Nghĩa sự việc, nghĩa tình thái là gì

a] Ngoài này trắng đỏ cành cam

Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa

[Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân]

b] Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ ràng là mợ Du và thằng Dũng

c] Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tù.

[Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù]

d] Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành hắn chỉ mạnh vì liều.

 

Trả lời:

a. 

- Nghĩa sự việc: hiện tượng thời tiết nắng ở hai miền Nam - Bắc có sắc thái khác nhau.

- Nghĩa tình thái: phỏng đoán với độ tin cậy cao [ từ "chắc"].

b.

- Nghĩa sự việc: ảnh là của mợ Du và thằng Dũng.

- Nghĩa tình thái: khẳng định sự việc ở mức độ cao [ từ "rõ ràng là"]

c.

- Nghĩa sự việc: cái gông [to nặng] tương ứng với tội án tử tù.

- Nghĩa tình thái: khẳng định một cách mỉa mai [ từ "thật là"].

d.

- Nghĩa sự việc của câu thứ nhất nói về cái nghề Chí Phèo [cướp giật dọa nạt].

- Nghĩa tình thái: nhấn mạnh bằng từ chỉ.

Ở câu d [3]: "đã đành" là từ tình thái hàm ý miễn cưỡng công nhận một sự thật là: hắn mạnh vì tiền [nghĩa sự việc].

 

Câu 2 trang 20 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Xác định những từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong các câu sau:

a] Nói của đáng tội, thằng bé hay ăn chóng lớn lắm.

b] Cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù có thể còn gay go, quyết liệt hơn nữa.

c] Nó mua chiếc áo này những hai trăm ngàn đồng đấy.

d] Anh đã hẹn đến dự sinh nhật kia mà!

 

Trả lời:

a. Cụm từ tình thái là: nói của đáng tội [thừa nhận việc khen này không nên làm với đứa bé].

b. Từ tình thái là: có thể [nêu khả năng].

c. Từ tình thái là: những [đánh giá ở mức giá cả là cao].

d. Từ tình thái là: kia mà [nhắc nhở để trách móc].

 

Câu 3 trang 20 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Chọn từ ngữ tình thái ở cột B điền vào chỗ trống của câu ở cột A để tạo nên câu có nghĩa tình thái phù hợp với nghĩa sự việc:

 

Trả lời:
 

a. Chọn "hình như": thể hiện sự phỏng đoán, chưa chắc chắn.

b. Chọn từ "dễ": thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn.

c. Chọn từ "tận": đánh giá khoảng cách là xa.

 

Câu 4 trang 20 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Đặt câu vơi mỗi từ ngữ tình thái sau đây: chưa biết chừng, là cùng, ít ra, nghe nói, chả lẽ, hóa ra, sự thật là, cơ mà, đặc biệt là, đấy mà.

 

Trả lời:

Chưa biết chừng lời nó nói lại là sự thật.

- Trời! Anh lại kiêu ngạo đến thế là cùng

- Ít ra, em cũng được môt điểm 10 trong kì thi này.

Nghe nói cháu được học sinh giỏi trong học kì 1

Chả lẽ việc cậu ấy đánh bạn là sự thật?

Sự thật là, chẳng có vụ ẩu đả nào ở trường vào hôm qua cả.

- Bà ấy là mẹ của chị cơ mà.

- Bài thơ rất hay, đặc biệt là hai câu thơ cuối.

- Lớp 11a1 đấy mà. Giỏi lắm!

 

Ghi nhớ:

Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.

Câu 2: Trang 9 sgk ngữ văn 11 tập 2

Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong các ví dụ.


  • Trong câu "có một ông rể quý như Xuân kể cũng danh giá thực, nhưng cũng đáng sợ lắm"
    •  Nghĩa sự việc : nói về xuân.
    • Nghĩa tình thái : sự công nhận sự danh giá là có thực, nhưng chỉ thực ở một phương diện nào đó, còn ở phương diện khác thì đều là đáng sợ.
  • Trong câu "có lẽ hắn cũng như mình chọn nhầm nghề mất rồi"
    • Nghĩa sự việc : quản ngục nghĩ về việc chọn nghề của mình và thầy thơ lại.

    • Nghĩa tình thái : thể hiện một phỏng đoán chỉ mới là khả năng, chứ chưa hoàn toàn chắc chắn về việc chọn nhầm nghề.

  • Trong câu "dễ họ cũng phân vân như mình, vì đến chính ngay mình, mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay là không". Câu này có hai sự việc và hai tình thái :

    • Sự việc 1 :  họ cũng phân vân như mình.

    • Nghĩa tình thái 1: thái độ phỏng đoán, chưa chắc chắn [ từ “ dễ” = “ có lẽ]

    •  Sự việc 2 : mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay không.

    • Nghĩa tình thái 2: nhấn mạnh bằng các từ tình thái [ “đến ngay chính mình”].


Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Nghĩa của câu

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 2 trang 9 ngữ văn 11 tập 2, nghĩa sự việc, nghĩa tình thái,nghĩa của câu.

Câu 1: Trang 20 sgk ngữ văn 11 tập 2

Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu sau


Câu a:

  • Nghĩa sự việc: hiện tượng thời tiết nắng ở hai miền Nam - Bắc có sắc thái khác nhau.
  • Nghĩa tình thái: phỏng đoán với độ tin cậy cao [ từ "chắc"].

Câu b:

  • Nghĩa sự việc: ảnh là của mợ Du và thằng Dũng.
  • Nghĩa tình thái: khẳng định sự việc ở mức độ cao [ từ "rõ ràng là"]

Câu c:

  •  Nghĩa sự việc: cái gông [to nặng] tương ứng với tội án tử tù.

  • Nghĩa tình thái: khẳng định một cách mỉa mai [ từ "thật là"].

Câu d:

  • Nghĩa sự việc:
    • câu thứ nhất nói về cái nghề Chí Phèo [cướp giật dọa nạt].
    • câu thứ 3 là công nhận một sự thật là: hắn mạnh vì tiền.
  • Nghĩa tình thái:
    • nhấn mạnh bằng từ "chỉ" [câu 1].
    • từ "đã đành" trong câu thứ 3 là từ tình thái hàm ý miễn cưỡng công nhận


Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Nghĩa của câu [tiếp theo]

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 1 trang 20 ngữ văn 11 tập 2, nghĩa của câu, nghĩa tình thái, nghĩa sự việc.

[2 điểm]

Thế nào là nghĩa sự việc? Nghĩa tình thái? Cho và phân tích ví dụ về nghĩa sự việc, nghĩa tình thái.


I. HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU

- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa:đề cập đến một sự việc, bày tỏ thái độ,sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó.Thành phần nghĩa thứ nhất gọi là nghĩa sự việc,thành phần nghĩa thứ hai gọi là nghĩa tìn thái.

- Trong mối câu hai thành phần nghĩa trên hòa quyện với nhau không thể tách biệt.Ngay ở những trường hợp câu không có từ ngữ riêng thể hiện nghĩa tignh thái thì nghĩa tình thái vẫn tồn tại trong câu đó là tình thái khách quan trung hòa.Những cũng có trường hợp câu chỉ có nghĩa tình thái đó khi câu chỉ cấu tạo bằng từ ngữ tình thái.

II. NGHĨA SỰ VIỆC

- Nghĩa sự việc của câu là thàn phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.Sự việc trong hiện thực khách quan rất đa dạng và thuộc nhiều loại khác nhau,Do đó,câu cũng có những nghĩa sự việc khác nhau.

- Ở mức độ khái quát,có thể phân biệt một số nghĩa sự việc và phân biệt câu biểu hiện nghĩa sự việc như sau:

+ Câu biểu hiện hành động

Ví dụ: Xuân Tóc Đỏ cắt đặt đâu vào đấy rồi mới xuống chỗ những người đi đưa.

                                         [Vũ Trọng Phụng,Số đỏ]

+ Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm:

Ví dụ: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao

                             [Nguyễn Khuyến, Vịnh mùa thu]

+ Câu biểu hiện quá trình

Ví dụ: Lá vàng trước khách khẽ đưa vèo

                               [Nguyễn Khuyến, Câu cá mùa thu]

+ Câu biểu hiện tư thế

Ví dụ: Lom khom dưới núi tiều vài chú

                              [Bà Huyện Thanh Quan, Qua đèo ngang]

+Câu biểu hiện sự tồn tại

Ví dụ: Còn bạc,còn tiền,còn đệ tử

          Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi

                                [Nguyên Bỉnh Khiêm, Thói đời]

+ Câu biểu hiện quan niệm

Ví dụ :Ngựa xe như nước áo quần như nêm

- Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như chủ ngữ,vị ngữ,trạng ngữ,khởi ngữ...và một số thành phần phụ khác.Một câu có thể biểu hiện một sự việc cũng có thể biểu hiện một số sự việc.

III. NGHĨA TÌNH THÁI

1. Sự nhìn nhận, đánh giá, và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu

Khi đề cập đến sự việc nào đó người nói không thể không bộc lộ thái độ,sự đấnh giá của mình đối với sự việc đó.Đó có thể là sự tin tưởng chắc chắn,sự hoài nghi,sự phỏng đoán,sự đánh giá cao hay thấp,sự toót hay xấu,sự nhấn mạnh hay coi nhẹ...đối với sự việc.

- Khăng định tính chân thực của sự việc:

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

                                           [Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập]

- Phỏng đoán sự việc ở độ tin cậy cao hoặc độ tin cậy thấp.

 + Mức độ cao:

Khi Chí Phèo mở mặt thì trời sáng đã lâu.Mặt trời chắc đã lên cao,và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ.

                                               [Nam Cao, Chí Phèo]

+ Độ tin cậy thấp

Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ:Chúng mày ở nhà tao ,thì những của chúng mày cũng như của tao.

                                                [Kim Lân, Làng]

- Đánh giá về mức độ hay số lượng với một phương diện nào đó của sự việc:

Với lại,đêm họ chỉ mua bao diêm hay bao thuốc là cùng.

                                               [Thạch Lam, Hai đứa trẻ]

- Đánh giá sự việc có thực hay không có thực,đã xảy ra hay chưa xảy ra

+ Có thực hay không có thực:

Giá thử đêm qua không có thị thì hắn chết.

                                                 [Nam Cao, Chí Phèo]

+ Đã xảy ra hay chưa xảy ra

Hắn nhặt một hòn gạch vỡ toan đập đầu

- Khẳng định tất yếu,sự cần thiết hay khả năng của sự việc

Tao không thể làm người lương thiện nữa.

                                                   [Nam Cao, Chí Phèo]

Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi.

                                        [Trường Chinh]

2. Tình cảm, thái độ của người nói với người nghe

Người nói thể hiện rõ thái độ ,tình cảm đối với người nghe thông qua các từ ngữ xưng hô,từ ngữ cảm thán,từ tình thái ở cuối câu.

- Tình cảm-thân mật, gần gũi:

 + Em thắp đèn lên chị Liên nhé?

                          [Thạch Lam, Hai đứa trẻ]

- Thái độ bực tức,hách dịch

+ Ông Lí cau mặt,lắc đầu,giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời,dậm dọa :

+  Kệ mày theo lệnh quan,tao chiếu sổ đinh,thì lần này đến lượt mày rồi

                              [Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục]

- Thái độ kính cẩn

 + Người loong toong đáp:

Bẩm chỉ mới có hai ông ở Hải Phòng và Sài Gòn về trình sổ sách.

                                       [Vũ Trọng Phụng, Giông tố]             

Video liên quan

Chủ Đề