Ngự sử đài có nghĩa là gì

Ngự Sử Đài là cơ quan có đặc quyền được hặc tấu tất cả mọi việc, có ý nghĩa can gián những việc được xem  không đúng hoặc chưa tốt của vua và quan lại. Ở thời nhà Lê chia ra Tả Đô Ngự Sử và phụ giúp [hay chắc chắn  người được chỉ định thay thế Tả Đô Ngự Sử chức Hữu Đô Ngự Sử.
Hàn lâm viện là một tổ chức trong các triều đại quân chủ Á Đông xưa gồm các học sĩ uyên thâm Nho học, văn hay chữ tốt, chuyên trách việc soạn thảo văn kiện triều đình như chiếu, chỉ, sắc, dụ, chế.


Trong thời gian 38 năm trị vì, Lê Thánh Tông đã đưa nước Đại Việt trở thành một quốc gia hùng cường trong khu vực Đông Nam Á cả về mặt kinh tế, chính trị và văn hoá - xã hội. Nhà nước Đại Việt được củng cố vững chắc, thống nhất theo mô hình Nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền và thực hiện việc cai trị đất nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.Gắn liền với việc xây dựng, củng cố thể chế chính trị quân chủ Trung ương tập quyền, Lê Thánh Tông đặc biệt quan tâm xây dựng con người chính trị, trọng tâm là vấn đề đào tạo và sử dụng quan lại. Vì vậy, đội ngũ quan chức triều đình cũng như quan lại địa phương đã được tăng cường về số lượng, nâng cao chất lượng cả về trình độ, đạo đức và năng lực, đáp ứng kịp thời đòi hỏi sự phát triển mới của đất nước trong thế kỷ XV.Chính sách về đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông, trong đó có chính sách tranh tra, giám sát quan lại đã trở thành “khuôn phép”, hay “chế độ” như các sử gia phong kiến đã đánh giá để các triều đại sau đó noi theo, xem như mẫu mực cho việc tổ chức và xây dựng bộ máy Nhà nước vững mạnh.Dưới cái nhìn của chính trị học ngày nay, có thể nói, triều đại Lê Thánh Tông đã có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa con người chính trị và thể chế chính trị, thấy được vai trò quyết định của đội ngũ quan lại trong lãnh đạo, quản lý đất nước, xem đó là “cội gốc để tiến tới việc trị bình”, đồng thời cũng là “thềm bậc để đi đến hoạ loạn” như lời nhà vua nói với Thượng thư các bộ vào năm 1463.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Puddle Là Gì - Puddle Là Gì, Nghĩa Của Từ Puddle

Chế độ giám sát, quản lý quan lạiGiám sát quan lại là việc kiểm tra, thanh tra đánh giá quan lại một cách thường xuyên hoặc bất thường [không theo khóa] nhằm phát hiện, ngăn chặn những sai lầm, tội lỗi do những người có chức, có quyền gây ra. Để làm việc này, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã học tập mô hình giám sát ngự sử của Nhà nước phong kiến Trung Quốc.Từ thời Lý - Trần đã đặt Ngự sử Đài là cơ quan làm nhiệm vụ giám sát các hoạt động của quan lại triều đình do Ngự sử Đại phu đứng đầu, ngoài ra còn có các quan chức khác là Ngự sử Trung tán, Ngự sử Trung tướng [sau đổi là Trung úy], Thị ngự sử, Giám sát Ngự sử.Đầu thời Lê Sơ, theo quan chế nhà Trần, đặt các chức Thị Ngự sử, Ngự sử Trung thừa, Phó Trung thừa, Giám sát Ngự sử, Chủ bạ.Đến thời Lê Thánh Tông, Ngự sử Đài được đặt ở vị trí quan trọng, có đủ các chức Đô Ngự sử [Chánh Tam phẩm], Phó Đô Ngự sử [Chánh Tứ phẩm], Thiêm đô Ngự sử [Chánh Ngũ phẩm], thường do những người có học vị tiến sĩ nắm giữ.Ngoài Ngự sử Đài, từ năm 1471, triều đình còn đặt ra Lục Khoa là cơ quan thanh tra ở 6 Bộ, có trách nhiệm tâu hặc quan lại sai trái và các việc không đúng thể thức ở mỗi Bộ. Đứng đầu mỗi Khoa có Đô cấp Sự trung.Ở Ngự sử Đài còn có Giám sát Ngự sử làm nhiệm vụ giám sát quan lại ở cấp Đạo trở xuống. Mỗi Đạo lại lập cơ quan giám sát riêng là Hiến sát Sứ ty với chức trách thanh tra quan lại. Nghĩa là, đề cao vai trò và trách nhiệm các quan lại trong Đạo, Phủ, Huyện đối với công việc của Nhà nước ở địa phương và đối với nhân dân, xem họ là đại diện của vua, thực hiện việc “tuyên dương đức chính của vua, quan hệ trực tiếp đến sự tồn vong của Nhà nước”. Đứng đầu cơ quan này là Hiến sát Sứ và Hiến sát Phó sứ [hàm Chánh Thất phẩm]. Giám sát Ngự sử cùng với các quan trong Hiến ty có nhiệm vụ phối hợp “hặc tâu các quan làm bậy, soi xét uẩn khuất của dân”. Các cơ quan thanh tra, giám sát này tạo thành từ một hệ thống kiểm soát, đánh giá quan lại theo nguyên tắc “công việc liên lạc ràng buộc lẫn nhau”, để cho các cơ quan, các chức tước “lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, khinh trọng cùng kiềm chế nhau. [Viện Sử học Việt Nam, Quốc triều Hình luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 13 - 14].Chế độ thanh tra, giám sát thời Lê Thánh Tông là chế độ độc lập, có thể báo cáo vượt cấp. Ví dụ, một quan Tri phủ mắc lỗi thì quan Hiến sát có quyền tâu hặc thẳng lên Ngự sử Đài hoặc trực tiếp lên Bộ Hình, thậm chí lên cả vua, không cần thông qua Giám sát Ngự sử. Triều đình sẽ cử ngay quan về điều tra, nếu quan Tri phủ có lỗi hoặc vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Cả quan Đô Ngự sử cũng có thể bị người khác tâu hặc nếu phạm lỗi.Ngoài chế độ giám sát, tâu hặc theo thông lệ, Nhà nước phong kiến còn có chế độ giám sát đặc biệt. Năm 1467, Lê Thánh Tông định lệ chọn ở 6 Bộ, 6 Khoa và 6 Tự, mỗi cơ quan 2 người có hạnh kiểm để “đi thăm hỏi, điều tra nỗi đau khổ của sinh dân và điều hay dở của chính sự”. [Đại Việt Sử ký Toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tập 2, trang 423].Lê Thánh Tông cho lập các quan phụ trách việc giám sát, kết hợp giám sát thường xuyên với kiểm tra, giám sát đột xuất. Lấy chất lượng công việc để đánh giá năng lực quan lại; công việc bê trễ, sai sót thì có thể bị phạt. Vua ra quy định, nếu các Xứ có trộm cướp nhóm họp thì các Quan phủ, Châu, Huyện, các Xã trưởng, Thôn trưởng nơi đó phải trị tội theo pháp luật.Lê Thánh Tông đã giáng chức những Thừa tuyên Sứ các xứ Bắc Đạo, mỗi người một bậc vì trong Xứ có nhiều sâu cắn lúa mà không biết tâu lên trước, chỉ ngồi nhìn tai hoạ của dân; thay người đứng đầu Bộ Hình là Phạm Nại, Đàm Văn Thông vì có nhiều vụ xử oan, thường có đơn kêu lên triều đình.Chế độ giám sát giúp cho triều đình phát hiện sớm và chính xác các vụ việc tiêu cực, đánh giá lại để kịp thời xử lý; đồng thời răn đe quan lại, để họ biết sợ pháp luật, phấn đấu thành vị quan tài giỏi, đức hạnh.

Xem thêm: Phong Cách Ngôn Ngữ Chính Luận Là Gì, Văn Chính Luận Là Gì

Ý nghĩa đối với công tác cán bộ hiện nayThời Lê Thánh Tông, đội ngũ quan lại đóng vai trò rất quan trọng trong vận hành bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương mà ngày nay chính là đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị nước ta.Sinh thời, vấn đề cán bộ là một trong những vấn đề luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Bác có những nhận xét, đánh giá hết sức đúng đắn về vị trí, vai trò của cán bộ. Kế thừa và phát triển nhận thức chính trị rất sâu sắc của cha ông trong lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “cán bộ quyết định mọi việc” [Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 6, trang 48], “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 5, trang 240]. Ở đây, người cán bộ không chỉ xuất hiện với “tầm quan trọng” vốn được ghi nhận từ lâu, mà còn cả với sứ mệnh và trách nhiệm đối với toàn bộ tiến trình vận động của lịch sử vì đặt trong mối liên hệ trách nhiệm thì người cán bộ là “dây chuyền của bộ máy” nếu không tốt thì “dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt”, cụ thể là “nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”. [Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 5, trang 54].Trong bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, người cán bộ luôn có vai trò rất quan trọng. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có được triển khai trong thực tiễn hay không phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ cán bộ. Nếu không có cán bộ thì chủ trương, Nghị quyết... chỉ nằm trên giấy, không thể thâm nhập vào đông đảo quần chúng, không biến thành sức mạnh vật chất [phong trào quần chúng rộng lớn], sự nghiệp cách mạng không thể thành công. Thực tế cho thấy, sau khi có đường lối đúng đắn thì phẩm chất và năng lực của cán bộ là vấn đề có ý nghĩa quyết định, không những quyết định việc tổ chức thực hiện thành công mà còn quyết định cả mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.Thấm nhuần tư tưởng của Người, các Văn kiện của Đảng và Nhà nước ta luôn nói rõ vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, nhất là từ khi Đổi mới đến nay, những bức thiết của thực tiễn càng làm nổi bật tầm quan trọng của công tác cán bộ. Tại Đại hội VI, Đảng ta xác định “đổi mới đội ngũ cán bộ” để có thể “ngang tầm nhiệm vụ” của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Đến Đại hội VII, trong Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng xác định “chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ”, trong đó đặc biệt quan tâm “bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân”. [Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, trang 21].Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta khẳng định “cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”. [Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 3, Khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, trang 66].Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra đường lối cán bộ trong thời gian tới: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, điều hành, quản lý Nhà nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân”. [Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, trang 252].Đó là những nhận thức chính trị hết sức sâu sắc, kết tinh được những giá trị truyền thống trong lịch sử cũng như tổng kết, đúc rút ra từ những bài học kinh nghiệm qua các thời kỳ cách mạng hào hùng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Qua đó, càng nổi bật lên vai trò to lớn của nhân tố con người - con người chính trị, trong đó, đội ngũ cán bộ đóng vai trò then chốt.


Video liên quan

Chủ Đề