Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Skip to content

24/06/2021 | 14:39

Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội

Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Quang Hùng – Uỷ viên BCH Đảng bộ Bộ VHTTDL, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; các đồng chí trong cấp Ủy, Ban Giám hiệu và toàn thể đảng viên thuộc 4 chi bộ trực thuộc Đảng bộ Nhà trường. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 2 điểm cầu: Hà Nội gồm 3 chi bộ 1, 2, 3 và TP. Hồ Chí Minh có chi bộ 4. Trong quá trình diễn ra Hội nghị, các đảng viên thực hiện đúng các quy định đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 như: khử khuẩn, khẩu trang, giãn cách.

Phát biểu khai mạc và trực tiếp truyền đạt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đồng chí Bí thư Đảng ủy Nguyễn Quang Hùng nêu rõ: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là sự kiện chính trị trọng đại của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta diễn ra ngay vào những ngày đầu năm 2021. Đại hội có nhiệm vụ rất quan trọng, đó là: Kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, gắn với việc đánh giá 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) năm 2011, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020.

Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Đồng chí Nguyễn Quang Hùng – Uỷ viên BCH Đảng bộ Bộ VHTTDL, Bí thư Đảng ủy,

Hiệu trưởng Nhà trườngtruyền đạt các nội dung của Nghị quyết

Đại hội đại biểu toàn quốc XIII của Đảng đã thông qua và quyết định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030. Ý nghĩa của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm lần này là việc xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045. Đây là những dấu mốc rất quan trọng, năm 2030 – kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng; năm 2045- kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là điểm mới có ý nghĩa rất quan trọng của Đại hội.

Trên cơ sở nghiên cứu Nghị quyết Đại hội XIII và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đồng chí Bí thư Đảng ủy đã truyền đạt đến các đại biểu về chủ đề Đại hội XIII với 5 quan điểm chỉ đạo gồm: những vấn đề có nguyên tác trong công cuộc đổi mới; quan điểm về chiến lược tổng quát phát triển đất nước nhanh và bền vững; quan điển động lực phát triển; quan điểm về nguồn lực phát triển; quan điểm về những nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, đồng chí đã nêu lên những điểm mới của mục tiêu tổng quát và phân tích kỹ về mục tiêu cụ thể. Cùng với đó là định hướng phát triển đất nước 10 năm 2021 – 2030; định hướng nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực chủ yếu 5 năm 2021 -2025; các nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ Đại hội XIII…

Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Các đảng viên thuộc Chi bộ 4 tại điểm cầu TP. Hồ Chí Minh

Kết luận hội nghị, đồng chí Bí thư Đảng uỷ Nguyễn Quang Hùng đánh giá cao tinh thần học tập, quán triệt nghiêm túc của các đảng viên. Để việc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đạt kết quả cao, đồng chí Bí thư yêu cầu mỗi đảng viên cần nhận thức sâu sắc việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là công việc thường xuyên và phải được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, khoa học trong suốt cả nhiệm kỳ; là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2021, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng và cả hệ thống chính trị, để mỗi cán bộ, đảng viên nắm vững và thực hiện đúng đắn Nghị quyết của Đảng./.

BH

Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII vào giảng dạy nội dung triết học là quá trình biện chứng giữa nghiên cứu, học tập, quán triệt và trực tiếp tham gia tuyên truyền Nghị quyết của Đảng. Vì vậy, mỗi giảng viên giảng dạy triết học cần quán triệt tư tưởng chỉ đạo “là công việc thường xuyên, phải được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, khoa học trong suốt cả nhiệm kỳ”[1]. Theo đó, giảng viên cần nắm vững và vận dụng sáng tạo các nội dung Triết học Mác - Lênin để quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào từng bài giảng cụ thể, trên cơ sở đó giúp người học có thể tiếp cận, cập nhật nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII một cách hiệu quả và từng bước chuyển biến thành hành động trong thực tiễn xây dựng đơn vị, quân đội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đội ngũ giảng viên Triết học Mác - Lênin phải là những người tiên phong trong việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong thực tế; đồng thời, từ hoạt động thực tiễn phát hiện những vấn đề nảy sinh mới để góp phần đóng góp, bổ sung đường lối của Đảng cho phù hợp với sự vận động, biến đổi của thực tiễn.

Nghiên cứu nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chúng ta thấy việc tiếp cận một cách toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, khi tiếp cận phải có quan điểm toàn diện, từ đó mới đi sâu vào nội hàm của từng quan điểm, tư tưởng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Chúng ta cần khẳng định rằng: Văn kiện trình Đại hội XIII lần này đã được tiến hành rất công phu, chu đáo, bài bản, qua nhiều lần, nhiều vòng, từng bước hoàn thiện, có nhiều đổi mới quan trọng về nội dung và phương pháp. Quán triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới, giữa kế thừa và phát triển, trên cơ sở phát huy dân chủ rộng rãi, dự thảo các văn kiện thực sự là sản phẩm kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta[2].

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, mỗi giảng viên phải đi vào trọng điểm, từng vấn đề, từng nội dung trong văn kiện để thấy hết bức tranh chung trong Nghị quyết, đồng thời, thấy được những điểm nhấn, điểm trọng tâm trong một chỉnh thể thống nhất mà bản chất nội tại của toàn bộ Nghị quyết là phản ánh thực tiễn đất nước ta và có tính dự báo sâu sắc. Chỉ có nghiên cứu dựa trên quan điểm toàn diện mới thấy hết được giá trị, tầm vóc của Nghị quyết Đại hội XIII, đó là những luận điểm lý luận sâu sắc được tổng kết từ thực tiễn đất nước trong mối quan hệ với tình hình thế giới, khu vực với những diễn biến tác động trực tiếp đến tình hình nước ta.

Quan điểm toàn diện trong nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII giúp cho chúng ta có phương pháp tiếp cận khoa học, thấy được tính chỉnh thể hệ thống của Văn kiện Đại hội XIII nhưng không dàn đều và cần nghiên cứu phát hiện những nội dung mới, những vấn đề trọng điểm của từng quan điểm của Đảng ta. Chẳng hạn, khi bàn luận toàn diện các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và hội nhập quốc tế thì Đảng ta đi đến một khái quát sâu sắc rằng “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu thường xuyên”[3]. Để lãnh đạo đất nước phát triển nhanh và bền vững, Đảng ta xác định một hệ thống các nhiệm vụ và giải pháp, trong đó, với điều kiện, yêu cầu mới, Đảng ta xác định “Những nhiệm vụ trọng tâm, các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII”[4] gồm 6 nhiệm vụ trọng tâm, ba đột phá chiến lược trên cơ sở kế thừa Nghị quyết Đại hội XI, XII của Đảng và có sự bổ sung nội hàm cho phù hợp với sự vận động, phát triển của tình hình mới.

Từ đó đặt ra cho chúng ta, đội ngũ giảng viên triết học khi nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII vào giảng dạy cần phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm để vừa tránh sự chung chung, hời hợt, phiến diện, chỉ “thấy cây mà không thấy rừng” vừa tránh sự dàn đều, không thấy hết những nội dung cơ bản, những điểm mới trong nghiên cứu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đồng thời, cần nắm được những nội dung then chốt nhất, nhất là những vấn đề liên quan đến chiến lược bảo vệ Tổ quốc, nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng, an ninh, những quan điểm, chủ trương về xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng quân đội nhân dân trong những năm tới.

Đồng thời, nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII chúng ta phải tra cứu, tìm tòi sâu sắc từng quan điểm, tư tưởng, đặc biệt là những luận cứ, luận chứng, cơ sở lý luận và thực tiễn để làm rõ từng quan điểm, chủ trương, giải pháp cho sâu sắc, thấy rõ tính kế thừa và phát triển, thể hiện tư duy và tầm nhìn của Đảng ta trong Văn kiện Nghị quyết Đại hội. Như vậy mới thấy rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của từng quan điểm, chủ trương mà vận dụng vào giảng dạy nội dung triết học, một kênh quan trọng trong công tác tuyên truyền nhằm thống nhất nhận thức đối với cán bộ, đảng viên.

Tiếp theo là phải có quan điểm phát triển trong nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Nghị quyết Đại hội XIII với phương châm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới, giữa kế thừa và phát triển. Nghị quyết đã khái quát nhiều quan điểm, tư tưởng mới được biểu hiện ở các Văn kiện Đại hội. Chủ đề Đại hội XIII của Đảng đã kết tinh trí tuệ, lột tả quan điểm, tư tưởng, thể hiện sự khái quát rất sâu sắc, có tính bao trùm, khẳng định quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Việc nghiên cứu phát hiện những nội dung mới có ý nghĩa về khoa học và chính trị, thấy được sự phát triển nhận thức của Đảng ta, tức là, từ thực tiễn, Đảng ta đã khái quát, dự báo, đưa ra phương hướng để lãnh đạo, chỉ đạo toàn xã hội và cũng từ những quan điểm, tư tưởng mới là những đóng góp, bổ sung về lý luận qua mỗi kỳ Đại hội đã làm phong phú thêm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Những quan điểm, tư tưởng mới trong Văn kiện Nghị quyết Đại hội XIII đó là: Nêu cao tinh thần đổi mới, sáng tạo; nâng cao năng lực sáng tạo của Đảng, của nhân dân để thực hiện khát vọng của dân tộc Việt Nam; đề cập toàn diện từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và hội nhập quốc tế, trong đó, về quan điểm phát triển kinh tế, Đảng ta nhấn mạnh phát triển kinh tế số hoặc kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế; nhấn mạnh vai trò, mục tiêu, động lực của văn hóa, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực của sự phát triển, văn hóa là đạo đức, đạo đức là giá trị cốt lõi của con người Việt Nam; mối quan hệ mới được bổ sung trong Văn kiện Đại hội XIII là “Mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội”[5]; Đặc biệt, vấn đề tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị (bổ sung “hệ thống chính trị”) trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, cán bộ. Trong đó, Đảng ta nhấn mạnh đến xây dựng Đảng về đạo đức, văn hóa và nêu cao trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Những nội dung quan điểm, tư tưởng mới trong Văn kiện Đại hội XIII là kết quả của quá trình nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và được vận dụng một cách sáng tạo trên cơ sở tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận và khi trở thành Nghị quyết của Đảng thì nó là cơ sở để góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội thực hiện mục tiêu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Đồng thời, phải có quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tính thực tiễn là một phương pháp luận trong nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII. Điều đó có nghĩa là Nghị quyết của Đảng được phản ánh, khái quát từ thực tiễn nước ta, từ các địa phương, cơ quan, đơn vị, bộ ngành, lĩnh vực hoạt động và tất yếu Nghị quyết của Đảng sẽ quay trở về chỉ đạo thực tiễn để đạt được mục đích và hiệu quả như mong muốn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Vì vậy, nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII cần thấy rõ tính thực tiễn trong từng quan điểm, tư tưởng của Đảng ta; thấy rõ đây là sự hội tụ của mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của đường lối lãnh đạo của Đảng đối với quốc gia, dân tộc, và chỉ có độc lập về đường lối thì đường lối đó mới thật sự đi vào cuộc sống, thật sự là phương hướng chính trị của đất nước nhằm thực hiện mục tiêu, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Với những kinh nghiệm sâu sắc được rút ra từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin và với tinh thần “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, bám sát thực tiễn của đất nước”[6] …Vì vậy, mọi quan điểm, chủ trương, giải pháp trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đều là sự tổng kết thực tiễn từ các địa phương, cơ quan, đơn vị trong cả nước và sự đóng góp tâm huyết của hàng triệu lượt ý kiến vào dự thảo các Văn kiện “các ý kiến đóng góp được tổng hợp lại thành 1.410 trang; báo cáo tổng hợp chung gần 200 trang”[7].

Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội XIII đã tiếp tục khẳng định năng lực phân tích, dự báo tình hình một cách khách quan trên cơ sở thực tiễn. Đảng ta dự báo sâu sắc về tình hình thế giới, khu vực, trong nước trên cơ sở khoa học đó là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng lại hết sức biện chứng, không giáo điều để phân tích các dữ liệu từ tình hình thực tiễn, quan hệ giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Với tư duy tầm nhìn và định hướng phát triển, Đảng ta đã dự báo tình hình thế giới và đất nước những năm sắp tới một cách toàn diện, rất ngắn gọn nhưng lại tổng quát được cả thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn, đặc biệt, nhấn mạnh những mâu thuẫn vốn có giữa các nước, các nhóm lợi ích; sự xuất hiện những thuộc tính mới trong dự báo, đánh giá thật sự mang tính đậm nét những gì đang diễn ra, chẳng hạn: “Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế gia tăng”[8].

Để thực hiện mục tiêu, khát vọng hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu mà trong nửa đầu của thế kỷ XXI chúng ta sẽ phấn đấu giải quyết được căn bản những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Đảng ra rất coi trọng phát huy nguồn lực, động lực từ thực tiễn và những bài học kinh nghiệm qua 35 năm đổi mới đất nước. Những động lực từ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước, sự cần cù, thông minh sáng tạo, động lực từ văn hóa. Qua đó thấy rằng, Văn kiện Đại hội XIII thể hiện tư duy đổi mới, độc lập, sáng tạo của Đảng ta trong việc xác định mục tiêu, phương hướng của đất nước trong những năm tới; đồng thời, khắc phục triệt để sự giáo điều mà thời kỳ trước đổi mới có lúc chúng ta đã vướng phải như Đảng ta đã thẳng thắn thừa nhận “Đảng đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan: nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa…”[9].

Mọi lý luận khoa học đều được khái quát từ thực tiễn, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng lần này đã khẳng định năng lực tư duy tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận để Đảng ta đi đến một kết luận: “Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”[10].

Nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng sâu sắc chính là làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn mà mỗi cán bộ, giảng viên cần đầu tư công phu, nghiêm túc, nghiên cứu sâu sắc, toàn diện ngay từ đầu để từ đó tự mình quán triệt và tổ chức thực hiện theo chức trách, nhiệm vụ. Đặc biệt, đối với nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải nghiên cứu, cập nhật những vấn đề mới trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; cần đầu tư nghiên cứu có tính hệ thống để cập nhật, bổ sung những quan điểm mới vào các giáo trình, tài liệu dạy học, có như vậy, nội dung giảng dạy mới có tính cập nhật, có hơi thở từ thực tiễn và toàn diện trên các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Tài liệu tham khảo: