Người bị cận thị bẩm sinh có cầu mắt như thế nào

Cận thị bẩm sinh gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và học tập của trẻ. Cận thị bẩm sinh do yếu tố di truyền là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên kiểm soát độ cận là điều nằm trong tầm tay. Để tránh độ cận của trẻ tăng quá nhanh, các bậc phụ huynh cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về cận thị bẩm sinh để kịp thời phát hiện sớm bệnh mà chuyên gia của Wit-Ecogreen phân tích dưới đây.


  1. Cận thị bẩm sinh là gì? Nguyên nhân do đâu?
  2. Dấu hiệu nhận biết tật cận thị bẩm sinh
  3. Cận thị bẩm sinh có chữa được không?
    1. 1. Đeo kính
    2. 2. Phẫu thuật cận thị
  4. Phương pháp chăm sóc mắt cho trẻ bị cận thị bẩm sinh
    1. Tập luyện mắt
    2. Bổ sung dinh dưỡng tốt cho mắt

  1. Cận thị bẩm sinh là gì? Nguyên nhân do đâu?
  2. Dấu hiệu nhận biết tật cận thị bẩm sinh
  3. Cận thị bẩm sinh có chữa được không?
    1. 1. Đeo kính
    2. 2. Phẫu thuật cận thị
  4. Phương pháp chăm sóc mắt cho trẻ bị cận thị bẩm sinh
    1. Tập luyện mắt
    2. Bổ sung dinh dưỡng tốt cho mắt


Cận thị bẩm sinh là gì? Nguyên nhân do đâu?

Cận thị bẩm sinh xảy ra do di truyền, cụ thể cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ bị cận thì sinh con ra khả năng con bị cận thị là khá cao.

  • Nếu trẻ có cha hoặc mẹ bị cận thì tỷ lệ cận thị bẩm sinh sẽ dao động từ 23 – 40%, trong đó tỷ lệ này chỉ có 6 – 15% ở những trẻ có cha và mẹ không bị cận thị.
  • Nếu cả cha và mẹ cùng mắc cận thị thì tỷ lệ cận thị của trẻ lên đến 33 – 60%

Trong một nghiên cứu tại thành phố Sydney, Úc cho thấy tỷ lệ cận thị là 7,6% ở trẻ 12 tuổi có cha mẹ không bị cận, trong khi đó trẻ có cha hoặc mẹ mắc cận tỷ lệ mắc cận cao gấp 2 lần 14,9%. Đặc biệt, nếu cả cha và mẹ đều bị cận thì tỷ lệ mắc cận của trẻ tăng gấp 6 lần 43,6%.

Dấu hiệu nhận biết tật cận thị bẩm sinh

Thông thường, cận thị bẩm sinh sẽ tiến triển từ khi sinh ra nhưng lại khó có thể nhận biết sớm. Vì lúc này trẻ còn quá nhỏ, chỉ đến một độ tuổi nhất định cận thị mới được phát hiện. Thường từ 5 đến 8 tuổi tật cận thị có những dấu hiệu rõ ràng.

Ở giai đoạn trẻ từ 13-18 tuổi là giai đoạn tật cận thị phát triển nhanh nhất. Đến giai đoạn 20-40 tuổi độ cận sẽ tiến triển chậm hoặc ngưng. Các bậc phụ huynh cần lưu ý cận thị bẩm sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhược thị, thậm chí mù lòa. 

Tuy nhiên, do trẻ còn quá nhỏ, không chủ động nói với ba mẹ về tình trạng thị lực. Vì thế, cha mẹ cần quan tâm để ý đến những biển hiện dưới đây của trẻ để kịp thời phát hiện sớm và tìm cách khắc phục hiệu quả tật cận thị:

  • Khi viết chữ, đọc sách trẻ thường có xu hướng cúi sát xuống bàn
  • Khi xem tivi trẻ phải lại gần mới thấy rõ được
  • Ở lớp học trẻ phải lại gần bảng mới thấy rõ
  • Trẻ thường xuyên dụi mắt, đặc biệt khi đọc sách hay vui chơi cần tập trung vào một vật gì trẻ thường đưa tay dụi mắt
  • Trẻ thường phàn nàn về việc đau đầu, nhức mắt và chảy nước mũi
  • Trẻ nhạy cảm với ánh sáng, sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt khi nhìn trực diện vào ánh sáng
  • Trẻ thường nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn
  • Đặc biệt, khi trẻ nhắm một mắt khi đọc sách hoặc xem tivi, đây là biểu hiện của bệnh nhược thị
  • Để kiểm soát độ cận của trẻ và có giải pháp cải thiện tầm nhìn cho trẻ, khi phát hiện các dấu hiệu trên cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên nhãn khoa ngay.

Lưu ý[*]: Khi trẻ lớn nhưng tật cận thị bẩm sinh không được khắc phục có thể trẻ phải gánh chịu những biến chứng nguy hiểm như thoái hóa võng mạc, xuất huyết hoàng điểm, bong hoặc xuất huyết thể pha lê… đặc biệt, tăng nguy cơ mù lòa ở trẻ.

Cận thị bẩm sinh có chữa được không?

Ngày này với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, chữa tật cận thị bẩm sinh trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Hiện có 2 phương pháp để điều chỉnh sự sai lệch khúc xạ của mắt là đeo kính hoặc phẫu thuật cận thị:

1. Đeo kính

Hầu hết các trường hợp mắc tật cận thị đều có thể khắc phục bằng cách đeo kính gọng hay kính sát tròng.

Đeo kính gọng

Đây là phương pháp chữa cận thị đơn giản và khá an toàn, có thể điều chỉnh độ sai lệch chính xác, đeo kính là phương pháp phổ biến nhất hiện nay được các bậc cha mẹ lựa chọn cho trẻ.

Để chọn lựa 1 cặp kính phù hợp giúp cải thiện thị lực cho trẻ, khi phát hiện dấu hiệu cận thị, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên nhãn khoa uy tín gặp bác sĩ để được khám và đo mắt.

Lưu ý[*]: Đeo kính là phương pháp giúp cải thiện thị lực và làm chậm tiến triển của tật cận thị chứ không thể điều trị dứt điểm tật khúc xạ này.

Đeo kính áp tròng ban đêm Ortho K

Đeo kính áp tròn cận thị là phương pháp mới nhằm điều chỉnh tật cận thị, tuy nhiên chưa được khuyến cáo với trẻ dưới 10 tuổi. Phương pháp này sẽ đeo kính điều chỉnh độ cong của giác mạc vào ban đêm, giúp khả năng nhìn sẽ bình thường vào ban ngày mà không cần phụ thuộc vào kính gọng. Lưu ý, trước khi sử dụng phương pháp này cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên nhãn khoa.

Khám mắt định kỳ và đeo kính đúng độ là biện pháp khắc phục cận thị phổ biến

2. Phẫu thuật cận thị

Phương pháp phẫu thuật cận thị chỉ áp dụng với những đối tượng đủ 18 tuổi, đây là phương pháp giúp người bệnh giảm sự lệ thuộc vào kính.

Phương pháp chăm sóc mắt cho trẻ bị cận thị bẩm sinh

Đeo kính hay các phương pháp phẫu thuật chỉ hỗ trợ giúp mắt cải thiện thị lực, hạn chế tăng độ chứ không thể chữa khỏi tật cận thị. Do đó, cha mẹ cần có phương pháp khoa học và hướng dẫn trẻ chăm sóc mắt để kiểm soát độ cận, giúp trẻ tự tin, thoải mái trong học tập và vui chơi.

Bên cạnh đảm việc bảo đeo kính phù hợp, nơi học tập cho trẻ cần đủ ánh sáng, nên ưu tiên các ánh sáng tự nhiên, cho trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời. Ngoài ra,  cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp để chăm sóc đôi mắt cho trẻ bị cận thị như:

Tập luyện mắt

Những bài tập cho mắt cận thị đem đến sự thoải mái và thư giãn cho mắt sau thời gian tập trung học tập hay vui chơi của trẻ. Do đó cha mẹ cần hướng dẫn trẻ các bài tập căn bản cho mắt như:

  • Xoa tay vùng mắt: Dùng hai lòng bàn tay xoa nhanh cho đến khi nóng lên, sau đó nhẹ nhàng úp lên mắt và massage nhẹ nhàng. Thực hiện 4-5 lần liên tục sẽ giúp mắt đỡ mỏi và thư giãn hơn.
  • Tập nhắm mắt: Khi mỏi, căng, cay mắt hướng dẫn trẻ nhắm mắt trong 4-5 giây và thả lỏng cơ thể, sau đó lại mở ra khoảng 4-5 giây, nên lặp lại khoảng 10 phút sẽ thấy đôi mắt dễ chịu hơn.
  • Thư giãn 5 phút: Cứ sau 45 phút tập trung học tập và làm việc gì cho trẻ nhìn xa 5 phút và nên nhìn vào cây cối màu xanh để mắt được thư giãn.
  • Hoạt động ngoài trời: Trẻ bị cận thị nên dành từ 3-7 giờ/tuần tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ mắt điều tiết tốt hơn.
  • Tạo thói quen tốt cho trẻ: Cụ thể khi đọc sách nên giữ khoảng cách từ 25-40cm, ngồi thẳng lưng không cúi hay nằm xuống bàn. Khi xem tivi khoảng cách tốt nhất là 2m và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử.

Bổ sung dinh dưỡng tốt cho mắt

Dinh dưỡng cũng đóng một phần khá quan trọng giúp chậm độ cận và hỗ trợ giúp mắt trẻ khỏe hơn. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin A,B,C,E, kẽm, beta carotene, crom, selen…. rất cần thiết cho mắt.

Do đó, cần bổ sung các loại thực phẩm có chứa nguồn dưỡng chất này cho đôi mắt khỏe mạnh có trong các loại cá [cá hồi, cá thu, cá ngừ…], các loại rau củ [cà rốt, cà chua, rau bina, súp lơ…], các loại trái cây mọng nước [cam, quýt, bưởi…], trứng và các loại sữa…

Đưa trẻ khám nhãn khoa định kỳ 6 tháng 1 lần, đặc biệt đối với những trẻ bị cận nặng trên 6 độ cần khám và đo mắt 3 tháng 1 lần để bác sĩ theo dõi để có những điều chỉnh hợp lý là điều rất cần thiết.

Tật cận thị bẩm sinh là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hoạt động học tập, vui chơi giải trí hàng ngày của trẻ. Cha mẹ nên trực tiếp theo dõi tình trạng của trẻ và đưa trẻ khám nhãn khoa định kỳ 6 tháng 1 lần. Đặc biệt đối với những trẻ bị cận nặng trên 6 độ cần khám và đo mắt 3 tháng 1 lần để bác sĩ theo dõi để có những điều chỉnh hợp lý.



Cập nhật lần cuối:26-11-2021


Chủ Đề