Nguyễn hữu huân là ai

8470Q10799161Nguyễn Hữu HuânNguyễnHữu Huân

Nguyễn Hữu Huân [阮友勳, sinh ? - mất 1875], được biết nhiều với danh hiệu Thủ Khoa Huân, là một sĩ phu yêu nước, một lãnh tụ khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Nam Kỳ [Việt Nam] vào khoảng cuối thế kỉ 19. Ngoài công cuộc kháng Pháp, ông còn làm thơ. Thơ Nguyễn Hữu Huân không có tựa đề, đa phần các sách căn cứ nội dung để đặt tên cho bài, cho nên có khi tên bài ở mỗi sách mỗi khác. Và trong thơ của ông, ở một vài câu chữ cũng không tránh khỏi dị bản.

Hai tác phẩm tồn nghi:

  • Cây bắp
  • Điếu Trần Xuân Hòa
  • Mang gông [hay Thơ tuyệt mạng]

Các tác phẩm được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1927 của tác gia này đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước. Những bản dịch hoặc lần tái bản phát hành sau ngày đó vẫn có thể có bản quyền. Các tác phẩm được phát hành sau khi tác giả mất có thể có bản quyền tùy thuộc vào chúng đã phát hành được bao lâu tại từng quốc gia và lãnh thổ cụ thể.

Public domainPublic domainfalsefalse

Lê Ngọc Trác

Kể từ ngày 17 tháng 2 năm 1859, quân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Gia Định. Và, chỉ trong vòng 8 năm, bằng những thủ đoạn chính trị, quân sự, Pháp đã xâm chiếm toàn bộ 6 tỉnh miền Nam. Trước sự nhu nhược, chủ trương cầu hòa với Pháp của triều đình Tự Đức, nhiều sĩ phu yêu nước ở miền Nam đã tập hợp dân chúng khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược. Từ năm 1859 đến năm 1875, nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp đã nổ ra. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung Trực và Nguyễn Hữu Huân…

Nguyễn Hữu Huân sinh năm 1816, quê ở phủ Kiến An, tỉnh Định Tường, nay là huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang. Năm 1852, ông thi đỗ đầu khoa kỳ thi hương tại trường thi Gia Định nên người đời thường gọi là Thủ khoa Huân. Được triều đình bổ nhiệm chức giáo thụ ở phủ Kiến An. Năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định, Nguyễn Hữu Huân chiêu mộ quân nghĩa dũng tham gia chiến đấu chống Pháp. Sau hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, ông đem lực lượng ứng nghĩa gia nhập lực lượng nghĩa quân do Trương Định lãnh đạo tiếp tục chống Pháp. Năm 1863, khi căn cứ kháng chiến chống Pháp ở Gò Công bị vỡ, Nguyễn Hữu Huân đưa quân về xây dựng căn cứ kháng chiến tại Bình Cách và trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp ở Định Tường. Khi Pháp tấn công Bình Cách, ông rút quân sang An Giang, kết hợp cùng thủ lĩnh Võ Duy Dương tiếp tục chiêu mộ nghĩa quân chống Pháp. Tháng 7 năm 1864, ông bị quan chủ tỉnh An Giang bắt nộp cho Pháp và bị kết án tù khổ sai chung thân, đày đi Réunion. Đến năm 1869 mới được trả về và bị Pháp quản thúc tại Chợ Lớn. Thời gian này, Nguyễn Hữu Huân vẫn tìm mọi cách để liên lạc với những người yêu nước để mưu tính một cuộc khởi nghĩa lớn.

Nguyễn Hữu Huân là một người có tài về thơ văn. Thơ của ông mang nặng tình quê hương đất nước, nêu cao tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Khi bị lưu đày sang xứ người, ông đã viết một bài thơ, thể hiện ý chí của mình:

“Muôn việc cho hay ở số trời,
Cái thân chìm nổi biết là nơi.
Mấy hồi tên đạn ra tay thử,
Ngàn dặm non sông dạo gót chơi.
Chén rượu Tân-đình nào luận tiệc,
Câu thơ cố quốc chẳng ra lời.
Cương thường bởi biết mang nên nặng,
Hễ đứng làm trai chuốc nợ đời.

Năm 1872, Nguyễn Hữu Huân bỏ trốn về vùng Mỹ Tho, Tân An. Ông cùng Âu Dương Lân và nhiều người khác khởi binh chống Pháp. Phong trào chống Pháp do Nguyễn Hữu Huân lãnh đạo đã lan khắp miền Tây Nam Kỳ. Một hệ thống kháng chiến được xây dựng đến tận thôn xã ở tỉnh Mỹ Tho. Đến năm 1874, lực lượng nghĩa quân suy yếu do thiếu khí giới và đạn dược. Thực dân Pháp liền huy động một lực lượng lớn tấn công căn cứ Bình Cách. Nghĩa quân tan vỡ. Nguyễn Hữu Huân thoát chạy về Chợ Gạo. Đầu năm 1855, Nguyễn Hữu Huân trở lại vùng Tân An để tập họp lại lực lượng tiếp tục con đường chống Pháp, nhưng bị Pháp và tay sai bao vây lùng bắt. Sau khi bắt được Nguyễn Hữu Huân, thực dân Pháp đưa ông lên Sài Gòn. Sau đó, lại giải về Mỹ Tho để xử tử ông tại Bến Tranh vào ngày 19 tháng 5 năm 1875. Trước khi hành hình, giặc Pháp đóng gông, bắt ông ngồi trên mũi thuyền chở từ nhà ngục Mỹ Tho đến Bến Tranh. Giặc Pháp cho đánh trống inh ỏi để quy tụ dân chúng, hòng uy hiếp tinh thần của những người yêu nước. Trên đường bị áp giải, Nguyễn Hữu Huân làm bài thơ “Mang gông”, tỏ rõ khí phách của mình và lên án những kẻ đầu hàng làm tay sai cho Pháp:

Hai bên thiên hạ thấy hay không?
Một gánh cang thường há phải gông!
Oằn oại đôi vai quân tử trúc,
Nghênh ngang một cổ trượng phu tòng.
Thác về đất Bắc danh còn rạng,
Sống ở thành Nam tiếng bỏ không.
Thắng bại dinh hư trời đất chịu
Phản thần đéo hỏa đứa cười ông!

Không để cho kẻ thù hành quyết mình, Nguyễn Hữu Huân đã cắn lưỡi tự tử ngay tại pháp trường. Trước khi chết, ông tự làm hai câu thơ tự điếu mình:

“Duy công bất tựu, diệc quyên bất tử báo quân ân
Hữu chí nan thân, không uổng bách niên chiêu vật nghị”;

[Việc lớn không thành, báo chúa cũng đành liều một chết
Lòng ngay khó tỏ, miệng đời luống để luận trăm năm]
Bản dịch của PHẠM THIỀU

Thương tiếc người anh hùng Nguyễn Hữu Huân, nhân sĩ miền Nam đã làm thơ khóc ông:

“Hãn mà gian quan vị quốc cừu,
Chỉ nhân binh bại trí thân hưu.
Anh hùng mạc bả dinh du luận,
Vũ trụ trường khan tiết nghĩa lưu,
Vô bố dĩ kinh Hồ lỗ phách,
Bất hàng cam đoạn tướng quân đầu.
Đương niên Tho thủy ba lưu huyết,
Long đảo thu phong khởi mộ sầu”.

[Ruổi dong vó ngựa trả thù chung
Binh bại cho nên mạng phải cùng
Tiết nghĩa vần lưu cùng vũ trụ
Hơn thua sá kẻ với anh hùng!
Nổi xung mất vía quân Hồ lỗ,
Quyết thác không hàng rạng núi sông
Tho thủy ngày rày pha máu đỏ,
Đảo Rồng hiu hắt ngọn thu phong].
Bản dịch Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế

Sau này, khi đến Mỹ Tho, chí sĩ Phan Châu Trinh đã làm thơ khóc Nguyễn Hữu Huân:

Tam phiên khẳng khái thệ đồng cừu,
Bất tử sa trường chí bất lưu.
Trương tướng hùng phong bi tịnh trí.
Văn sơn chính khí sử trường lưu,
Bi tai quốc thế nguy huyền phát,
Tử nhỉ nam nhi sĩ khấu đầu.
Thập lí Tho giang ba lăng nộ,
Cô chu nguyệt dạ bất thăng sầu.

[Hăng hái thề bồi quyết bấy lâu
Liều mình vì nước trả thù sâu
Gan liều Trương tướng bia còn mãi
Chính khí Văn Sơn sách để sau
Thế nước đến nguy treo sợi tóc
Tài trai thà chết chẳng nghiêng đầu
Sông Tho mấy dặm cồn cơn sóng
Trăng dõi quanh thuyền nghĩ chạnh đau].
Bản dịch Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế

Nguyễn Hữu Huân hy sinh lúc chưa đầy 60 tuổi. Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của người anh hùng, Nguyễn Hữu Huân một lòng phục vụ đất nước và nhân dân, trong gian khó vẫn kiên trì chống giặc Pháp xâm lược đến cùng. Như những thủ lãnh, nghĩa quân chống Pháp ở Nam Kỳ, cuộc đời, sự nghiệp và tên tuổi của Nguyễn Hữu Huân sống mãi cùng non sông đất Việt.

Tài liệu tham khảo & trích dẫn:
– Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam [Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế, 1992]
– Thơ văn yêu nước thế kỷ 19 [NXB Văn học, 1970]
– Lịch sử Việt Nam [Nguyễn Phan Quang – Võ Xuân Đàn, 2005]
– Kẻ sĩ Việt Nam [Thái Doãn Hiểu – Hoàng Liên, 1997]

Anh hùng dân tộc Thủ Khoa Huân tên thật là Nguyễn Hữu Huân sinh năm Canh Dần [1830] tại làng Tịnh Hà, tổng Thanh Quơn, huyện Kiến Hưng, tỉnh Ðịnh Tường cũ, nay là xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Con của ông Nguyễn Hữu Cầm, tục gọi là ông Cả Cầm, một phú nông ở làng Tịnh Hà. Năm Nhâm Tý [1852] đời vua Tự Ðức, ông dự thi Hương tại Gia Ðịnh và đậu Thủ khoa nên được gọi là Thủ Khoa Huân. Sau khi thi đỗ, được triều đình bổ chức Giáo thọ [Ðốc học] huyện Kiến Hưng, tỉnh Ðịnh Tường. Ông có nhiều học trò khắp vùng Long An- Ðịnh Tường…

Thủ Khoa Huân là nhà giáo, một nhân sĩ trí thức có tiếng tăm của phong trào kháng Pháp ở Nam bộ trong những thập kỷ đầu chống Pháp, ở thời kỳ trước phong trào Cần Vương [1885-1896]. Bởi vậy, cuộc khởi nghĩa do Thủ Khoa Huân lãnh đạo đã có ảnh hưởng sâu rộng, nhất là đối với sĩ phu Nam Kỳ. Giặc Pháp sai Tôn Thọ Tường viết thư khuyên ông hạ vũ khí "bãi binh" để về cộng tác với chánh phủ "Tân Trào", ông viết thư mắng Tường là "đứa vô quân, vô phụ", và kiên quyết không chịu đầu hàng.

Thực dân Pháp lo sợ, hốt hoảng trước thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa ở Nam kỳ. Chúng tìm mọi cách để đối phó. Ðầu năm 1875, chúng điều tên tay sai là đốc phủ sứ Trần Bá Lộc tiến hành càn quét và vây đánh quân khởi nghĩa. Trong một trận giao chiến ác liệt với giặc tại Bình Cách [Chợ Gạo], nghĩa quân bị thiệt hại nặng, Thủ Khoa Huân cùng với người tùy tùng là Ðốc binh Hương rút về Chợ Gạo, nhưng tên Hương bị Trần Bá Lộc mua chuộc, hắn đã phản bội, dẫn giặc tới Chợ Gạo bắt Nguyễn Hữu Huân vào ngày 15 tháng 5 năm 1875. Trong 4 ngày giam tại khám Mỹ Tho, giặc Pháp đã dùng nhiều âm mưu, thủ đoạn hòng mua chuộc, lung lạc, dụ hàng Thủ Khoa Huân, nhưng bọn chúng đã thất bại trước tinh thần, ý chí sắt đá của ông. Giặc Pháp đã khép ông vào án tử hình. Ngày 15 tháng 4 [âm lịch] năm Ất Hợi, tức ngày 19 tháng 5 năm 1875, tại Ngã tư Giáp Nước [xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo ngày nay], giặc Pháp đã xử trảm người con ưu tú tỉnh Ðịnh Tường là Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân, một lãnh tụ xuất sắc của phong trào nghĩa quân kháng Pháp ở nước ta, hồi nửa sau thế kỷ XIX.

Khi đến nơi hành quyết, ông đọc câu đối tuyệt mệnh trước lúc đao phủ khai đao:

Hữu chí nan thân, không uổng bách niên chiêu vật nghị.
Duy công bất tựu, diệc tương nhất tử báo quân ân

Tạm dịch:

Có chí khó giương ra, luống để trăm năm mang miệng thế.
Dầu công không đạt, cũng liều một chết báo ơn Vua.

Lúc hy sinh ông mới 45 tuổi. Là một nhà giáo, nhà thơ yêu nước, ông đã để lại cho các thế hệ sau nhiều tác phẩm có giá trị, thơ ông mang quan điểm tích cực, đó là lẽ sống "ái quốc thân dân" [yêu nước thương dân].

Có một vài truyền thuyết, huyền thoại dân gian kể lại về thời khắc hy sinh oanh liệt của Thủ Khoa Huân còn lưu truyền đến ngày nay: Trước khi xử chém, bọn giặc bưng tới một mâm cơm đầy rượu thịt cho ông ăn. Ông lạnh lùng đá đổ mâm cơm. Kẻ được giao chém đầu ông vốn là dân bản địa. Lệnh chém ban ra, nhưng đao phủ lộ vẻ sợ hãi, chần chờ, không dám ra đao. Ông nhìn hắn và nói: "Nhà ngươi có bổn phận, cứ việc thi hành, đừng để liên lụy đến mình!". Nghe vậy, đao phủ mới dám vung đao. Vừa chém xong, hắn liền quỳ sụp xuống, lạy ông bốn lạy. Sau khi hành quyết ông, bọn giặc cho gia đình ông nhận phần thân về, còn đầu thì bêu tại chỗ, sau ba ngày mới được đem về an táng. Nhưng tới xế giờ chiều, một người con gái của ông mặc áo dài, đến chỗ hành quyết để thăm chừng đầu cha. Một tên Pháp đã lấy đầu ông, trả cho cô. Cô con gái vội dùng hai tay nâng vạt áo dài, hứng đầu cha mình và đưa về nhà. Nhờ vậy, gia đình đã an táng được đầy đủ thân thể ông. Một truyền thuyết khác kể, sau khi an táng Thủ Khoa Huân, người dân Mỹ Tịnh An xây đền thờ đối mặt với đồn Cây Da của giặc, như muốn thể hiện thái độ bất khuất của mình. Bất ngờ, trận bão năm Thìn [1904] từ Gò Công kéo đến xô ngã cây Da. Người dân ở đây giải thích đó là "binh tướng của Trương Định hiệp cùng nghĩa quân của Thủ Khoa Huân theo ngọn bão mà đánh sập đồn Tây".

* * *

Từ quốc lộ 1A, chỗ Ngã ba Hòa Tịnh, thuộc địa phận xã Tân Lý Tây của huyện Châu Thành [Tiền Giang], theo đường vào trụ sở xã Hòa Tịnh, đi tiếp chừng 400 mét đến lăng mộ Thủ Khoa Huân. Mộ ông tọa lạc trên một gò nhỏ thuộc làng Tịnh Hà, nay thuộc ấp Hòa Quới, xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Ban đầu, mộ bằng đất, sau được thay bằng đá xanh. Hai người con gái của ông đã thuê thợ đá khắc bài thơ và câu đối tuyệt mạng lên bia mộ, hiện vẫn còn. Lúc đầu được đắp bằng đất, đến năm 1927, con cháu ông và người dân địa phương xây dựng lại bằng đá xanh gồm hai phần: núm mộ và bia mộ. Theo các vị bô lão địa phương, mộ được xây theo kiểu "voi phục" vì trông giống con voi đang nằm áp bụng xuống đất. Phần nền đá của ngôi mộ rộng 4m2. Phần núm mộ gồm 2 phiến đá lớn ghép lại, hình mai rùa nhô cao, trên có chạm hoa văn xoáy trôn ốc. Phần cuối là bia mộ, gồm 3 phiến đá: chân bia có chạm hoa văn dây lá, thân bia rộng 1 mét, cao 0,72 mét, dày 0,40 mét, có khắc một bài thơ [Hãn mã…] đôi câu đối tuyệt mạng và một số chữ Hán bị mờ nhạt chưa rõ nội dung.

Chân bia là một khối đá hình chữ nhật có chạm hoa văn hình lá. Thân bia để viết chữ dày 40cm, cao 72cm, ngang 100cm. Mái che bằng đá xanh cao 32cm, ngang 38cm. Tại đây, hằng ngày có người trông nom, chăm sóc khu di tích và đón tiếp khách tham quan. Hằng năm, tỉnh Tiền Giang đều tổ chức lễ giỗ ông vào trung tuần tháng 4 âm lịch. Tưởng nhớ ông, Ủy  ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã cho xây dựng một tượng đài lớn trong công viên Lạc Hồng cạnh sông Tiền, ngay trung tâm thành phố Mỹ Tho. Vào năm 1995, kỷ niệm 120 năm ngày Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân hy sinh [1875_1995], tỉnh Tiền Giang đã cho khánh thành đền thờ Nguyễn Hữu Huân. Ðền thờ chỉ cách mộ khoảng 10 mét, trên khu đất cao ráo rộng rãi rộng gần 1ha. Mộ được nâng cấp, Tổng quan khu di tích có phong cách hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Cổng tam quan có mái lợp ngói vẩy cá, trên nóc có "lưỡng long tranh châu". Hàng rào bao bọc có trụ bê-tông và song sắt kiên cố. Đền thờ chánh kiến trúc theo "mô-típ" đình chùa Việt Nam cổ điển, mái ngói hai tầng, lợp chồng khít, cột tròn theo kiểu "nhà trính", phân thành nhiều gian, buồng theo chiều sâu. Chính điện có bài vị, bên hông cạnh có bảng tiểu sử, thân thế sự nghiệp của người anh hùng. Hai bên trụ cổng có đắp nổi những câu trong bài thơ "Mang gông":

Hai bên thiên hạ thấy hay không? Một gánh cương thường há phải gông! Oằn oại đôi vai quân tử trúc Nghênh ngang một cổ trượng phu lòng. Thác về đất bắc danh còn rạng,

Sống ở thành nam tiếng bỏ không.

Năm1987, Bộ Văn hóa – Thông tin đã ra Quyết định số 112/VHQÐ , công nhận mộ Thủ Khoa Huân là di tích Quốc gia.Hàng năm, lễ giỗ anh hùng dân tộc, nhà thơ, nhà giáo chống Pháp Nguyễn Hữu Huân được tổ chức rất trang trọng vào hai ngày 14 và 15 tháng 4 âm lịch, có rất nhiều khách các nơi và nhân dân đến dâng hương tưởng niệm.

HOÀNG THÁM

Tư liệu tham khảo:

- Theo tư liệu của Đền thờ Thủ Khoa Huân ở ấp Hòa Quới, xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo [Tiền Giang].

Video liên quan

Chủ Đề