Người mua là đơn vị kế toán nghĩa là gì năm 2024

Mặc dù không trực tiếp tạo ra doanh thu nhưng kế toán doanh nghiệp lại có vai trò cực kỳ quan trọng đối với công ty, tổ chức. Trong bài viết sau đây của MISA MeInvoice, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về công việc và trách nhiệm của kế toán doanh nghiệp.

Kế toán doanh nghiệp là người có nhiệm vụ thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin tài chính, thông tin kinh tế dưới hình thức giá trị, hiện vật, thời gian lao động. Đối với hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng, thường gồm có 2 mảng chính là kế toán nội bộ và kế toán thuế.

2. Kế toán doanh nghiệp gồm các thành phần nào?

Người mua là đơn vị kế toán nghĩa là gì năm 2024

Pháp luật hiện hành quy định kế toán doanh nghiệp gồm có các thành phần như sau:

  • Kế toán: Bao gồm kế toán hàng hóa và nguyên vật liệu, sản phẩm; đồng thời còn có kế toán chi phí và hạch toán giá thành.
  • Giao dịch: Thực hiện quản lý, giám sát các giao dịch bằng tiền mặt và tiền gửi, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định hữu hình cũng như các giao dịch bằng ngoại tệ.
  • Hạch toán: Hạch toán với đối tác (có thể là người bán hoặc người mua); tiến hành hạch toán tiền lương với người lao động; cùng với đó là hạch toán với người nhận tạo ứng cùng hạch toán với ngân sách.
    Xem thêm: Hạch toán là gì? Những điều cần biết về hạch toán

3. Công việc và trách nhiệm của kế toán doanh nghiệp

Các công việc cơ bản nhất của kế toán doanh nghiệp:

  • Thu thập, kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc xử lý, tính toán, đối chiếu, ghi nhận, hạch toán các bút toán kế toán cũng như công nợ của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra, hạch toán, in ấn và trình ký, đồng thời sắp xếp, lưu trữ một cách cẩn thận, khoa học các chứng từ kế toán theo nguyên tắc kế toán.
  • Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình lên kế hoạch, ra quyết định của lãnh đạo cũng như để theo dõi, giám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Kê khai, báo cáo thuế, báo cáo thuế theo định kỳ (tháng, quý, năm) để trình lên cơ quan thuế, nộp thuế (nếu phát sinh) vào ngân sách Nhà nước đúng hạn quy định.

Những công việc, nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp khá nhiều và tương đồng với kế toán tổng hợp. Tuy nhiên, kế toán tổng hợp vẫn tồn tại những khác biệt so với kế toán tổng hợp. Bạn có thể tìm hiểu thêm về kế toán tổng hợp trong bài viết dưới đây

Xem thêm: Kế toán tổng hợp là gì? Những điều cần biết về kế toán tổng hợp

4. Quy trình làm việc của một kế toán doanh nghiệp sản xuất

Người mua là đơn vị kế toán nghĩa là gì năm 2024

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu quy trình làm việc của kế toán doanh nghiệp, nếu bạn chưa biết những công việc chung của kế toán là gì, hãy tham khảo bài viết sau

Xem thêm: Kế toán là gì? Những công việc của kế toán

Quy trình làm việc của kế toán doanh nghiệp bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế thường phát sinh

Mục đích của công việc này là để tập hợp đầy đủ các phát sinh có liên quan đến doanh thu, chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo tại doanh nghiệp, đồng thời kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ kế toán trước khi đem vào hạch toán.

Bước 2: Lập các chứng từ kế toán gốc

Chứng từ gốc là tất cả các giấy tờ (bao gồm tất cả các loại hóa đơn, phiếu xuất nhập vật tư, lệnh thu chi tiền mặt,…) được dùng làm căn cứ để chứng minh, xác thực, chứng cứ phát sinh nghiệp vụ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp.

Lập chứng gốc là việc kế toán dựa trên các chứng từ đã tổng hợp để xây dựng nên một bộ hồ sơ kế toán hoàn chỉnh.

Bước 3: Ghi sổ kế toán

Ghi sổ kế toán là việc người làm kế toán căn cứ trên các chứng từ gốc đã được kiểm tra, đối chiếu để hạch toán các bút toán theo các nguyên tắc kế toán và quy định pháp luật hiện hành.

Ngày nay, công tác ghi sổ kế toán được hỗ trợ rất nhiều bởi các công cụ phần mềm kế toán.

Bước 4: Thực hiện các bút toán điều chỉnh và kết chuyển

Cuối kỳ, kế toán cần thực hiện bút toán điều chỉnh nhằm xác định và đo lường đầy đủ doanh thu, chi phí và chuẩn bị các tài khoản sẵn sàng cho báo cáo tài chính.

Đây là bước không kém phần quan trọng vì nó có tác động không nhỏ tới các số liệu để làm báo cáo về sau.

Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh

Bảng cân đối số phát sinh là một tài liệu vô cùng quan trọng vì đây là báo cáo phản ánh tổng quát cho thấy tình hình tăng giảm và hiện có tài sản, nguồn vốn trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Kế toán có nhiệm vụ dựa trên các số liệu được ghi nhận trong kỳ để lập bảng cân đối số phát sinh theo mẫu F01-DNN được ban hành theo thông tư số 133/2016/TT-BTC (26/08/2016) hoặc mẫu S06-DN được ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC (21/12/2014), điều này tùy thuộc vào chế độ kế toán mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan chức năng từ trước.

Bước 6: Lập bộ báo cáo tài chính và quyết toán thuế

Định kỳ, kế toán doanh nghiệp có trách nhiệm lập tờ khai thuế, quyết toán thuế và lập báo cáo tài chính theo quy định của cơ quan Thuế hoặc yêu cầu của cấp lãnh đạo.

Báo cáo tài chính phải được lập theo đúng mẫu được được ban hành và đang có hiệu lực. Mục đích của việc lập báo cáo tài chính là để phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan Thuế và công tác lập kế hoạch và ra quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp.

Xem thêm: Kế toán tài chính là gì? Công việc, vai trò của kế toán tài chính

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: