Ngủ hay bị chuột rút là bệnh gì

Bị chuột rút khi ngủ là một cơn co cơ mạnh, thường xảy ra ở vùng chân hoặc đùi, gây đau đớn cho cơ thể khi ngủ. Chuột rút hầu hết không nguy hiểm và sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu các dưỡng chất cần thiết. Cùng tìm hiểu để biết được nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng này.

Ngủ hay bị chuột rút là bệnh gì

Bị chuột rút là một cơn co cơ mạnh, thường xảy ra ở vùng chân hoặc đùi

Đối tượng bị chuột rút khi ngủ

Theo thống kê, có gần 33% số người trên độ tuổi 60 và một nửa người già trên 80 tuổi là những đối tượng thường xuyên bị chuột rút khi ngủ vào ban đêm. Chứng bệnh này sẽ có xu hướng tăng dần theo độ tuổi. Tần suất bị chuột rút khi ngủ sẽ khác nhau tùy vào mỗi người, có bệnh nhân bị 3 lần/tuần, nếu nặng hơn thì tình trạng này sẽ diễn ra mỗi ngày.

Ngủ hay bị chuột rút là bệnh gì
Người lớn tuổi dễ bị chuột rút khi ngủ

Một trong những biểu hiện rõ nhất để phát hiện chứng chuột rút là cơ bị co thắt bất thường và không kiểm soát được. Hầu hết những trường hợp bị chuột rút khi ngủ đều xảy ra ở khu vực bắp chân, cơ đùi và cơ bàn chân. Nó vẫn có thể xảy ra bất ngờ trên cơ thể người khỏe mạnh, đó là một hiện tượng rất bình thường. Tuy nhiên nếu tần suất lặp lại quá nhiều thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay nhé.

Tại sao lại bị chuột rút bắp chân khi ngủ

Một số nguyên nhân bị chuột rút khi ngủ có thể gây chuột rút vào ban đêm, bao gồm:

Bị chuột rút bắp chân khi ngủ do tâm trạng căng thẳng, lo lắng

Những người luôn trong tình trạng áp lực, căng thẳng quá độ sẽ dễ bị chuột rút khi ngủ, vì tình trạng căng thẳng có thể khiến cho các hormone trong cơ thể bị mất cân bằng, nhịp tim đập nhanh, huyết áp cao.

Chuột rút lúc ngủ đa phần xảy ra ở vùng chân, hay gặp nhất là ở cơ bắp chân, bàn chân, mắt cá chân và ngón chân.

Mắc các bệnh lý về thận

Bệnh nhân bị suy thận, phải thường xuyên lọc thận sẽ không thể chuyển hóa các chất dư thừa trong cơ thể một cách hiệu quả. Đối với cơ thể bình thường, quá trình chuyển hóa này thường sẽ diễn ra trong vòng 24 giờ, tuy nhiên với bệnh nhân lọc thận sẽ phải mất từ 2 - 3 ngày. Các chất điện giải trong cơ thể bệnh nhân thay đổi liên tục trong quá trình lọc thận có thể gây ra tình trạng chuột rút khi ngủ.

Tình trạng rối loạn nội tiết, rối loạn chức năng tuyến giáp xảy ra ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận cũng có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa chất điện giải. Những người mắc bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường đều là những đối tượng dễ bị rối loạn tuần hoàn máu và gây ra tình trạng chuột rút bắp chân khi ngủ.

Ngoài ra, các bệnh lý về thần kinh như đau thần kinh tọa, đau thần kinh cột sống cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị chuột rút khi ngủ.

Phụ nữ mang thai dễ bị chuột rút khi ngủ

Khá bất ngờ khi tỷ lệ chuột rút xảy ra ở phụ nữ mang thai khá cao so với người bình thường. Nguyên nhân là vì cơ thể họ lúc này đang tích trữ một lượng lớn nước, gây mất cân bằng điện giải, cùng với cân nặng của thai nhi sẽ gây khó khăn cho quá trình tuần hoàn máu. Ngoài ra, tình trạng canxi máu bị hạ vì sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn thai kỳ cũng sẽ gây ra hiện tượng chuột rút.

Ngủ hay bị chuột rút là bệnh gì
Phụ nữ mang thai dễ bị chuột rút khi ngủ

Chuột rút khi ngủ do tuần hoàn máu kém

Việc bạn ngồi lâu khi làm việc trong môi trường văn phòng sẽ vô tình tạo ra áp lực lên các mạch máu và cơ bắp, đặc biệt ở vùng chân làm cho tuần hoàn máu kém. Ngoài ra, những ai có thói quen cong chân, gập chân cũng làm tăng nguy cơ bị chuột rút khi ngủ.

Khi duy trì tư thế ngủ này, mỗi lần cử động nhẹ có thể làm bạn bị chuột rút. Ngoài ra, việc mang giày cao gót tuy đẹp nhưng nó sẽ làm máu khó lưu thông do mũi giày chèn ép lên các ngón chân, từ đó khiến chân bị chuột rút.

Bị chuột rút khi ngủ do cơ thể mất nước

Sự mất nước trong cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng của các tín hiệu điện và ion. Vì vậy, vào thời điểm này, cơ thể không biết tín hiệu là từ não hay chỉ vì có sự mất cân bằng điện xung quanh tế bào, dẫn đến các cơ bị rối loạn và dẫn đến tình trạng co rút không thể báo trước. Bạn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách uống nhiều nước, mỗi ngày 1,5 đến 2 lít nước và bổ sung các chất điện giải.

Bị chuột rút khi ngủ do mỏi cơ

Đây là nguyên nhân chính và thường gặp nhất gây ra tình trạng chuột rút khi ngủ. Mỏi cơ có thể do tập luyện thể thao hoặc làm việc quá sức, đôi khi đứng hoặc giữ một tư thế trong thời gian dài cũng sẽ khiến cơ bắp chân bị mỏi.

Vì thế tình trạng chuột rút xảy ra nhiều hơn ở những người vận động quá nhiều như vận động viên thể thao. Ngoài chuột rút vào ban đêm, tình trạng này cũng có thể xảy ra vào ban ngày và bất cứ lúc nào, kể cả khi đang đang luyện tập hay nghỉ ngơi.

Ngủ hay bị chuột rút là bệnh gì
Vận động quá sức dễ bị chuột rút bắp chân

Nên làm gì khi bị chuột rút khi ngủ?

Chân bị chuột rút khi ngủ thường xuất hiện bất ngờ và không thể dự đoán trước. Tuy nhiên, chúng sẽ gây ra những cơn đau khó chịu và có thể sẽ làm bạn tỉnh giấc vào ban đêm. Vậy, chuột rút bắp chân làm sao hết? Nếu đang ngủ bị chuột rút, bạn có thể xử lý ngay tình trạng này với các bước sau:

  • Bạn nhẹ nhàng ngồi dậy và hãy cố gắng kéo giãn cơ ở vùng bị đau
  • Xoa bóp nhẹ nhàng khu vực bị chuột rút bằng tay hoặc con lăn massage
  • Cố gắng đi lại hoặc vận động ở khu vực bị chuột rút
  • Để làm giãn các cơ bắp đang co thắt, bạn có thể sử dụng túi chườm ấm, chai nước ấm đặt vào khu vực chuột rút trong khoảng 15 phút. Ngoài ra, tắm bằng nước ấm cũng có hiệu quả trong việc giảm đau do cơ co thắt.
  • Bạn có thể uống một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen nếu bị đau nhiều do chuột rút. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng

Chuột rút là tình trạng khá phổ biến, trong đó các cơn chuột rút xảy ra nhanh mà cũng biến mất nhanh. Vì vậy, bạn thường sẽ không cần phải điều trị y tế sau khi thực hiện các bước xử lý như trên.

Ngủ hay bị chuột rút là bệnh gì
Xoa bóp nhẹ nhàng khu vực bị chuột rút

Cách phòng ngừa bị chuột rút chân khi ngủ

Bị chuột rút bắp chân khi ngủ phải làm sao? Để phòng ngừa chứng chuột rút bắp chân làm phiền bạn, ngay từ bây giờ hãy tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây:

  • Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày, khoảng 1,5 đến 2 lít nước.
  • Tập thể dục thường xuyên và lưu ý nên khởi động kỹ trước khi tập luyện. Nên tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước khi đi ngủ.
  • Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại quả như chuối, đu đủ, mơ, cam, xoài. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.
  • Tránh căng thẳng quá độ vì nó có thể dẫn đến chuột rút, khiến cho hormone trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao.

Bị chuột rút khi ngủ không phải hiện tượng hiếm gặp và đa phần không gây nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng chuột rút bắp chân xảy ra thường xuyên thì bạn nên đi khám, bởi vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh bảo một số vấn đề sức khỏe.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.