Nghe giảng pháp 2023

Ngày 25/10/2022, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2022 – 2023.


Ngày 25/10/2022, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2022 – 2023.

Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng được tổ chức thường niên tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp – Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường nhấn mạnh: Lễ khai giảng là cột mốc đánh dấu sự khởi đầu cho một hành trình giảng dạy và học tập mới của tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn trường.

Thông qua hoạt động này, tân sinh viên K27 khoá 2022 - 2023 có được cái nhìn tổng quan về quá trình giáo dục, đào tạo của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, từ đó có thêm nguồn động lực và cảm hứng trước khi bước vào năm học mới.

GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp – Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường phát biểu tại Lễ khai giảng.

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được thành lập tháng 6 năm 1996, do Giáo sư Trần Phương – Nguyên Chủ tịch Hội khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng làm Hiệu trưởng, là cơ sở đa ngành, đa lĩnh vực [trên 27 ngành]; đa cấp [cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ] đa hình thức [chính quy, liên thông, vừa làm – vừa học, từ xa].

Trường xác định sứ mệnh của mình là đào tạo các nhà kinh tế và các nhà kỹ thuật – công nghệ thực hành; bác sĩ, dược sĩ, cử nhân điều dưỡng giỏi y thuật và giàu y đức, tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với quy mô đào tạo 25 – 30 nghìn sinh viên/năm, trường có một đội ngũ cán bộ giảng dạy hùng hậu: 1.139 giảng viên cơ hữu.

Trong đó, có 21 giáo sư, 66 phó giáo sư, 127 tiến sĩ và 666 thạc sĩ. Trường có 3 cơ sở với diện tích 22ha, có đủ phòng học, phòng thực hành, phòng tập đa năng, thư viện… với đầy đủ phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học hiện đại.

Tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng năm học 2022-2023.

Trong năm học 2021 – 2022, nhà trường đã đạt nhiều kết quả nổi bật trong giáo dục và đào tạo. Tổng số sinh viên Khóa 23, 24, 25, 26 là 18.106 sinh viên. Trong đó: Tổng số sinh viên đạt loại xuất sắc và giỏi: 3.706 sinh viên chiếm tỷ lệ: 20,94%.

Tổng số sinh viên đạt loại Khá, Trung bình khá và Trung bình: 12.530 sinh viên, chiếm tỷ lệ 70.81%. Năm học vừa qua, trường đã xét và làm thủ tục cấp bằng tốt nghiệp đại học chính quy cho 2.247 sinh viên, trong đó loại giỏi chiếm 5%, loại khá chiếm 75% và loại trung bình chiếm 20%; đã cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho 400 sinh viên Khoá 23 có nhu cầu tìm việc làm.

Đặc biệt, nhà trường đã hoàn thành việc rà soát điều chỉnh chương trình đối với 27 ngành đào tạo theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thông tư số 17/2021 TT-BGDĐT, hiện nay đang xây dựng và hoàn thiện bộ đề cương chi tiết của các chương trình đào tạo này. Trường đã hoàn thành việc kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo và được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là cơ sở giáo dục đạt chuẩn.

[Việt Pháp Á Âu] Bạn chuẩn bị du học tại Pháp nhưng lo lắng sẽ không nghe hiểu được bài giảng của thầy cô? Hãy đọc bài viết này để cùng tìm ra giải pháp xóa tan lo âu nhé! KINH NGHIỆM NGHE GIẢNG TẠI PHÁP

Đối với một tân du học sinh, nỗi lo sợ lớn nhất khi bước vào giảng đường ở Pháp là không nghe hiểu được bài giảng của thầy cô. Nếu bạn đang ở trong trường hợp này thì cũng đừng quá lo lắng, vì có thể nói đó là tình trạng chung của hầu hết các du học sinh khi mới bắt đầu quá trình học tập tại Pháp. Bài viết Kinh nghiệm nghe giảng tại Pháp này sẽ giúp bạn tìm ra một số giải pháp để khắc phục điểm yếu này, hãy cùng Việt Pháp Á Âu tham khảo:

Có thể bạn quan tâm:

Du học tại Đại học Bordeaux của Pháp

Chia sẻ kinh nghiệm làm hồ sơ du học Pháp

HỌC TỪ VỰNG CHUYÊN NGÀNH 

Một trong những nguyên nhân chính gây khó khăn cho việc nghe giảng của du học sinh Pháp đó là tiếng pháp tại giảng đường thường bao gồm nhiều từ vựng chuyên môn [kinh tế, kĩ thuật, y học…]. Trên thực tế, các kỳ thi như TCF hay DELF mà các bạn đã trải qua ở trong nước thường chỉ kiểm tra tiếng pháp thông dụng mà không yêu cầu kiến thức về từ ngữ chuyên ngành. Vì thế, dù bạn có điểm thi TCF cao ngất ngưởng cũng không có nghĩa là bạn sẽ dễ dàng nghe hiểu bài giảng tại Pháp.

Lời khuyên hữu ích dành cho bạn lúc này là hãy học trước từ vựng của chuyên ngành mà bạn sẽ theo học. Bạn có thể tìm trên mạng Internet hoặc ngoài hiệu sách những tài liệu về từ vựng của từng chuyên ngành. Ngoài ra, cách tốt hơn là mượn lại những ghi chép của các bạn đã từng du học Pháp để đọc trước và làm quen với  ngôn ngữ giảng đường.

Hai tài liệu từ vựng tiếng pháp chuyên ngành

GHI CHÉP THẬT NHANH 

Một thực tế “phũ phàng” là các thầy cô ở Pháp sẽ không quan tâm đến việc bạn là người nước ngoài. Tốc độ giảng bài vì vậy sẽ không thay đổi và bạn rất khó để yêu cầu thầy cô giảng chậm lại vì như thế sẽ ảnh hưởng đến tiến trình học của cả lớp. Kỹ năng ghi chép nhanh vì vậy rất quan trọng khi học tại Pháp. Tại đây, sinh viên được phép dùng máy tính trong giờ học.

Thay vì ghi chép bằng giấy bút thông thường, bạn có thể gõ bài giảng vào máy và rõ ràng là cách này giúp bạn ghi bài nhanh và hiệu quả hơn. Nếu có điều kiện, bạn nên mua máy tính với bàn phím tiếng pháp [azerty] với các ký tự tiếng pháp sẵn có, vì nếu gõ bằng bàn phím qwerty thông thường sẽ lâu và khó khăn hơn nhiều.

Một giảng đường tại Pháp

MƯỢN SLIDE BÀI GIẢNG CỦA THẦY CÔ 

Thông thường các môn học ở Pháp sẽ không được dạy theo một giáo trình cụ thể nào. Các thầy cô tổng hợp thông tin ở nhiều nguồn khác nhau và giảng dạy theo cách riêng. Nếu như môn học được trình bày theo dạng PowerPoint, bạn nên xin lại slide của các thầy cô để có điều kiện nghiên cứu trước khi đến lớp. Việc chuẩn bị trước này sẽ giúp bạn hiểu bài nhanh và chỉ cần tập trung ghi chép những gì thầy cô giảng thêm ngoài slide mà thôi.

LUYỆN KỸ NĂNG NGHE

“Mưa dầm thấm lâu” là một chiêu hữu hiệu để cải thiện kỹ năng nghe tiếng pháp. Đừng nghĩ rằng phải hiểu được từng từ, điều quan trọng là bạn quen với cách nói, cách phát âm, quy tắc nối âm… trong tiếng pháp. Hãy nghe bất cứ khi nào có thể, nghe thật nhiều và bạn sẽ quen với tiếng pháp lúc nào không hay.

Hy vọng rằng những giải pháp trên đây sẽ giúp các tân du học sinh dễ dàng hơn trong việc nghe hiểu bài giảng và xóa tan mọi lo lắng trước khi sang học tập tại nước Pháp xinh đẹp.

 Xem thêm:

Chi phí du học pháp

Visa du học Pháp

—————————————————————————————————————-

Để được tư vấn về du học Pháp, xin học bổng du học Pháp và học tiếng Pháp, mời các bạn  liên lạc với Việt Pháp Á Âu thông qua địa chỉ liên hệ sau:

CÔNG TY TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP VIỆT PHÁP Á ÂU

Hotline     : 0983 102 258
Email       : 
FanPage :   www.facebook.com/duhocvietphapaau/
Địa chỉ    :   Phòng 1702, Tòa nhà A1, Đường Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Chủ Đề