Xác định chủ ngữ của các câu kể Ai là gì là người được toàn dân kính yêu và biết ơn

Giải bài tập Tiết 7 - Ôn tập giữa học kì II trang 98, 99 SGK Tiếng Việt 4 tập 2.

Phần A

Đọc thầm

Chiếc lá

Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

- Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?

- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.

- Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?

- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

- Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.

- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến,

Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG

Phần B

Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây

1. Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau?

a. Chim sâu và bông hoa

b. Chim sâu và chiếc lá

c. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá

Gợi ý:

Con đọc kĩ toàn bộ câu chuyện xem có những nhân vật nào xuất hiện.

Trả lời:

Đáp án đúng:

c. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

2. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?

a. Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc lá bình thường.

b. Vì lá đem lại sự sống cho cây

c. Vì lá có lúc biến thành mặt trời

Gợi ý:

Con đọc kĩ toàn bài, chú ý vào lời bông hoa nói ở cuối chuyện.

Trả lời:

Đáp án đúng:

b. Vì lá đem lại sự sống cho cây

3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Hãy biết quý trọng những người bình thường

b. Vật bình thường mới đáng quý

c. Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây

Gợi ý:

Từ việc bông hoa biết ơn chiếc lá - một chiếc lá bình thường nhưng lại làm được những việc vô cùng lớn lao khiến con có suy nghĩ gì?

Trả lời:

Đáp án đúng:

a. Hãy biết quý trọng những người bình thường

4. Trong câu Chim sâu hỏi chiếc lá, sự vật nào được nhân hóa?

a. Chỉ có chiếc lá được nhân hóa

b. Chỉ có chim sâu được nhân hóa

c. Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hóa

Gợi ý:

Nhân hoá là gọi hoặc tả sự vật này bằng những từ ngữ vốn chỉ được dùng để gọi hoặc tả con người.

Trả lời:

Đáp án đúng:

c. Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hóa

5. Có thể thay từ nhỏ nhoi trong câu Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường bằng từ nào dưới đây?

a. nhỏ nhắn

b. nhỏ xinh

c. nhỏ bé

Gợi ý:

Nhỏ nhoi: nhỏ bé, ít ỏi, gây ấn tượng ít ỏi, mong manh.

Nhỏ nhắn: nhỏ và trông cân đối, dễ thương.

Nhỏ xinh: nho nhỏ, xinh xắn

Nhỏ bé: bé bỏng.

Trả lời:

Đáp án đúng:

c. nhỏ bé

6. Trong câu chuyện trên có những loại câu nào em đã học?

a. Chỉ có câu hỏi, câu kể

b. Chỉ có câu kể, câu khiến

c. Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến

Trả lời:

Đáp án đúng:

c. Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến

7. Trong câu chuyện trên có những  kiểu câu kể nào?

a. Chỉ có kiểu câu Ai làm gì?

b. Có hai kiểu câu Ai làm gì?, Ai thế nào?

c. Có cả ba kiểu câu Ai làm gì?, Ai thế nào? Ai là gì?

Gợi ý:

Con đọc kĩ đoạn văn, dựa vào dấu hiệu nhận biết các kiểu câu để tìm.

Trả lời:

Đáp án đúng:

c. Có cả ba kiểu câu Ai làm gì?, Ai thế nào? Ai là gì?

8. Chủ ngữ trong câu Cuộc đời tôi rất bình thường là?

a. Tôi

b. Cuộc đời tôi

c. Rất bình thường

Gợi ý:

Con phân tích chủ vị trong câu rồi trả lời.

Trả lời:

Đáp án đúng:

b. Cuộc đời tôi

Giải bài tập Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? trang 68 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 3. Chủ ngữ đó do các từ ngữ thế nào tạo thành?

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa​

   Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí.

   Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.

   Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, Giáo sư Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.

   Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.

Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM

Chú thích:

- Anh hùng lao động: danh hiệu Nhà nước phong tặng đơn vị hoặc người có thành tích đặc biệt trong lao động.

- Tiện nghi: các vật dùng cần thiết giúp cho sinh hoạt hằng ngày được thuận tiện, thoải mái.

- Cương vị: vị trí công tác, chức vụ.

- Cục Quân giới: cơ quan phụ trách việc chế tạo, cung cấp vũ khí cho quân đội.

- Cống hiến: đóng góp có giá trị.

- Sự nghiệp: công việc lớn, có ích lợi chung.

- Quốc phòng: bảo vệ đất nước.

- Huân chương: vật làm bằng kim loại, đeo trước ngực làm dấu hiệu cho phần thưởng lớn được nhà nước trao tặng cho người có công.

Trần Đại Nghĩa đã có hành động như thế nào khi "nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc"?

Rời xa gia đình, tích cực học hỏi để cống hiến cho đất nước.

Rời bỏ quê hương, bôn ba nước ngoài để tìm con đường cứu nước.

Rời bỏ cuộc sống tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước.

Rời bỏ đất nước để không chịu bom đạn của chiến tranh.

Video liên quan

Chủ Đề