Người dưới 16 tuổi là gì

Độ tuổi được coi là trẻ em

 

        Trong hệ thống pháp luật hiện hành có nhiều quy định về độ tuổi được coi là trẻ em. Tuy nhiên, có một số quy định không thống nhất. Thậm chí cùng một tuổi nhưng ở văn bản này gọi là trẻ em> Nhưng ở văn bản khác gọi là người lớn. Dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, cụ thể:

– Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 tại điều 1 quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.

– Bộ luật dân sự:

Không dùng thuật ngữ trẻ em. Mà dùng thuật ngữ người chưa thành niên, người đã thành niên.

Theo đó, điều 18 quy định người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên. Đồng thời, Bộ luật còn quy định năng lực, hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo quy định của pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.

– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 :

Dùng tới 4 thuật ngữ: người chưa thành niên, người thành niên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16, và người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo những quy định trên thì trẻ em là người dưới 14 tuổi.  Như vậy lại có mâu thuẫn với luật chuyên ngành là Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

– Bộ luật Hình sự: 

Tại điều 12 quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”

Bộ luật Hình sự cũng sử dụng thuật ngữ người thành niên [được hiểu trên 18 tuổi].  Người chưa thành niên [được hiểu dưới 18 tuổi].  Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16. Người từ đủ 16 tuổi trở lên. Vậy, dưới 14 tuổi gọi là trẻ em cũng không thống nhất với Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

– Luật Giao thông đường bộ 2008:

+ Tại điều 30 quy định: người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy chỉ được chở một người. Trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: “…Trẻ em dưới 14 tuổi…”
Quy định như vậy có thể hiểu trẻ em là người dưới 14 tuổi.

+ Điều 32 cũng quy định, người đi bộ là trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

+ Hoặc điều điều 60 quy định: a] Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3… Như vậy, từ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy. Còn dưới tuổi này không được lái xe máy. Vậy, những người dưới 16 tuổi này có được gọi là trẻ em hay dưới 14 tuổi mới gọi là trẻ em.

Độ tuổi được coi là trẻ em

Hiện nay, công ước quốc tế đều quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Do đó chúng ta cần có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật để hiểu, áp dụng và thực hiện trên thực tế được dễ dàng hơn.

Như vậy, theo quy định trên này đã mô tả rõ cấu thành hành vi và khung hình phạt cụ thể dành cho tội giao cấu với người dưới 16 tuổi.

Theo đó, người đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi hoặc tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì được xác định là tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Giao cấu với người dưới 16 tuổi [Hình từ Internet]

Người có hành vi giao cấu với người dưới 16 tuổi có dùng vũ lực sẽ cấu thành tội gì?

Căn cứ Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 [được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017] có quy định như sau:

"Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a] Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b] Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a] Có tính chất loạn luân;
b] Làm nạn nhân có thai;
c] Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d] Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ] Phạm tội 02 lần trở lên;
e] Đối với 02 người trở lên;
g] Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a] Có tổ chức;
b] Nhiều người hiếp một người;
c] Đối với người dưới 10 tuổi;
d] Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ] Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy theo quy định trên thì trường hợp dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để thực hiện hành vi giao cấu với người dưới 16 tuổi [cụ thể là từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi] trái với ý muốn của họ sẽ phạm vào tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Tiến hành giao cấu với người dưới 16 tuổi sau khi dùng thủ đoạn đe dọa, ép buộc họ thì cấu thành tội gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015 [được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017] như sau:

"Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a] Có tính chất loạn luân;
b] Làm nạn nhân có thai;
c] Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d] Phạm tội 02 lần trở lên;
đ] Đối với 02 người trở lên;
e] Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a] Nhiều người cưỡng dâm một người;
b] Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c] Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
d] Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, trường hợp người dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu có thể cấu thành tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Như vậy, việc giao cấu với người dưới 16 tuổi tùy thuộc vào từng trường hợp và các yếu tố đi kèm để có thể xác định cụ thể được tội danh theo quy định trên.

Chủ Đề