Ngừa thai theo chu kỳ kinh nguyệt

Cách tính ngày tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt là một phương pháp đơn giản nhằm giúp cho các chị em có thể phần nào chủ động hơn trong việc phòng mang thai ngoài kế hoạch sau khi quan hệ tình dục. Hãy cùng Docosan học cách tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai qua bài viết dưới đây để đảm bảo chúng ta có thể áp dụng đúng vào “thực hành” nhé!

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là một tập hợp các hiện tượng sinh lý lặp đi lặp lại ở phụ nữ tính từ thời điểm dậy thì (khoảng 12 – 17 tuổi, cũng có trường hợp sớm hơn) cho đến khi mãn kinh 45 – 55 tuổi , được điều khiển bởi sự phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng, trật tự của vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng khiến cho hàm lượng hormone sinh dục cần thiết cho sự sinh sản trong cơ thể thay đổi (estrogen hoặc progesterone), có thể tụt giảm đột ngột (tiền đề khởi phát cho chu kỳ kinh nguyệt), hoặc tăng trở lại về mức bình thường ở cuối chu kỳ.

Ngừa thai theo chu kỳ kinh nguyệt
Cach-tinh-ngay-tranh-thai-theo-chu-ky-kinh-nguyet

Một chu kỳ kinh nguyệt chia làm 2 chu kì nhỏ: chu kỳ buồng trứng (nhằm chỉ những thay đổi xảy ra tại buồng trứng) và chu kỳ tử cung (nhằm chỉ những thay đổi xảy ra tại tử cung).

Đèn đỏ là tình trạng chảy máu tử cung mang tính định kỳ của người phụ nữ, đây là một hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khỏe mạnh. Chính vì vậy kinh nguyệt diễn ra là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết phụ nữ không có thai.

Ngày ra máu đầu tiên được tính là ngày đầu tiên của kỳ kinh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hormone suy giảm làm cho lớp nội mạc tử cung bị bong ra.

Khi ngày ra máu cuối cùng kết thúc, hàm lượng hormone Estrogen sẽ tăng dần để làm dày lớp nội mạc tử cung đã bị bong và kích thích cho nang trứng phát triển. Lúc này sẽ có một vài nang trứng phát triển vượt trội, chúng chờ cho hormone LH tăng lên đột biến để phóng thích trứng và diễn ra sự rụng trứng. Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ phóng thích một trứng (có đôi khi là hai trứng).

Trong 24h sau khi trứng rụng, hormone Progesterone được sản sinh một lượng lớn để biến đổi nội mạc tử cung, giúp phôi thai làm tổ – được gọi là quá trình thụ thai. Trường hợp phôi thai không thể làm tổ ở nội mạc tử cung hoặc không diễn ra sự thụ tinh thì hormone Progesterone và Estrogen sẽ giảm mạnh để chuẩn bị cho giai đoạn hành kinh – ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ loại bỏ lớp nội mạc và một chu kỳ kinh mới bắt đầu. 

Một chu kỳ kinh nguyệt phổ biến thường được ngành y khoa sử dụng là 28 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ 25-35 ngày.

Thời điểm rụng trứng sẽ rơi vào ngày 14 – được đếm ngược bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Và thời điểm từ ngày 10 – ngày 19 là thời kỳ dễ thụ thai, trong đó ngày 13 – ngày 15 của chu kỳ là thời điểm có khả năng thụ thai cao nhất của chu kỳ.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai an toàn

Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ kéo dài khoảng 28 ngày. Thời điểm rụng trứng thường sẽ rơi vào ngày giữa tháng, ngày thứ 14 của chu kỳ.

Trong một chu kỳ kinh nguyệt chuẩn 28 ngày có thể chia thành 3 thời điểm sau:

  • Thời điểm tránh thai tương đối (quan hệ tương đối an toàn)
    • Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt (ngày bắt đầu có kinh) cho đến ngày thứ 9 của chu kỳ kinh nguyệt.
    • Nếu quan hệ trong thời gian này thì khả năng có thai là vô cùng thấp, tuy nhiên khả năng có thai vẫn có thể xảy ra, để đảm bảo an toàn hơn thì vẫn nên sử dụng bao cao su trong khi quan hệ sẽ tốt hơn.
  • Thời điểm dễ mang thai (quan hệ nguy hiểm)
    • Đây là khoảng thời gian dễ mang thai (nguy hiểm trong quan hệ tình dục đối với những người muốn tránh thai) được tính từ ngày rụng trứng cộng hoặc trừ thêm 5 ngày trước và sau đó.
    • Những người có chu kỳ kinh nguyệt đều 28 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là ngày giữa tháng, ngày thứ 14 của chu kỳ và từ ngày 10 – 19 được xem là khoảng thời gian thụ thai dễ nhất.
    • Vì vậy, khi quan hệ tình dục trong những ngày này, khả năng có thai sẽ lên tới trên 90%. Nếu bạn đang mong muốn có em bé thì đây thực sự là một khoảng thời gian tuyệt vời để biến nó thành hiện thực. Còn nếu ngược lại, bạn nhớ thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ để tránh mang thai ngoài ý muốn.
  • Thời điểm tránh thai hiệu quả (quan hệ an toàn)
    • Khoảng thời gian này được tính từ ngày thứ 20 đến ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp. Đây là thời điểm trứng đã rụng nên sẽ không thể xảy ra hiện tượng thụ thai. Vì thế, với những ai chưa chuẩn bị tinh thần làm mẹ thì đây được xem là thời điểm an toàn cho các “cuộc yêu”.

Nhưng không phải mọi người phụ nữ đều có chu kỳ kinh đều và chuẩn 28 ngày. Vậy cách tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai với những chu kỳ kinh khác 28 ngày như thế nào?

Ngừa thai theo chu kỳ kinh nguyệt
Cach-tinh-ngay-tranh-thai-theo-chu-ky-kinh-nguyet

Cách tính ngày tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt đơn giản như sau:

  • Ngày có kinh đầu tiên được tính là ngày đầu có hiện tượng ra máu. Trước đó có thể có vài giọt máu thì ngày đó có thể bỏ qua, không cần tính. Với chu kỳ kinh 32 ngày thì thời điểm rụng trứng dễ thụ thai cũng sẽ cố định tương ứng. Chu kỳ hơn 28 ngày có thể áp dụng công thức suy đoán sau:
    • Lấy thời điểm rụng trứng của chu kỳ kinh 28 ngày làm chuẩn, tức ngày 14 là ngày trứng rụng và ngày 10 – ngày 19 là thời kỳ dễ thụ thai.
    • Với chu kì kinh nguyệt cứ dài thêm một ngày thì ngày dễ thụ thai sẽ cộng thêm một ngày.
    • Ngược lại với chị em có chu kỳ kinh ngắn hơn 28 ngày thì ngày dễ thụ thai sẽ trừ đi 1 ngày.
    • Ví dụ dễ hiểu hơn là nếu chu kỳ kinh là 32 ngày thì thời điểm dễ thụ thai sẽ vào ngày 14 (= 10 + 4) đến ngày 23 (= 19 + 4), và ngày rụng trứng có thể rơi vào ngày 18 (= 14 + 4) của chu kỳ.
  • Với chu kỳ kinh không đều từ 26 – 30 ngày, vẫn lấy thời điểm rụng trứng của chu kỳ kinh 28 ngày làm chuẩn, tức ngày 14 là ngày trứng rụng và ngày 10 – ngày 19 là thời kỳ dễ thụ thai, ta phải tính toán 2 thời kỳ dễ thụ thai:
    • Một là chu kỳ ngắn nhất
    • Hai là chu kỳ dài nhất
    • Sau đó kết hợp 2 chu kỳ này lại với nhau.
    • Theo đó, với chu kỳ 26 ngày thì thời điểm dễ thụ thai rơi vào ngày thứ 8 đến ngày thứ 17 của chu kỳ. Chu kỳ 30 ngày thì thời kỳ thụ thai vào ngày 12 đến ngày 21 của chu kỳ. Kết hợp hai chu kỳ này lại, thời điểm dễ thụ thai của bạn ở ngày thứ 9 đến ngày thứ 18 và ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày 8 – 21 của chu kỳ.

Một khi đã tính được ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh thì khả năng tránh mang thai sẽ cao hơn. Tuy nhiên, phương pháp này thường có xác xuất tránh thai thấp kể cả trong những ngày cận kề ngày rụng trứng và với những phụ nữ hay bị rong kinh thì không nên áp dụng. Nếu bạn muốn tránh thai được an toàn hơn thì nên áp dụng thêm các biện pháp tránh thai an toàn khác như sử dụng bao cao su khi quan hệ hoặc đặt vòng âm đạo hoặc dùng thuốc tránh thai, …

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh mang thai như nào? Đây là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ khi không muốn mang thai ngoài ý muốn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai an toàn sau.

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ quan sinh sản của phụ nữ, kinh nguyệt xảy ra với phụ nữ bắt đầu ở tuổi dậy thì đến cuối thời kỳ sinh sản (mãn kinh). Hiện tượng này là dấu hiệu đánh dấu người phụ nữ bắt đầu có khả năng mang thai, sinh nở và thực hiện thiên chức làm mẹ.

Kinh nguyệt diễn ra theo chu kỳ, thông thường mỗi tháng chị em sẽ hành kinh một lần, một số trường hợp chị em có thể có chu kỳ kinh nguyệt ngắn (khoảng 21 ngày) hoặc chu kỳ kinh dài (khoảng 35 ngày), điều này vẫn được xem là hiện tượng bình thường nếu như kinh nguyệt của chị em vẫn đều đặn và không có dấu hiệu gì bất thường.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai an toàn

Kinh nguyệt có liên quan mật thiết với hiện tượng rụng trứng nên trước đây và đến tận nay nhiều cặp đôi vẫn có thói quen dựa vào chu kỳ kinh nguyệt để tính ngày rụng trứng. Vậy cách tính ngày rụng trứng để tránh thai như thế nào, chúng ta hãy tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau.

Ngừa thai theo chu kỳ kinh nguyệt

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai an toàn

Chắc không nhiều chị em biết rằng dù chu kỳ kinh nguyệt của chị em là bao nhiêu ngày đi chăng nữa thì từ ngày rụng trứng đến ngày đầu tiên có kinh của chu kỳ tiếp theo luôn luôn là 14 ngày, vì vậy nếu như chu kỳ kinh nguyệt đều thì chị em có thể tính được ngày mà mình sẽ có kinh tiếp theo, sau đó chỉ việc trừ lùi đi 14 ngày thì sẽ ra ngày rụng trứng. Ví dụ chu kỳ kinh nguyệt của bạn luôn luôn là 30 ngày, tháng này bạn bắt đầu có kinh vào ngày 20/6 thì đến ngày 20/7 sẽ là ngày có kinh tiếp theo của bạn, ngày trứng rụng sẽ diễn ra trước đó 14 ngày, tức là ngày 6/7 là ngày trứng rụng.

Trứng sau khi rụng chỉ sống được 24 tiếng, nếu không gặp được tinh trùng để thụ tinh thì trứng sẽ bị chết, không còn khả năng thụ thai.

Trong khi đó tinh trùng trung bình sống được trong cơ thể phụ nữ khoảng 3 ngày, cá biệt cũng có trường hợp tinh trùng sống được đến 5 ngày. Do vậy nếu như muốn tránh thai thì chị em cần phải tránh quan hệ tình dục không an toàn trong khoảng thời gian 5 ngày trước khi rụng trứng và sau ngày rụng trứng 2 ngày. Hoặc các bạn vẫn có thể quan hệ tình dục nhưng nhất định phải sử dụng biện pháp tránh thai (như bao cao su).

Ngoài ra chị em có thể dựa vào những dấu hiệu sắp có kinh nguyệt để nhận biết ngày sắp đến ngày hành kinh như: Đau bụng dưới, đau lưng, cảm giác ngực to hơn bình thường, mụn mọc nhiều.

Để hiểu hơn, chị em có thể dựa vào bảng thống kê sau:

Ngừa thai theo chu kỳ kinh nguyệt

Bảng tính ngày rụng trứng

Dựa vào bảng trên chị em có thể đối chiếu với chu kỳ kinh nguyệt của mình để biết được đâu là những thời điểm không nên quan hệ không an toàn nếu như bạn không muốn có thai ngoài ý muốn.

Tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt để quan hệ mà vẫn có thai

Mặc dù đã tính toán kỹ lưỡng nhưng không ít các trường hợp vẫn có thai ngoài ý muốn. Vậy đâu là nguyên nhân khiến nhiều cặp đôi đã tính ngày rụng trứng để quan hệ mà vẫn có thai.

Lý do đầu tiên có thể là do chị em có một chu kỳ kinh nguyệt không đều. Cách tính ngày rụng trứng dựa vào kinh nguyệt chỉ áp dụng được với những trường hợp chị em có kinh nguyệt cực kỳ đều đặn, những chị em nào kinh nguyệt không đều thì việc tính ngày rụng trứng sẽ không thể chính xác, do vậy chị em có thể quan hệ không an toàn vào đúng ngày có trứng rụng. Thực tế có những phụ nữ kinh nguyệt vốn rất đều nhưng vì một số lý do như tâm lý, sinh hoạt… mà kinh nguyệt đột nhiên bị rối loạn kinh nguyệt, điều này hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát và tính toán của chị em.

Lý do thứ 2 là theo nghiên cứu của các chuyên gia thì trứng có thể rụng đột ngột khi chị em được kích thích tình dục mạnh, khi “lên đỉnh” phụ nữ sẽ rụng trứng bất cứ lúc nào chứ không cần phải chờ đến đúng thời điểm.

Ngoài ra việc tinh trùng sống lâu hơn bình thường trong âm đạo phụ nữ cũng là nguyên nhân khiến nhiều cặp đôi bị “vỡ kết hoạch”.

Vì có nhiều nhược điểm, tác dụng tránh thai không cao nên hiện nay phương pháp tránh thai dựa vào chu kỳ kinh nguyệt không được khuyến khích áp dụng. Thay vào đó các cặp đôi có thể xem xét các biện pháp tránh thai khác như bao cao su, thuốc tránh thai hàng ngày, hiệu quả tránh thai của 2 phương pháp này lên đến trên 95%.

Làm sao để chu kỳ kinh nguyệt đều đặn

- Đầu tiên chị em cần giữ tâm lý, tinh thần của mình thoải mái bởi những căng thẳng, áp lực có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

- Sinh hoạt điều độ, đi ngủ sớm, tránh sử dụng các đồ uống hoặc chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

- Thường xuyên vận động cơ thể.

- Đi khám phụ khoa định kỳ khoảng 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị bệnh phụ khoa sớm.

- Uống cao ích mẫu có tác dụng chữa rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, phụ nữ mới sinh, chị em mới sảy thai hoặc phá thai.

Hi vọng những kiến thức ở trên có thể giúp chị em nhận biết được tầm quan trọng của kinh nguyệt với sự sinh sản và biết cách tránh thai dựa vào chu kỳ kinh nguyệt của mình có hiệu quả không cao. Bên cạnh đó những chị em có mong muốn sớm sinh con thì cũng có thể dựa vào bảng tính chu kỳ kinh nguyệt để canh ngày rụng trứng và kết hợp với chồng để mang lại hiệu quả tốt nhất.