trên cơ sở đó các Sở GD-ĐT sử dụng để đánh giá, kiểm tra thường xuyên. Giai đoạn 2021-2023, các trường học vẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và theo lộ trình thì năm 2024 sẽ có mùa thi THPT quốc gia đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Do đó, định hướng kỳ thi THPT quốc gia giai đoạn năm 2021-2023 về căn bản vẫn giữ phương thức như hiện nay. Bắt đầu từ năm 2023 sẽ có đổi mới để đến năm 2024, sẽ có một kỳ thi theo chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tiếp cận năng lực, ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi, tiệm cận cách thức thi của quốc tế.

Ngành GD-ĐT sẽ có những bước chuẩn bị cần thiết cho giai đoạn tiếp theo để đến năm 2024, việc thực hiện sẽ không quá bỡ ngỡ. Cụ thể, đối với những nơi nào có điều kiện, có thể thực hiện việc tổ chức thi trên máy tính và có thể tổ chức thi một số lần trong một năm. Kết quả của các đợt thi này có thể sử dụng để xét tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đây cũng là bước để hình thành các vệ tinh của trung tâm khảo thí quốc gia, tiến tới kỳ thi THPT quốc gia đại trà trên máy tính.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và 2024 được Bộ GD-ĐT xác định giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp chương trình giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai những năm cuối.

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 đang diễn ra [ngày 7 và 8/9], Bộ GD-ĐT cho biết, trong năm học 2022-2023 sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý không còn phù hợp.

Đồng thời, Bộ sẽ xây dựng, hoàn thiện quy chế thi, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thi tốt nghiệp THPT bảo đảm thực tiễn, khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh Bộ GD-ĐT luôn coi công tác tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm là một trong những công việc quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. 

Về kỳ thi năm 2023 và năm 2024, ông Sơn cho biết quan điểm của Bộ GD-ĐT và hội nghị thống nhất giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai những năm cuối cùng. 

Đồng thời, kỳ thi sẽ tiếp tục phát huy và tiếp tục hoàn thiện thêm yếu tố ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số. Bộ cũng sẽ rà soát, xem xét nếu cần thiết sẽ ban hành Quy chế thi mới để khắc phục một số điểm chưa thật thuận tiện.

Thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh: Thanh Hùng

Về những thay đổi của kỳ thi từ năm 2025, theo ông Sơn, một vài phương án đã được dự kiến, lấy ý kiến chuyên gia. Tuy nhiên, trước khi lấy ý kiến rộng hơn cần cân nhắc đến nhiều phương diện. Điều quan trọng nhất là thực hiện được nguyên tắc kế thừa những ưu điểm của kỳ thi hiện nay và điều chỉnh để phù hợp với đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.

"Chương trình mới tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng, do đó kỳ thi phải gia tăng tính chất là một kỳ thi đánh giá năng lực. Nguyên lý này đặt ra những thách thức, khó khăn trong triển khai thực hiện, do đó, cần thêm thời gian để tính toán kỹ lưỡng phương án thi từ năm 2025".

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề cập đến 2 phương diện cần đẩy mạnh hơn nữa, đó là tính phân cấp, trách nhiệm trong chủ động tuyển sinh của trường đại học và ứng dụng công nghệ.

>>>Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học 2022

Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2022 và hoàn thiện để công bố và từng bước chuẩn bị triển khai phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Hướng tới bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng trong các trường phổ thông.

4.7/5 - [3 lượt đánh giá]

Ngày 23/9, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 4742/BGDĐT-QLCL về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2022-2023. Trong đó nêu rõ một số nhiệm vụ trong công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong các năm tới.

Xem thêm: Bộ GD&ĐT: Cần hoàn thiện phương thức tuyển sinh 2023 theo hướng đơn giản hóa

Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ chuẩn bị chu đáo và tổ chức tổt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, đồng thời triển khai, xây dựng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2023-2024 và giai đoạn từ năm 2025 trở đi.

Về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và 2024: Bộ GD&ĐT thống nhất giữ ổn định phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 cơ bản như năm 2022 để phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai ở những năm cuối cùng. Đồng thời sẽ đấy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức kỳ thi, đảm bảo kết nối thông tin thông suốt, chính xác và kịp thời nhằm phục vụ công tác chỉ đạo cũng như tổ chức kỳ thi.

Về kỳ thi từ năm 2025: Cần xây dựng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sao cho kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan năng lực, trình độ của học sinh, có sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp cho thí sinh và cung cấp thông tin cho phục vụ công tác đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng trong trường phổ thông.

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023, Bộ trường Nguyễn Kim Sơn cho biết đã có một vài phương án được dự kiến, lấy ý kiến chuyên gia, tuy nhiên cần cân nhắc nhiều phương diện trước khi lấy ý kiến rộng hơn. Điều quan trọng là phải kế thừa được những ưu điểm của kỳ thi hiện nay đồng thời điều chỉnh phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Chương trình giáo dục mới được tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng, vì vậy kỳ thi cần phải tăng tính chất của một kỳ thi đánh giá năng lực.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đưa ra 2 phương diện cần được đẩy mạnh hơn nữa là ứng dụng công nghệ và tính phân cấp, trách nhiệm trong chủ động truyển sinh của trường đại học.

[Nguồn: Bộ GD&ĐT]

Các kỳ thi, hình thức tuyển sinh thay đổi liên tục phải chăng đang khiến các sĩ tử “quay cuồng” giữa một rừng thông tin không phân biệt được đúng, sai? Đứng trước “ma trận” phương thức xét tuyển hiện nay, có lẽ bất cứ học sinh, phụ huynh nào cũng cảm thấy bối rối. Với mong muốn hỗ trợ học sinh giải quyết những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình chọn ngành, chọn trường cũng như tìm ra định hướng học tập, thi cử tối ưu nhất, HOCMAI đã ra đời Giải pháp tư vấn chọn ngành – chọn trường cùng chuyên gia. Qua đó, thí sinh và phụ huynh được trao đổi, lắng nghe những tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia hướng nghiệp hàng đầu của HOCMAI để chọn ra ngành học, trường đại học phù hợp nhất với điểm số, thành tích, sở thích… của bản thân.

>> THỰC HIỆN BÀI TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH CHỌN NGHỀ NGHIỆP HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY Khám phá ngay

Chủ Đề