Ngôn ngữ anh là học cái gì

Theo các giảng viên, ngành Ngôn ngữ Anh hot vì sinh viên ra trường dễ kiếm việc, ngoài phiên dịch có thể giảng dạy, đối ngoại với lương dao động 7,3-25 triệu đồng.

Cả nước hiện có 80 trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh. Ngoài các trường chuyên đào tạo ngoại ngữ, nhiều đại học khác như Kinh tế, Ngoại thương, Mở cũng tuyển sinh ngành này với tổ hợp xét tuyển chủ yếu là D00 [Toán, Văn, Anh].

Nhiều năm qua, ngành Ngôn ngữ Anh luôn có điểm chuẩn đầu vào thuộc nhóm cao nhất của các trường. Chẳng hạn, ở Đại học Hà Nội và Đại học Ngoại thương, ngành Ngôn ngữ Anh năm ngoái lấy lần lượt 35,55 và 35,85 trên thang điểm 40 điểm, tức trung bình gần 9 điểm mỗi môn, thí sinh mới đỗ. Tính trên thang 30, ngành Ngôn ngữ Anh cũng lấy điểm cao nhất ở Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM với 25-27 điểm.

Học phí ngành Ngôn ngữ Anh

Theo bà Hoàng Mai Hương, quyền Trưởng phòng Đào tạo, Học viện Ngoại giao ngành này phù hợp với những thí sinh có thế mạnh về tiếng Anh và định hướng phát triển nghề nghiệp theo lĩnh vực ngôn ngữ. Ngoài khả năng tiếng Anh, sinh viên cần có đam mê, khả năng phản ứng nhanh nhạy, rèn luyện các kỹ năng thuyết trình, tranh biện, làm việc nhóm...

Chương trình học của ngành Ngôn ngữ Anh hiện không quá khác nhau ở các trường, với khối kiến thức chung, cơ sở ngành và chuyên ngành.

Ở Học viện Ngoại giao, theo bà Hương các môn học chính của ngành Ngôn ngữ Anh gồm Biên dịch, Phiên dịch, Ngữ âm - âm vị học tiếng Anh, Đất nước học Anh - Mỹ, Phương pháp giảng dạy tiếng Anh, tiếng Anh ngoại giao, Chính sách đối ngoại Việt Nam, Quan hệ kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế, Kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng đàm phán, Kỹ năng quản lý và lãnh đạo... Ngoài ra, sinh viên được trang bị các kỹ năng mềm, kỹ năng nghiệp vụ như đàm phán, thuyết trình, tư duy phản biện, quản lý lãnh đạo và nghiên cứu khoa học.

Trường Đại học Hà Nội có hai định hướng cho chương trình Ngôn ngữ Anh gồm Biên phiên dịch và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh.

Với trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, ông Phan Thanh Tiến, phó trưởng phòng Đào tạo, cho biết sinh viên sẽ được phân theo các chuyên ngành từ học kỳ 2 năm thứ 3, gồm: Phiên dịch, Biên dịch, Du lịch, Ngôn ngữ và văn hóa, tiếng Anh Sư phạm tiểu học. Việc này căn cứ theo kết quả học tập của sinh viên trong 5 học kỳ trước đó.

Tương tự, tại trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM, TS Nguyễn Huy Cường, trưởng khoa Ngôn ngữ, cho hay từ năm thứ hai, sinh viên được chọn một trong ba chuyên ngành chính: Ngôn ngữ học, Biên - phiên dịch, và Giảng dạy tiếng Anh. Sinh viên trường này sẽ có hai đợt thực tập, đợt 1 giúp các em khám phá cơ hội việc làm theo chiều rộng, đợt 2 sẽ thực tập đúng chuyên ngành sâu đã chọn.

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM. Ảnh: IU

Các chuyên gia cho hay Ngôn ngữ Anh trở nên "hot" những năm qua do một số lý do. Đây là ngôn ngữ quốc tế, được sử dụng rộng rãi trong công việc và học tập. Người nước ngoài, dù đến từ quốc gia nào, khi tới Việt Nam làm việc, du lịch... cũng chủ yếu dùng tiếng Anh để giao tiếp.

Trong giáo dục, Tiếng Anh là ngoại ngữ được ưu tiên học cả ở phổ thông lẫn đại học. Đề án ngoại ngữ quốc gia hơn 10 năm nay cũng nhằm nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh, sinh viên.

"Những yếu tố đó làm cho tiếng Anh luôn được học nhiều nhất, dẫn đến ngành Ngôn ngữ Anh hấp dẫn với xã hội", ông Tiến cho hay.

TS Nguyễn Tiến Dũng, phó Hiệu trưởng Đại học Hà Nội, thêm rằng nguyên nhân chủ yếu do cơ hội việc làm và vị trí công việc người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp khá đa dạng. Theo ông, sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh có thể làm ở ba nhóm công việc: Biên, phiên dịch viên/biên tập viên; giáo viên tiếng Anh/nghiên cứu viên hoặc thư ký văn phòng/trợ lý đối ngoại.

Cụ thể, họ có thể gia nhập bộ phận đối ngoại của cơ quan quản lý nhà nước; bộ phận dịch thuật của nhà xuất bản, tạp chí; công ty biên-phiên dịch, các bảo tàng, công ty du lịch, tổ chức phi chính phủ, tổ chức nước ngoài hay cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ-văn hóa trong và ngoài nước. Ngoài ra, họ có thể giảng dạy tại các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học [nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm].

"Xu hướng làm công việc tự do khá phát triển trong thời gian gần đây vì thu nhập cao và chủ động thời gian hơn", ông Tiến cho biết.

Theo thống kê, tỷ lệ sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh có việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp ở Đại học Quốc tế là 100%, Học viện Ngoại giao 96,5%, Đại học Hà Nội khoảng 95% và Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế 91,88%. Lương khởi điểm tùy thuộc vào vị trí việc làm và năng lực của từng sinh viên, trung bình khoảng 7,3 đến 25 triệu đồng.

đang là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi lẽ số đông cho rằng đây là một ngành “lỗi thời” và chỉ giúp cải thiện kỹ năng mềm về ngôn ngữ chứ không trang bị thêm các kiến thức chuyên môn như nhiều chuyên ngành khác. Thế nhưng sự thật có phải như vậy không? Cùng Đại học Công nghệ Đông Á tìm hiểu nhé!

Ngay từ khi còn học tiểu học, chúng ta đã được học về tiếng Anh. Đây là ngôn ngữ phổ biến nhất toàn cầu và hầu hết ai cũng biết một chút tiếng Anh. Vì thế nó đang dần “bão hòa” và “lỗi thời” như ngành Công nghệ thông tin. Vậy, tại sao chúng ta phải chọn học ngành Ngôn ngữ Anh trên giảng đường đại học? Học Ngôn ngữ Anh ra làm gì?

Tôi sẽ cho bạn những con số ấn tượng để chỉ cho bạn thấy ngành Ngôn ngữ Anh không “vô dụng” như bạn nghĩ.

Hiện nay trên thế giới có hơn 8 tỷ người; trong đó có đến 500 triệu người sử dụng Ngôn ngữ Anh là “tiếng mẹ đẻ”; hơn 1,5 tỷ dân sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai; hơn 50 quốc gia sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức của họ.

Học Ngôn ngữ Anh ra làm gì? Ngành nghề không hề “vô dụng” như bạn nghĩ

Thêm nữa, Việt Nam đã tham gia vào rất nhiều tổ chức thế giới, ký nhiều hiệp định thương mại như: Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP; tham gia hiệp định tự do mậu dịch với Châu Âu và Hàn Quốc; Cộng đồng kinh tế ASEAN đã chính thức vận hành; vốn đầu tư FDI đổ vào Việt Nam liên tục tăng trong nhiều năm; …

Như vậy, tất cả những điều này cho thấy nhu cầu về nhân lực ngành Ngôn ngữ Anh không bao giờ dừng lại. Triển vọng nghề nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh là cực kỳ lớn trong xã hội hiện nay.

Học Ngôn ngữ Anh ra làm gì?

Nhiều người thắc mắc Học Ngôn ngữ Anh có làm giáo viên cấp 2, cấp 3, thậm chí là giảng viên đại học được không?

Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể theo sư phạm đối với ngành Ngôn ngữ Anh.

Như chúng ta đã biết, sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Anh hầu hết đều là những người không giỏi tính toán. Họ ghét những con số và ghét cả những công thức hóa học nhàm chán. Thứ họ muốn là đam mê khám phá, tìm hiểu văn hóa và lịch sử nước ngoài. Đồng thời, hầu hết sinh viên ngành này đều năng động, nhiệt tình và có nhiều kỹ năng mềm khác.

Với nhiều tố chất như vậy thì chắc chắn không lo học Ngôn ngữ Anh ra làm gì. Sinh viên tốt nghiệp Ngôn ngữ Anh có thể làm các công việc sau:

– Biên/ phiên dịch, dịch thuật tại các tổ chức, tòa soạn, cơ quan, doanh nghiệp.

– Thư ký, trợ lý cho các công ty/doanh nghiệp nước ngoài.

– Hướng dẫn viên, chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch, lữ hành hay các khách sạn, nhà hàng.

– Nghiên cứu tiếng Anh, giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, trung tâm.

– Giáo viên dạy tiếng Anh cấp 1, cấp 2, cấp 3.

– Phóng viên quốc tế, Thư ký, trợ lý đối ngoại trong các công ty, bộ ngoại giao hay lãnh sự quán,…

– Chuyên viên lĩnh vực ngoại giao, tài chính, xuất nhập khẩu.

– Copywriter, biên tập viên,chuyên viên tại các công ty quảng cáo, doanh nghiệp, tạp chí,…

Xem thêm: Ngành Ngôn ngữ Anh là gì? Ra trường có dễ xin việc không? Mức lương bao nhiêu?

Học Ngôn ngữ Anh ra làm gì?

Giải mã 5 hiểu lầm về ngành Ngôn ngữ Anh

Nếu bạn không phải là sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, chắc chắn bạn sẽ có nhiều thắc mắc và hiểu lầm về ngành học này. Cùng tìm hiểu nhé!

Học Ngôn ngữ Anh rất dễ?

Sai lầm của hơn 80% các bạn học sinh cấp 3 đều cho rằng ai cũng được học tiếng Anh từ nhỏ nên hoàn toàn có thể theo học được ngành học này. Khiến ngành Ngôn ngữ Anh trở nên “tầm thường” trong mắt nhiều người.

Nhưng thực tế nó không hề dễ như chúng ta vẫn nghĩ. Tại giảng đường đại học, ngoài các học phần đại cương cho năm nhất, những năm sau đó sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh phải đi sâu vào ngôn ngữ học với các môn như: Ngữ Âm Học; Âm Vị Học; Hình Thái Học; Cú Pháp Học; Ngữ Nghĩa Học; Văn học Anh; Văn minh Anh; Văn học Mỹ; Văn minh Mỹ; …

Vậy thử nghĩ xem, với trình độ tiếng Anh mà trường cấp 3 cung cấp, liệu có đủ để theo học các học phần này không? Bạn chắc chắn phải thật chăm chỉ, chủ động học tập mới có được kết quả như ý. Bởi vậy học Ngôn ngữ Anh không hề dễ như bạn vẫn nghĩ đâu!

Học Ngôn ngữ Anh là chỉ học tiếng Anh thôi

Bên cạnh việc thắc mắc học Ngôn ngữ Anh ra làm gì, nhiều bạn còn hiểu sai về ngành này. Không phải học Ngôn ngữ Anh là chỉ học tiếng Anh thôi. Bạn sẽ phải tìm hiểu và nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, con người các quốc gia sử dụng tiếng Anh như Mỹ, Anh, … Ngoài ra, sinh viên Ngôn ngữ Anh còn phải học các môn kinh tế, tài chính, quan hệ quốc tế, …

Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh sẽ chỉ làm việc ở công ty nước ngoài?

Không hẳn! Bạn học Ngôn ngữ Anh ra làm gì, ở đâu là quyền của cá nhân bạn. Miễn sao bạn cảm thấy yêu thích ngành nghề đó. Bạn có thể làm phiên dịch, biên dịch cho các công ty trong nước hoặc nước ngoài. Hoặc bạn có thể làm dịch thuật cho các trung tâm ngoại ngữ, làm giáo viên, giảng viên tại các trường học trong và ngoài nước, …

Thực tế có rất nhiều người lựa chọn làm giáo viên dạy tiếng Anh ở cấp THCS hay THPT. Một số khác thì dạy tiếng Anh ở các trung tâm tiếng Anh. Bởi vì các công ty nước ngoài thường có tính cạnh tranh rất cao.

Xem thêm: Học ngành Ngôn ngữ Anh ở đâu? Lựa chọn nào phù hợp cho bạn trong năm 2023

Không biết học gì thì học ngành Ngôn ngữ Anh?

Có rất nhiều người không biết học gì thì có suy nghĩ chọn học ngành Ngôn ngữ Anh. Bởi với họ cho rằng đây là một ngành học tương đối dễ?.

Ví dụ: Một số sinh viên các ngành nghề đặc thù như Dược, điều dưỡng, bác sĩ thường “coi thường” ngành Ngôn ngữ Anh, vì ngành học của họ khó hơn nhiều.

Hay nhiều bạn học sinh không biết chọn ngành nào cũng lựa chọn học ngành Ngôn ngữ Anh.

Nhưng thực tế cho thấy mỗi ngành học đều có những khó khăn nhất định. Để hoàn thành 4 năm đại học, các bạn cần có sự đam mê, yêu thích và một chút năng khiếu với ngành nghề này. Đừng lựa chọn hời hợt để dẫn đến sai lầm nhé!

Học Ngôn ngữ Anh thì phải thi vào trường ngoại ngữ?

Hiện nay trên cả nước có hơn 500 trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Mỗi trường đều có những thế mạnh riêng. Nếu bạn yêu thích ngành Ngôn ngữ Anh, bạn có thể nộp hồ sơ vào các trường đại học ngoại ngữ trên cả nước.

Ngoài ra, nếu bạn đang ở Hà Nội thì hãy nộp hồ sơ vào trường Đại học Công nghệ Đông Á. Trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh với chất lượng đầu vào và đầu ra được đánh giá là top đầu trên cả nước. Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và nhiều thầy cô tu nghiệp, tốt nghiệp tại nước ngoài.

Học Ngôn ngữ Anh ra làm gì – Khó hay dễ?

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc học Ngôn ngữ anh ra làm gì và những hiểu lầm về ngành Ngôn ngữ Anh. Hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn về ngành này và có được lựa chọn phù hợp cho chặng đường 4 năm đại học của mình.

Ngôn ngữ Anh là học những gì?

Ngôn ngữ Anh là ngành học nghiên cứu về các phương pháp học tập loại ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, đồng thời đây còn là ngành học nghiên cứu về lịch sử, con người, văn hóa của các quốc gia, dân tộc sử dụng tiếng Anh trên thế giới.

Ngôn ngữ Anh có những chuyên ngành gì?

Ngành Ngôn ngữ Anh đào tạo 3 chuyên ngành gồm: Phương pháp giảng dạy tiếng Anh, Chuyên ngành Biên phiên dịch và Chuyên ngành Thương mại – Truyền thông.

ngành Ngôn ngữ Anh có bao nhiêu tín chỉ?

Chương trình đào tạo Ngành Ngôn ngữ Anh từ năm học 2022 - 2023 sẽ bao gồm 132 tín chỉ, phân bổ trong 4 năm học.

Ngành ngôn ngữ Hàn là học những gì?

Ngôn ngữ Hàn Quốc là ngành học đào tạo chuyên sâu về ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc. Khi theo học ngành này sinh viên được đào tạo để sử dụng thành thạo 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Hàn và các kỹ năng, phương pháp giao tiếp làm việc bằng tiếng Hàn.

Chủ Đề