Ngủ 2 tiếng tiêu hao bao nhiêu calo?

Về bản chất, cơ thể luôn ở trạng thái tiêu hao calo, bởi đây là nguồn năng lượng giúp duy trì sự sống. Lượng calo này gọi là tỷ lệ trao đổi chất cơ bản [BMR], bao gồm lượng calo đốt cháy qua đêm.

Tiến sĩ Ramiz Fargo, chuyên gia y học về giấc ngủ, chủ nhiệm khoa chăm sóc phổi tại Đại học Y tế Loma Linda, cho biết một người bình thường đốt trung bình 50 calo mỗi giờ trong khi ngủ. Như vậy, nếu ngủ đủ 8 tiếng, cơ thể tiêu thụ khoảng 400 calo, tương đương 85% lượng calo đốt trong khi thức và đứng yên.

Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản và lượng calo tiêu hao khi nghỉ ngơi thay đổi dựa trên các yếu tố như tuổi tác, giới tính, di truyền, mức độ hoạt động và thể trạng sức khỏe.

Vậy, vì sao bạn lại có thể giảm cân ngay cả khi ngủ?

Giải thích hiện tượng này, tiến sĩ Fargo cho hay, khi bạn ngủ thì cơ thể vẫn chăm chỉ làm việc. Các cơ quan như tim, phổi, não, gan, thận...vẫn hoạt động bình thường.

Đồng tình với cách giải thích trên, tiến sĩ Rajkumar Dasgupta, chuyên gia giấc ngủ tại Keck Medicine, Đại học Nam California nói: "Khi não và bất kỳ cơ quan nào vận hành, các tế bào của cơ quan đó vẫn cần ‘thức ăn' dưới dạng ATP, gián tiếp tạo ra từ lượng calo tiêu thụ trong chế độ ăn uống, chẳng hạn carbohydrate như glucose".

Trong đó, bộ não là cơ quan cần nhiều "thức ăn" dạng glucose nhất, đặc biệt là trong giai đoạn ngủ [REM]. Đây là giai đoạn não bộ tạo ra những giấc mơ sống động, củng cố trí nhớ dài hạn và ngắn hạn. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, giấc ngủ REM chiếm khoảng 20-25% tổng thời gian ngủ.

Nằm sấp gây chậm quá trình tiêu thụ thức ăn và gây sức ép lên các cơ quan nội tạng - Ảnh: pinterest


Tiến sĩ Dasgupta cho biết quá trình trao đổi chất tăng lên trong nửa sau giấc ngủ đêm. Điều này có nghĩa chỉ cần ngủ đủ 7 đến 9 tiếng như khuyến nghị, cơ thể sẽ đốt cháy nhiều calo nhất có thể.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng là cách để tiêu hao nhiều calo. Theo tiến sĩ Dasgupta, chất lượng giấc ngủ bao gồm thời lượng ngủ REM [vì đây là lúc đốt nhiều calo nhất] và số giờ ngủ.

Tư thế ngủ ảnh hưởng đến việc giảm mỡ bụng như thế nào?

Một số lưu ý về tư thế ngủ có thể giúp cải thiện tình trạng mỡ bụng như sau:

- Không nằm sấp khi ngủ: Vì đây là tư thế có thể gây ra rối loạn nhịp thở, làm chậm đi quá trình tiêu hóa thức ăn, tích tụ mỡ và làm căng cơ lưng dưới. Ngoài ra, nằm sấp còn gây nên sự quá tải cho hệ thống khớp, lồng ngực và cổ tử cung. Khi cơ thể duy trì tình trạng căng thẳng do nằm sấp lâu ngày sẽ sản sinh cortisol tham gia vào quá trình tích tụ mỡ ở vùng bụng, đẩy nhanh lão hóa

- Ngủ nghiêng: Là tư thế giúp cải thiện giấc ngủ, giảm cân và đau lưng, tránh sưng phù ở chân, mông, đùi.

- Ngủ nghiêng trái là tư thế tốt cho hệ tiêu hóa, tránh việc tích tụ mỡ.

Tuy nhiên, tư thế ngủ cũng nên thay đổi theo thời gian để tránh trường hợp làm căng quá mức cánh tay.

Làm gì trước khi ngủ để giảm mỡ bụng?

Những thói quen trước khi ngủ có thể giúp làm giảm mỡ bụng bao gồm:

- Tạo môi trường mát mẻ trong phòng ngủ: Điều này sẽ giúp cơ thể khởi động quá trình đốt mỡ nhằm ổn định thân nhiệt.

Uống nước chanh giúp loại bỏ các chất béo tích tụ - Ảnh: pinterest


- Uống các loại nước trước khi ngủ như nước chanh có chứa polyphenol giúp loại bỏ các chất béo tích tụ. Nước nho có chứa resveratrol giúp chuyển mỡ trắng thành nâu dễ được đốt hơn. Nước ép táo, trà gừng hay nước ép dâu tây cũng là những sự lựa chọn hiệu quả.

- Có khung giờ ngủ và thức dậy nhất định nhằm duy trì tỷ lệ đốt mỡ hoàn hảo.

- Không sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng có ánh sáng xanh khiến cơ thể tiết ra Melatonin gây khó ngủ.

- Tập thể dục trước khi ngủ như vặn mình giúp phần cơ tại bụng hoạt động mạnh, đốt cháy mỡ thừa ở phần bụng, đem lại một vòng eo lý tưởng. Động tác kết hợp bụng với chân nhằm mục đích giảm mỡ phần bụng dưới, giúp bắp chân thon gọn hơn.

- Tắm nước nóng trước khi ngủ sẽ giúp làm ấm cơ thể, tăng tốc độ tuần hoàn máu, tăng bài tiết giúp giảm cân. Ngoài ra các cơ còn được thư giãn và thả lỏng đem lại một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Cơ thể chúng ta vẫn làm việt chăm chỉ để đốt cháy calo ngay cả khi chúng ta ngủ hay bất tỉnh. Ảnh: Hypnotherapy-directory.

Theo Insider, về bản chất, calo là năng lượng. Cơ thể chúng ta cần năng lượng từ calo để hoạt động và duy trì sự sống, cả khi thức hay ngủ.

Lượng calo chúng ta đốt cháy chỉ để duy trì hoạt động của cơ thể được gọi là tỷ lệ trao đổi chất cơ bản [BMR], bao gồm lượng calo đốt cháy qua đêm.

Dưới đây là những điều chúng ta cần biết về việc đốt cháy calo trong giấc ngủ và cách giúp đốt nhiều calo hơn.

Lý do cơ thể đốt cháy calo trong khi ngủ

Tiến sĩ Ramiz Fargo, chuyên gia y học về giấc ngủ, chủ nhiệm khoa phổi tại Đại học Y tế Loma Linda, cho biết chúng ta đốt cháy trung bình khoảng 50 calo mỗi giờ trong khi ngủ.

Điều này có nghĩa là nếu ngủ trong 8 tiếng, chúng ta sẽ đốt cháy khoảng 400 calo, khoảng 85% lượng calo bị đốt cháy khi thức và không vận động.

Cơ thể vẫn làm việc chăm chỉ để đốt cháy calo ngay cả khi chúng ta ngủ hay bất tỉnh. Tiến sĩ Fargo nói cơ thể vẫn cần chú ý đến chức năng tim, phổi, não, gan, thận và nhiều hoạt động khác trong khi chúng ta ngủ.

"Khi não hoặc bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể của bạn hoạt động, các tế bào trong cơ quan đó cần 'thức ăn' dưới dạng năng lượng ATP, được tạo ra gián tiếp từ lượng calo bạn tiêu thụ trong chế độ ăn uống như glucose”, tiến sĩ Rajkumar Dasgupta, chuyên gia y học giấc ngủ, nhà nghiên cứu về mạch máu tại Trung tâm Y tế Keck của Đại học Nam California.

Bộ não là cơ quan cần nhiều "thức ăn" nhất ở dạng glucose để hoạt động, đặc biệt là trong giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh [REM].

Tiến sĩ Fargo cho biết bộ não rất bận rộn trong giấc ngủ REM, giai đoạn giấc ngủ mà chúng ta có nhiều khả năng mơ những giấc mơ sống động nhất và cũng là lúc củng cố ký ức. Ở người lớn khỏe mạnh, giấc ngủ REM chiếm khoảng 20% ​-25% tổng số giấc ngủ của chúng ta.

Tiến sĩ Dasgupta nói thêm quá trình trao đổi chất hay sự phân hủy của glucose tăng lên trong nửa sau của giấc ngủ ban đêm vì chúng ta đã tăng cường giấc ngủ REM vào buổi sáng. Điều này có nghĩa là miễn bạn ngủ đủ 7-9 giờ mỗi đêm theo khuyến nghị, bạn sẽ đốt cháy nhiều calo nhất trong khi ngủ ở nửa sau của giấc ngủ.

Cách để đốt cháy nhiều calo hơn khi đi ngủ

Bạn có thể đốt cháy nhiều calo hơn trong khi ngủ nếu bạn cải thiện chất lượng và số lượng giấc ngủ của mình.

Tiến sĩ Dasgupta cho biết chất lượng giấc ngủ bao gồm thời lượng giấc ngủ REM mà bạn đang nhận được. Vì đây là lúc cơ thể đốt cháy nhiều calo nhất và số lượng calo liên quan đến số giờ ngủ.

Bạn có thể cải thiện chất lượng và số lượng giấc ngủ của mình bằng cách cải thiện một số thói quen trước giờ đi ngủ. Dưới đây là 8 cách được chuyên gia gợi ý để cải thiện giấc ngủ và đốt cháy nhiều calo hơn trong khi ngủ.

Tạo môi trường ngủ lý tưởng

Tiến sĩ Dasgupta chia sẻ tốt nhất bạn nên giữ cho căn phòng của mình mát mẻ, yên tĩnh và tối. Bộ não sản xuất melatonin để phản ứng với bóng tối, vì vậy nằm thư giãn trong phòng tối giúp cơ thể biết đã đến giờ đi ngủ.

Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng trước khi đi ngủ

Nhìn vào ánh sáng xanh từ điện thoại hoặc máy tính có thể ức chế sản xuất melatonin, theo tiến sĩ Fargo. Nếu quá trình sản xuất melatonin bị ức chế, bạn có thể khó ngủ. Vì vậy, Fargo khuyến cáo nên hạn chế sử dụng các thiết bị này ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.

Hạn chế tiếp xúc ánh sáng xanh ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. Ảnh: Health.

Giữ lịch ngủ nhất quán

Theo tiến sĩ Dasgupta, nhất quán thời gian đi ngủ và thức dậy của bạn là điều quan trọng, ngay cả cuối tuần. Duy trì cùng thời gian ngủ mỗi ngày sẽ giúp đồng hồ bên trong cơ thể, hoặc nhịp sinh học hoạt động ổn định.

Có thói quen thư giãn trước khi đi ngủ

Có những ngày chúng ta căng thẳng, bận rộn đến nỗi không thể thả lỏng tâm trí và chuyển sang trạng thái ngủ. Nhưng tiến sĩ Dasgupta khuyên chúng ta nên có thói quen thư giãn bao gồm các hoạt động như đọc sách, vươn vai hoặc ngồi thiền.

Hạn chế hoặc tránh uống caffeine và rượu:

Caffeine và rượu đều có ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ, vì vậy bạn không nên dùng chúng quá gần giờ đi ngủ, theo tiến sĩ Fargo. Vì caffeine có thể tồn tại trong cơ thể một thời gian, nên bạn cần ngừng uống caffeine 6 giờ trước khi đi ngủ.

Không ăn nhiều bữa quá sát giờ đi ngủ

Ăn quá nhiều gần giờ đi ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ. Theo tiến sĩ Dasgupta, chúng ta không nên ăn trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.

Tập thể dục thường xuyên

Có nhiều lý do tại sao tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện giấc ngủ và đốt cháy calo. Ngoài ra, nếu bạn xây dựng cơ bắp từ việc tập thể dục thường xuyên, cơ bắp sẽ đốt cháy nhiều calo hơn chất béo.

Điều trị các tình trạng sức khỏe cơ bản

Tiến sĩ Dasgupta cho biết các tình trạng sức khỏe khác nhau có thể ảnh hưởng đến khả năng có được giấc ngủ chất lượng như chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, suy tim và mất ngủ. Điều trị các tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến giấc ngủ không chỉ giúp đốt cháy nhiều calo hơn mà còn giúp sức khỏe tổng thể tốt hơn.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

> Xem thêm: Sách cho cuộc sống vui khỏe

Thanh niên 19 tuổi mắc ung thư tiết lộ hai triệu chứng dễ bị bỏ qua

Khi cơ thể mệt mỏi cực độ kèm theo các vết bầm tím, Ciaran Daniel cho rằng do công việc vất vả. Nhưng anh không biết đó là các triệu chứng cảnh báo sớm ung thư.

1 đêm không ngủ tốn bao nhiêu calo?

Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng nếu bạn không ngủ trọn vẹn một đêm, bạn có thể đốt cháy thêm 135 calo trong khoảng thời gian đó. Một số người tham gia đã đốt cháy thêm 160 calo.

Cơ thể tiêu thụ bao nhiêu calo?

Theo ước tính, phụ nữ trưởng thành mỗi ngày đốt cháy khoảng 1.600 – 2.400 calo. Con số này đối với đàn ông trưởng thành là từ 2.000 – 3.000 calo mỗi ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là ước tình chung.

Hít thở tiêu thụ bao nhiêu calo?

Hít thở đúng cách Trung bình với 10 nhịp hít – thở sâu như vậy, cơ thể có thể đốt cháy tối đa 6 – 8 calo.

Tại sao ngủ lại tốn calo?

Khi cơ thể ngủ trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ hoặc ngủ thỏa thân, cơ thể sẽ tăng cường trao đổi chất, kích thích tế bào mỡ nâu và đốt cháy nhiều calo hơn. Bên cạnh đó, người ta cũng thấy rằng, hormone melatonin giúp cơ thể sản xuất nhiều chất béo nâu chỉ được sản xuất ra trong điều kiện thiếu sáng.

Chủ Đề