Người tiết độ là người thế nào

Mềm mại, tiết độ

Hong AnĐời sốngSống tin kínhcomments16 Tháng 8 2012

Bài học cho ngày 27-07

Mềm mại, tiết độ[trích sách NVNHL]

Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ: - Ga-la-ti 5:22-23

Một số người coi mềm mại là một tính cách cần phải có. Những người khác thì lại cho rằng người mềm mại là người yếu đuối, nhút nhát, thiếu tự tin, khép kín. Quan điểm thứ hai là hoàn toàn sai lầm. Sự mềm mại là một trong những mặt mạnh nhất trong tính cách, mà bao giờ cũng gây ấn tượng với mọi người, và đó cũng là một trong những trái Thánh Linh "Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ..." [Ga-la-ti 5:22]

Mềm mại

Vậy thì mềm mại là gì? Từ tiếng Hy-lạp prautes "mềm mại", mô tả thái độ và cách cư xử của một con người điềm tĩnh, kiên nhẫn, hiền lành, biết kiềm chế bản thân khi anh ta bị xúc phạm hoặc đối xử cách bất công. Sự bất công rõ ràng có thể gây sự bùng nổ giận giữ cho bất kỳ ai, nhưng người mềm mại trong trường hợp đó sẽ cư xử hiền hậu, nhẹ nhàng, khoan dung, và thậm chí thân thiện nữa.

Từ "mềm mại" mô tả hình ảnh một con người với ý chí mạnh mẽ, biết chế ngự ý muốn mình tuân phục các lãnh đạo cấp trên. Anh ta hoàn toàn không phải là kẻ yếu đuối đơn giản là anh ta là người điềm tĩnh. Anh có ý chí mạnh mẽ và đức tính sắt thép, dù anh có quan điểm riêng của mình, nhưng vẫn biết tuân phục những người cấp trên anh ta.

Trong một số ít trường hợp từ prautes [mềm mại] được dùng nói về những con thú hoang sau đó đã được thuần hóa, và từ này mang ý nghĩa: một ý chí hoang dại, thù nghịch có thể được thuần hóa.

Nếu Đức Thánh Linh rèn dạy trong bạn tính mềm mại, thì bạn sẽ luôn điềm tĩnh trong mọi tình huống xung đột. Bạn sẽ không nổi cơn điên, đánh mất sự tự chủ - bạn sẽ cư xử bình tĩnh, không để cảm xúc chi phối, cho dù bạn bị đối xử bất công. Bạn biết giữ mình bình tĩnh và đợi đến thời điểm thích hợp, để nói lên quan điểm của mình. Bạn biết kiềm chế bản thân mà không cần bày tỏ cảm xúc.

Từ prautes được xử dụng như một thuật ngữ y học, chỉ loại thuốc an thần, để làm giảm đi những hưng phấn thần kinh. Người mềm mại sẽ không tức giận, buồn bực, nổi cáu và phản ứng với mọi lời xúc phạm và sự bất công. Anh ta sẽ đối đáp khéo léo và lịch sự, và sẽ thành như là thuốc an thần cho người đang cáu giận hoặc buồn bực, và làm dịu đi các tình huống khó chịu.

Bạn thử nói xem, còn bạn phản ứng như thế nào với sự xúc phạm, và bất công, bạn cư xử ra sao trong những tình huống bất ngờ? Bạn có làm thêm căng thẳng không khí mà đã vốn căng thẳng trước đó? Bạn có phản pháo cho những lời nói hoặc hành xử mang tính xúc phạm của ai đó bằng sự đáp lời thô lỗ? Hay là bạn còn giữ được sự kiềm chế, vẫn bình thản và sẽ trả lời vào đúng thời điểm?

Người ta thật chẳng khó gì để mà nổi giận, nhưng khi Đức Thánh Linh chăm cho bông trái này lớn lên trong bạn sự mềm mại, thì bạn sẽ trở nên người lịch thiệp và điềm tĩnh. Chính sự hiện diện của bạn sẽ có tác động an thần cho những người đang bực tức và giận dữ. Bạn sẽ là sứ giả hòa bình trong những tình huống đã rất căng thẳng trước đó.


Tiết độ

Tôi nhắc lại là từ tiếng Hy-lạp prautes [mềm mại] mô tả thái độ và hành vi của một người biết tự kiềm chế và không để mặc cho cảm xúc chi phối. Từ tiếng Hy-lạp enkrateia "tiết độ" có thành phần là: en chuyển đổi sang, và kratos sức mạnh. Cả từ enkrateia mang ý nghĩa: nắm kiểm soát, tự chủ. Nó thường được dịch thành bình tĩnh tự chủ, và mang nghĩa cầm giữ sự hăng hái, say mê, mong muốn.

Người mềm mại biết tự kiềm chế bản thân. Và người tiết độ cũng có thể trấn an được các thèm khát, mong muốn, say mê, hăng hái. Anh biết dừng đúng lúc, để không ăn no quá, không đắm mình trong hoang phí, trong mọi sự đều có mức độ vừa phải. Từ enkateria còn có thể dịch ra là tự kiềm chế, vừa phải, có kỷ luật, cân bằng, tự chủ.

Bạn thấy không, sự tiết độ trái ngược như thế nào với những dục vọng của xác thịt. Người không tự kiềm chế sẽ lo lắng quá nhiều chuyện, ăn nhiều quá mức, quá độ trong khoái lạc, và có thể nói là kéo ngày chết của mình đến gần. Nhưng nếu một người chịu để Chúa Thánh Linh biến đổi mình, thì Ngài sẽ giúp anh ta trở nên có kỷ luật, cân bằng, tự kiềm chế, và sẽ luôn khỏe mạnh, cơ thể chắc chắn, và không chiều theo những mong muốn tội lỗi.

Bây giờ, khi bạn đã hiểu hơn ý nghĩa của những từ mềm mại và tiết độ, hãy thử phân tích xem những bông trái đó đã phát triển trong bạn được đến mức nào? Bạn có biết cầm giữ bản thân, trấn an những thèm khát, kiềm chế những cơn thôi thúc dục vọng? Bạn có không để cho cảm xúc và mong muốn lôi cuốn mình? Hay là bạn phải thừa nhận là khó tự kiềm chế bản thân và bạn vẫn thường dung túng cho các dục vọng, những nhược điểm, những ý muốn nhất thời của mình? Hãy tự nghiên cứu hành vi của mình, và bạn sẽ thấy mình có phải là người mềm mại không, có tiết độ không. Nếu bạn hiểu là mình còn chưa có những tính cách đó, thì hãy cầu xin Chúa Thánh Linh phát triển chúng lên trong bạn.

Lời cầu nguyện của tôi cho ngày hôm nay

Lạy Chúa, con cảm ơn Ngài vì Ngài thật kiên nhẫn với con, khi con còn đang học cách sống theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh và cố gắng phát triển trong mình những bông trái của Ngài. Mỗi ngày con càng nhận thức rõ hơn là con cần phải thay đổi. Con thấy rõ là con không thể tự thay đổi bản thân nếu không có sự giúp đỡ của Ngài. Con biết rằng con cần phải mềm mại và tiết độ. Khi con nhìn vào bản thân từ ngoài vào, thì thậm chí bằng mắt thường cũng thấy là con còn thiếu sự tự kiềm chế. Vì vậy nên hôm nay con chân thành kêu cầu Chúa, và xin Ngài giúp con trở nên được tốt hơn. Hãy vun trồng trong con những bông trái tuyệt vời này có khả năng biến đổi cả đời sống con.

Nhân danh Chúa Jê-sus. A-men!

Lời tuyên xưng của tôi cho ngày hôm nay

Tôi sẽ càng ngày càng kiềm chế được hơn những cảm xúc mình và kiểm soát bản thân. Sự bình tĩnh, tự chủ, kỷ luật, tự kiềm chế đang trở thành một phần trong tính cách và hành vi của tôi. Tính cách của Chúa Jê-sus Christ ngày càng thể hiện ra hơn trong tôi. Bông trái của Thánh Linh mềm mại và tiết độ - đang biến đổi tôi, đem sự bình an đến trong mọi tình huống và giúp cho sức khỏe tôi được khá lên.

Tôi tuyên xưng điều này với đức tin trong danh Chúa Jê-sus.

Hãy suy ngẫm những câu hỏi sau đây

Bạn có đem lại hiệu ứng thuốc an thần cho những người đang bực tức, giận dỗi, không hài lòng, hay là bạn, ngược lại, đốt nóng thêm lên cơn giận và cuộc tranh cãi của họ?

Bạn có tính tự chủ không? Bạn có kiềm chế được bản thân, hay là dung túng cho bản thân trong mọi chuyện? Bạn có trấn an được các mong muốn của mình hay là chiều theo chúng?

Bạn nghĩ sao, bạn cần kiềm chế bản thân nhiều hơn cả trong lĩnh vực nào? Hãy suy nghĩ về câu hỏi này và sau đó hãy lập ra danh sách những mặt tính cách mình, mà còn cần để Đức Thánh Linh làm việc.

Chương mục dành cho ngày 27-07 từ quyển sách "Những viên ngọc từ tiếng Hy-lạp" do Mục sư Rick Renner là tác giả.

Dịch ra tiếng Việt bởi Quốc Hùng. Tinlanh.Ru

Trong thời gian tới, Tinlanh.Ru sẽ xin tiếp tục giới thiệu với các bạn những chương trích dẫn từ quyển sách đặc biệt này.

Xin thêm lời cầu nguyện và động viên cho công tác dịch thuật được tiến hành tốt đẹp.

Xin lưu ý tôn trọng bản quyền của tác giả và người dịch, tuyệt đối không sao chép.

  • Facebook
  • Twitter
  • Trang trước
  • Trang sau

Video liên quan

Chủ Đề