Người hay suy nghĩ là người như the nào năm 2024

Bạn có đang suy nghĩ quá mức bình thường, có bao giờ bạn cảm nhận được điều đó chưa? Mọi thứ dù là những rắc rối rất nhỏ nhặt hay chuyện tồi tệ đi một chút cũng có thể làm bạn đau đầu cả ngày trời không yên. Bạn thường xuyên thấy “Đời về cơ bản là buồn” và nghe không dưới 3 lần 1 tuần câu nhận xét “Mày nghĩ nhiều quá!”

Hãy xem bản thân bạn đang có những dấu hiệu nào dưới đây không nhé!

1. Bạn thường xuyên xin lời khuyên từ người khác

Tìm cách giải quyết đúng đắn cho một vấn đề thật sự rất mệt mỏi. Chúng ta không ai muốn lựa chọn cách giải quyết sai cả. Vì vậy nhiều người thường lập danh sách những người quen biết để xin lời khuyên. Việc này rất hợp lý, tuy nhiên vấn đề ở đây là chúng ta đi hỏi quá nhiều người. Dù có hỏi nhiều người thế nào thì người cuối cùng đưa ra quyết định là chính chúng ta. Nếu bạn cứ luôn nhờ người khác khuyên mình nên làm gì, tức là bạn không tin tưởng vào bản thân mình. Hãy học tập cách để tự tin vào bản thân mình hơn.

2. Suy nghĩ lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày

Câu chuyện/vấn đề trong quá khứ xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại trong suy nghĩ và bạn không có khả năng từ chối, ngừng suy nghĩ về nó dù rất mệt mỏi.

3. Nhạy cảm, dễ suy nghĩ với một lời bông đùa của người khác

Đôi khi chỉ một lời trêu đùa, một việc làm không có chủ đích của mọi người xung quanh cũng khiến tâm trí nảy sinh các suy nghĩ tiêu cực. Nó thường có dạng như: “Không biết họ nói/làm vậy là ý gì? Bản thân mình lại vừa làm gì không đúng phải không?”

4. Không thể đưa ra bất cứ quyết định nào

Việc suy nghĩ quá mức cũng giống như là bánh xe bị kẹt trong vũng bùn vậy. Bạn có nổ máy cách mấy thì thì xe cũng không di chuyển được. Càng có nhiều lựa chọn lại càng khó chọn lựa. Trong những trường hợp như thế này, bạn nên đưa ra một hạn chót để quyết định. Một khi đã đưa ra lựa chọn, hãy kiên trì theo nó và đừng để ý đến những lựa chọn khác. Cái gì xong thì là xong!

5. Đây có phải là điềm báo với tôi

Ánh mắt của bạn và một anh chàng xa lạ vô tình chạm vào nhau, vậy là bạn cảm thấy có một luồng sét nẹt lửa đánh trúng, và bạn sẽ trở thành nữ chính ngôn tình từ giây phút đó! Nếu tình huống hay vấn đề nào đó chưa đủ rối rắm, bạn sẽ tự thêm mắm thêm muối cho nó rối tinh lên. Một chuyện buồn là sẽ kéo theo một ngàn chuyện buồn khác. Một lỗi nhỏ của người yêu sẽ được tặng kèm thêm tất cả lỗi lầm cũ, gộp vô cho nó thành một bộ phim bi kịch luôn.

6. Khó ngủ, ngủ không sâu giấc

Bệnh suy nghĩ quá nhiều biểu hiện rõ rệt qua giấc ngủ. Người suy nghĩ quá nhiều có thể gặp các hiện tượng:

  • Rất lâu mới có thể ngủ được – khó ngủ.
  • Ngủ không ngon giấc.
  • Dễ giật mình, thường xuyên tỉnh giấc lúc nửa đêm.
  • Bất lực mệt mỏi gây khó ngủ.
  • Bị thức trắng [không ngủ cả một đêm].
  • Mắt mỏi nhưng không ngủ được.
  • Có thể bị mất ngủ triền miên.

Nếu bạn có hầu hết các đặc điểm trên, vậy bạn đích thị là một người nghĩ nhiều và hay nghiêm trọng hóa vấn đề. Hãy cố gắng thay đổi suy nghĩ của mình và giữ cho mọi thứ đơn giản hơn, bởi vì nghĩ quá nhiều về mọi thứ chẳng những không giải quyết được vấn đề bạn đang gặp phải, mà chỉ khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn thôi.

Vào năm 2021, 4 trên 10 người trưởng thành đã trải qua tình trạng lo lắng cực độ hoặc căng thẳng. Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến cả tâm trí lẫn cơ thể. Một chút căng thẳng sẽ tạo ra tác động tích cực hỗ trợ cho các hoạt động thường nhật [1]. Tuy nhiên căng thẳng cực độ gây ra các vấn đề sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần. Vậy đâu là các dấu hiệu stress [căng thẳng] quá mức cần quan tâm?

Stress [căng thẳng] là gì?

Căng thẳng [stress] là trạng thái lo lắng hoặc căng thẳng về tinh thần khi gặp tình huống khó khăn. Đây là một phản ứng tự nhiên của con người khi phải giải quyết những thách thức và mối đe dọa trong cuộc sống. Mọi người đều trải qua căng thẳng ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, cách chúng ta ứng phó với căng thẳng sẽ tạo ra sự thay đổi lớn đối với sức khỏe tổng thể.

Stress [căng thẳng] ảnh hưởng tới bạn thế nào?

Khi một người bị căng thẳng mạn tính, căng thẳng liên tục trong thời gian dài sẽ làm cơ thể hao mòn, gây ra các biểu hiện bất thường về thể chất, cảm xúc lẫn hành vi. Các triệu chứng căng thẳng về thể chất bao gồm:

  • Đau và nhức mỏi.
  • Đau ngực hoặc nhịp tim nhanh.
  • Kiệt sức hoặc khó ngủ.
  • Nhức đầu, chóng mặt hoặc run rẩy.
  • Huyết áp cao.
  • Căng cơ hoặc nghiến chặt hàm.
  • Các vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa.
  • Gặp khó khăn khi quan hệ tình dục.
  • Hệ thống miễn dịch yếu.

Căng thẳng có thể dẫn đến các triệu chứng về cả cảm xúc và tinh thần như:

  • Lo lắng hoặc cáu kỉnh.
  • Trầm cảm.
  • Hoảng loạn.
  • Buồn rầu.

Người bị căng thẳng mạn tính thường cố gắng xả stress bằng những thói quen không lành mạnh:

  • Lạm dụng rượu.
  • Bài bạc.
  • Ăn nhiều hoặc phát triển chứng rối loạn ăn uống.
  • Quan hệ tình dục, mua sắm hoặc lướt web một cách vô tổ chức.
  • Hút thuốc.
  • Sử dụng ma túy.
    Người bị căng thẳng mạn tính có khả năng mắc chứng rối loạn ăn uống

Dấu hiệu stress [căng thẳng] dễ nhận biết đáng quan tâm

Dưới đây là các dấu hiệu stress mà bạn cần lưu ý.

1. Triệu chứng về khả năng nhận thức

1.1 Khó ghi nhớ, hay quên

Khu vực não ở người bị căng thẳng mạn tính thường bị kích thích quá mức, khiến họ nhanh quên những gì đã xảy ra. Điều này giải thích lý do vì sao khi đang trong tình trạng căng thẳng mạn tính chúng ta có thể gặp khó khăn trong việc nhớ lại các sự kiện, đồng thời khả năng tập trung và ghi nhớ mọi thứ cũng giảm dần theo thời gian. Hồi hải mã có chức năng hình thành trí nhớ. Khi gặp căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng các hormone cản trở khả năng tạo ra những ký ức mới của hồi hải mã.

1.2 Không có khả năng tập trung

Các triệu chứng lo âu như sợ hãi thường xuyên, căng thẳng và lo lắng quá mức có thể khiến bạn đánh mất khả năng tập trung của bản thân. Việc thường xuyên lo lắng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thậm chí gây ra chứng rối loạn lo âu.

1.3 Khả năng phán đoán kém

Trong những thời khắc khó khăn, người đang stress sẽ có khả năng phán đoán kém hơn so với bình thường khi vội vàng đưa ra những kết luận thay vì xem xét các lựa chọn khác tốt hơn. Đối mặt với tình huống xa lạ, theo phản xạ chúng ta sẽ hình thành cơ chế phản ứng với lo lắng bằng cách giảm bớt và đơn giản hóa phán đoán. Tuy nhiên điều này thường mang xu hướng rủi ro cao khi được ăn cả ngã về không.

1.4 Chỉ nhìn thấy tiêu cực

Đối phó với những thách thức về tinh thần như căng thẳng hoặc trầm cảm liên tục dễ khiến ta rơi vào những suy nghĩ tiêu cực hơn, hay còn được gọi là “sự bóp méo nhận thức”. Những suy nghĩ này thường gắn liền với những quan điểm sai lệch, phi thực tế. Người đang stress sẽ có một hoặc nhiều suy nghĩ tiêu cực, đôi khi chúng kết hợp lại tạo thành vòng xoáy, làm phát triển những suy nghĩ và hành động tiêu cực.

Điều này cản trở sinh hoạt cuộc sống, khiến căng thẳng dâng trào và ngăn ta khỏi các hoạt động cải thiện sức khỏe.

1.5 Lo âu hoặc hoang tưởng

Stress khiến mọi người lo âu và tưởng tượng ra những điều tiêu cực. Người bị stress thường chìm đắm và lạc lối trong những suy nghĩ của mình và hoang tưởng về câu chuyện tiêu cực phi thực tế mà stress tạo ra.

1.6 Thường xuyên lo lắng

Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây lo lắng và điều quan trọng là phải phát hiện sớm các triệu chứng thường xuyên lo lắng để ngăn chúng phát triển thành chứng rối loạn lo âu.

2. Triệu chứng về cảm xúc

2.1 Trầm cảm hoặc tủi thân

Trầm cảm là triệu chứng phổ biến khi trải qua căng thẳng, làm cho người bệnh có cảm giác sợ hãi và buồn bã mãnh liệt. Chúng lặp lại liên tục hoặc gián đoạn khiến cho người bệnh càng căng thẳng hơn.

2.2 Lo lắng và kích động

Căng thẳng có thể liên quan đến chứng lo âu và rối loạn lo âu. Những người thường xuyên gặp căng thẳng trong công việc có nhiều khả năng bị lo lắng, kích động và trầm cảm hơn.

Những người thường xuyên gặp căng thẳng trong công việc có nhiều khả năng bị lo lắng, kích động và trầm cảm hơn

2.3 Tâm trạng thất thường

Tác động của căng thẳng có thể khiến bạn trải qua những thay đổi tâm trạng đột ngột. Những yếu tố gây căng thẳng về mặt xã hội và thể chất đều có thể có tác động lớn đến tâm trạng và sức khỏe cảm xúc.

2.4 Khó chịu hoặc tức giận

Khó chịu và tức giận là đặc điểm chung ở người bị căng thẳng. Tức giận có thể là tác nhân dẫn đến căng thẳng tinh thần và đau tim do căng thẳng.

2.5 Cảm thấy bị ngợp

Cuộc sống liên tục trải qua căng thẳng có thể làm bạn cảm thấy bị ngợp. Căng thẳng có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn hoặc khó chịu, làm phát sinh phản ứng thái quá khi mọi thứ không diễn ra đúng kế hoạch và khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc sắp xếp suy nghĩ hoặc tìm giải pháp cho các vấn đề.

2.6 Cảm thấy cô đơn hoặc cô lập

Cảm giác cô đơn hoặc cô lập có thể được tạo ra bởi sự tương quan yếu tố sinh học do yếu tố tâm lý [như chất lượng cuộc sống] và y tế [như sức khỏe], bao gồm các hormone gây ra căng thẳng, các thành phần của hệ thống miễn dịch và hệ thống glutamate. [2]

2.7 Vấn đề sức khỏe tâm thần, tình cảm khác

Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa căng thẳng và việc nghiện chất kích thích cũng như các hậu quả sức khỏe khác. Căng thẳng làm tăng nguy cơ phát triển hành vi gây nghiện. Thậm chí căng thẳng mãn tính có khả năng thay đổi cấu trúc của não, thúc đẩy hình thành thói quen nghiện ngập.

3. Triệu chứng về thể chất

3.1 Nhức mỏi và đau nhức

Khi căng thẳng, cơ bắp có xu hướng căng lên để bảo vệ cơ thể. Chúng có xu hướng giãn trở lại khi cơ thể thả lỏng, nhưng nếu rơi vào tình trạng căng thẳng thường xuyên cơ bắp sẽ không có cơ hội thư giãn. Cơ bắp căng cứng dẫn đến tình trạng đau đầu, đau lưng, đau vai và đau nhức cơ thể. Điều này có thể làm ta lười tập thể dục và chuyển sang dùng thuốc giảm đau, tạo ra thói quen không lành mạnh cho sức khỏe.

Đau nhức cơ thể có thể làm ta lười tập thể dục

3.2 Tiêu chảy hoặc táo bón

Căng thẳng không gây loét dạ dày, nhưng chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và phát triển các vết loét sẵn có. Căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến cách thức ăn được cơ thể tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón.

3.3 Buồn nôn, chóng mặt

Tăng vọt hormone, thở gấp và nhịp tim nhanh cũng có thể làm rối loạn hệ thống tiêu hóa, làm tăng khả năng bị ợ nóng hoặc trào ngược axit dạ dày hoặc xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, ói mửa hoặc đau bụng.

3.4 Đau ngực, nhịp tim nhanh

Căng thẳng ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp và tim mạch. Khi căng thẳng, nhịp thở sẽ nhanh hơn để gia tăng lưu thông máu giàu oxy trong cơ thể. Nếu bạn đã hoặc đang có vấn đề về hô hấp như hen suyễn hoặc khí phế thũng [emphysema] thì căng thẳng có thể làm tăng cảm giác khó thở.

Căng thẳng làm tăng tốc độ tim đập. Hormone gây căng thẳng khiến các mạch máu co lại và vận chuyển nhiều oxy hơn đến các cơ để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động, nhưng đồng thời điều này cũng làm tăng huyết áp. Thường xuyên căng thẳng hoặc căng thẳng mạn tính sẽ khiến tim phải làm việc quá sức trong thời gian dài. Huyết áp cao cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.

3.5 Giảm / mất ham muốn tình dục

Căng thẳng gây mệt mỏi cho cả thể xác lẫn tinh thần, dẫn đến tình trạng giảm hoặc mất ham muốn tình dục. Mặc dù căng thẳng ngắn hạn có thể khiến nam giới sản xuất nhiều nội tiết tố nam testosterone hơn, tuy nhiên không có tác dụng lâu dài.

Căng thẳng liên tục trong thời gian dài có thể làm cho mức độ testosterone của đàn ông bắt đầu giảm xuống, cản trở quá trình sản xuất tinh trùng và gây rối loạn cương dương hoặc liệt dương. Căng thẳng mãn tính cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho các cơ quan sinh sản của nam giới như tuyến tiền liệt và tinh hoàn.

Căng thẳng cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, dẫn đến kinh nguyệt không đều, rong kinh hoặc đau đớn hơn khi tới kỳ. Căng thẳng mãn tính cũng có thể làm tăng các triệu chứng thể chất thời kỳ mãn kinh.

3.6 Cảm lạnh hoặc cúm thường xuyên

Một chút căng thẳng sẽ kích thích hệ thống miễn dịch có thể giúp tránh nhiễm trùng và hồi phục vết thương nhanh hơn. Nhưng nếu điều này diễn ra trong thời gian dài, các hormone gây căng thẳng sẽ làm hệ thống miễn dịch yếu đi và suy giảm khả năng chống lại các tác nhân bất lợi ngoài môi trường. Người bị căng thẳng mạn tính dễ mắc các bệnh do virus như cúm và cảm lạnh cũng như các bệnh nhiễm trùng khác, suy giảm khả năng hồi phục sức khỏe sau khi bị bệnh hoặc chấn thương.

4. Triệu chứng về hành vi

4.1 Ăn nhiều hơn hay ít đi

Ban đầu khi mới bắt đầu căng thẳng, người bệnh có thể thấy giảm cảm giác thèm ăn là do mức epinephrine tăng cao, gây ra phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” trong cơ thể, dẫn đến tình trạng tạm thời giảm cảm giác thèm ăn. Khi căng thẳng tiếp tục, nồng độ cortisol tăng lên, dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn và điều này có thể dẫn đến tình trạng ăn uống vô độ do căng thẳng.

4.2 Ngủ quá nhiều hoặc quá ít

Căng thẳng làm suy giảm chất lượng giấc ngủ bằng cách kéo dài thời gian chìm vào giấc ngủ và làm giấc ngủ bị gián đoạn. Mất ngủ sẽ kích hoạt hệ thống phản ứng với căng thẳng của cơ thể, dẫn đến sự gia tăng hormone gây căng thẳng là cortisol, khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Thiếu ngủ mãn tính cũng có liên quan đến giảm trao đổi chất và rối loạn chức năng nội tiết.

Điều này có nghĩa ngay cả khi bạn không thức nhiều nhưng bạn vẫn sẽ không ngủ sâu giấc như bình thường hoặc trằn trọc nhiều hơn. Nhiều trường hợp người bệnh thức dậy sớm hơn thời gian dự định từ 1 đến 2 giờ và phải cố gắng để ngủ lại.

Đối phó với những thách thức về tinh thần như căng thẳng hoặc trầm cảm liên tục dễ khiến ta rơi vào những suy nghĩ tiêu cực hơn, hay còn được gọi là “sự bóp méo nhận thức”

4.3 Chi tiêu không kiểm soát

`Căng thẳng ảnh hưởng nhiều đến cách chi tiêu. Biện pháp đối phó với căng thẳng là lấy lại quyền kiểm soát đối với môi trường không thể kiểm soát được, vì vậy người bị căng thẳng đề ra chiến lược về cách tiêu tiền như sau: họ sẽ chi nhiều tiền vào những thứ có thể giúp giành lại quyền kiểm soát. Nhu yếu phẩm là những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, trong khi đó xa xỉ phẩm thường không hữu ích trong sinh hoạt thường nhật.

Việc nhận thức được rằng họ thiếu khả năng kiểm soát đối với sự việc xung quanh khiến cho tầm quan trọng của việc mua nhu yếu phẩm sẽ càng tăng lên trong những tình huống căng thẳng. Do đó mọi người có xu hướng mua nhiều đồ dùng thiết yếu cho sinh hoạt hằng ngày để dự phòng cho tương lai, đây là một chiến lược thường được sử dụng để khôi phục quyền kiểm soát cho bản thân.

4.4 Trì hoãn hoặc lơ là trách nhiệm

Mọi người thường trì hoãn các hành động tạo ra cảm xúc tiêu cực như một phương tiện để điều chỉnh tâm trạng tức thời thông qua việc trốn tránh hoặc lơ là nhiệm vụ. Trạng thái tiêu cực có thể phát sinh từ bản chất của nhiệm vụ khi chúng vốn gây khó chịu hoặc do việc thực hiện trách nhiệm sẽ phát sinh những cảm xúc tiêu cực bao gồm bồn chồn, lo lắng hoặc căng thẳng. Việc gặp phải những nhiệm vụ khó chịu hoặc tạo ra cảm xúc tiêu cực là điềm báo cho sự trì hoãn.

Nếu việc điều chỉnh tâm trạng tạm thời được ưu tiên hơn các mục tiêu dài hạn, thì lơ là trách nhiệm được xem như một phương tiện để tạo ra sự thay đổi tích cực bằng cách tránh né những cảm xúc khó chịu liên quan đến một nhiệm vụ khó khăn. Mọi người trì hoãn nhiệm vụ để điều chỉnh tạm thời tâm trạng kém thay vì hành động để đạt được mục tiêu.

4.5 Sử dụng rượu, thuốc lá hoặc chất kích thích để thư giãn

Từ lâu đã có nghiên cứu cho rằng có mối liên hệ mật thiết giữa căng thẳng cấp tính và mãn tính với động cơ lạm dụng chất gây nghiện như rượu, thuốc lá hoặc chất kích thích. Việc sử dụng và lạm dụng chất kích thích được sử dụng như một chiến lược đối phó để ứng phó với căng thẳng, giúp giảm căng thẳng thần kinh, tự điều trị và giảm các triệu chứng lo âu. Căng thẳng có thể làm tăng cảm giác thèm muốn, mất kiểm soát và nghiện ngập.

5. Hành vi mang tính ám ảnh cưỡng chế [cắn móng tay, đi đi lại lại]

Cắn móng tay là một thói quen nhiều người thường làm để xua tan căng thẳng và lo lắng tạm thời.

Rủi ro triệu chứng căng thẳng [stress] kéo dài

Dấu hiệu căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe bao gồm:

  • Huyết áp cao.
  • Tim mạch.
  • Tiểu đường.
  • Béo phì.
  • Trầm cảm hoặc lo lắng.
  • Các vấn đề về da, chẳng hạn như mụn trứng cá hoặc bệnh chàm.
  • Kinh nguyệt thất thường.
  • Ung thư vú.

Nếu đã mắc bệnh thì căng thẳng mãn tính và biểu hiện của stress sẽ làm tình hình diễn biến càng thêm nghiêm trọng.

Người bị stress dễ có cảm giác cô đơn hoặc bị cô lập

Chuyên khoa Tâm lý BVĐK Tâm Anh với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giúp chữa lành tâm bệnh một cách hiệu quả, nhanh chóng, an toàn. Các chuyên gia hàng đầu lĩnh vực sẽ hỗ trợ người bệnh tháo gỡ những vướng mắc trong lòng thông qua các buổi trị liệu tâm lý trực tiếp chuyên sâu, giúp người bệnh tâm lý có tư duy và góc nhìn tích hơn về bàn thân cũng như cuộc sống.

Học cách để ứng phó với căng thẳng sẽ khiến cho ta giảm bớt cảm giác choáng ngợp, đồng thời hỗ trợ về cả thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên nếu gặp khó khăn trong việc ứng phó với dấu hiệu stress [căng thẳng], chúng ta nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý càng sớm càng tốt, tránh để tâm bệnh phát triển nghiêm trọng sẽ khó giải quyết hậu quả.

Người suy nghĩ nhiều là người như thế nào?

Suy nghĩ quá nhiều hay còn được gọi là “trầm tư” chính là việc mà bạn luôn liên tục suy nghĩ về một vấn đề gì đó theo một cách rất lo lắng và căng thẳng. Bên cạnh đó bạn không chuyển hóa thành hành động mà chỉ luôn ở trong trạng thái thụ động.

Suy nghĩ nhiều nên làm gì?

Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều?.

Xem lại cách phản ứng với vấn đề Nhận thức là chìa khóa để thay đổi suy nghĩ. ... .

Chuyển dòng suy nghĩ ... .

Hít thở sâu. ... .

Thiền định. ... .

Nhìn vào bức tranh tổng thể ... .

Giúp đỡ người khác. ... .

Nhận ra các suy nghĩ tiêu cực tự động. ... .

Ghi lại các vấn đề gặp phải..

Tại sao không nên suy nghĩ quá nhiều?

Suy nghĩ quá nhiều nhanh chóng đẩy sức khỏe và hạnh phúc vào đường cùng, khiến bạn nhạy cảm hơn với tuyệt vọng và âu lo. Người suy nghĩ nhiều lo lắng về tương lai, về những khả năng xấu có thể xảy ra và họ cố gắng suy nghĩ để giải quyết vấn đề nhưng không được và mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của tâm trí.

Nghi quá là gì?

Overthinking hay suy nghĩ quá nhiều là lặp đi lặp lại cùng một suy nghĩ, phân tích những tình huống hoặc sự kiện đơn giản nhất dẫn đến cảm giác căng thẳng và lo lắng.

Chủ Đề