Nguyên nhân bị loét ở rốn của trẻ sơ sinh

04/10/2017 Tác giả: 941 lượt xem

Thoát vị rốn hay gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non hoặc thiếu cân. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là cách phát hiện chứng thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh mà các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý

  • Tại sao trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn?
    • Cách phát hiện chứng thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
    • Phương pháp điều trị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Tại sao trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn?

Dây rốn được gắn ở bụng trẻ có nhiệm vụ đưa chất dinh dưỡng tới nuôi bé trong thời gian ở trong bụng mẹ. Dây rốn được cắt khi trẻ sinh ra. Trong 1-2 tuần đầu sau sinh, cuống rốn teo và rụng, vết thương lành, tạo thành rốn của trẻ.

Nguyên nhân bị loét ở rốn của trẻ sơ sinh

Thoát vị rốn hay gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non hoặc thiếu cân

Thoát vị rốn xảy ra khi các cơ bụng đóng không kín, dẫn tới tình trạng một phần nội tạng trong ổ bụng lồi ra ngoài tạo thành một khối lồi tại vùng rốn. Khối thoát vị có thể chứa dịch. Tình trạng bệnh này thường gặp ở bé gái nhiều hơn bé trai.

Cách phát hiện chứng thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Thông thường khi bị thoát vị rốn trẻ sẽ có các biểu hiện sau:

  • Xuất hiện một khối tròn trồi lên ngay tại vị trí lỗ rốn, chứa ruột hay màng nối bên trong.
  • Phần rốn lồi mềm, không đau, khi nằm nghiêng hoặc ấn vào sẽ xẹp xuống.

Nguyên nhân bị loét ở rốn của trẻ sơ sinh

Khi bị thoát vị rốn, trẻ sẽ xuất hiện một khối tròn lồi lên ngay tại vị trí lỗ rốn

  • Lỗ thoát vị càng trở nên nặng hơn khi trẻ ho, khóc và sau đó nó sẽ trở lại như cũ khi trẻ nghỉ ngơi, thư giãn.

Phương pháp điều trị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Khi phát hiện chứng thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần đưa bé đi khám để xác định tình trạng sức khỏe.

  • Trường hợp thoát vị rốn nhẹ thì có thể tự liền lại khi trẻ 1-2 tuổi.
  • Đối với trường hợp thoát vị lớn, các cơ quan trong khoang bụng có thể thoát ra nhiều gây nguy hiểm thì cần phải được tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt để khâu kín chỗ hở. Phẫu thuật thường được chỉ định trong các trường hợp: Khối thoát vị to lên khi bé được 1 hoặc 2 tuổi, không mất đi khi bé 4 tuổi và có dấu hiệu bị nghẹt.

Nguyên nhân bị loét ở rốn của trẻ sơ sinh

Trong trường hợp thoát vị rốn lớn cần phải được phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh

Trong khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cần vệ sinh vùng rốn cho bé sạch sẽ hàng ngày và thay băng mỗi ngày sau khi tắm hoặc khi bị ướt để tránh hăm da.

Cho trẻ bú sữa mẹ và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ trong chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường sức đề kháng.

Cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ và tái khám bệnh định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhằm kiểm tra mức độ lành bệnh và hiệu quả sau điều trị.

XEM THÊM: Phẫu thuật thoát vị bẹn

Uốn ván rốn sơ sinh là bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ sơ sinh, do trực khuẩn Clostridium tetani gây ra, loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể trẻ qua vết cắt dây rốn. Theo số liệu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương: có đến 95% trẻ nhiễm bệnh thường tử vong. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh uốn ván rốn ở trẻ hiệu quả và an toàn nhất?

Nguyên nhân bị loét ở rốn của trẻ sơ sinh

Bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh là gì?

Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh là chứng bệnh làm co giật, căng cứng cơ do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra, được ghi nhận cách đây hơn 30 thế kỷ. Trẻ sơ sinh bị trực khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể gây bệnh thông qua vết cắt dây rốn bằng dụng cụ có mang nha bào uốn ván như: dao, kéo, băng bông không được vệ sinh tiệt trùng đúng quy cách. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao (25 – 90%), đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ bị chết vì uốn ván sơ sinh ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ chết/mắc của uốn ván sơ sinh rất cao, có thể tới trên 80%, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. Chính vì vậy vào năm 1989, đại hội đồng Y tế Thế giới đã họp và nhận định uốn ván sơ sinh là vấn đề y tế công cộng rất nghiêm trọng liên quan đến sự sống còn của trẻ em cũng như của các bà mẹ và đặt mục tiêu loại trừ uốn ván sơ sinh trên phạm vi toàn cầu.

Ở Việt Nam, bệnh uốn ván xuất hiện ở các tỉnh trong cả nước. Chương trình loại trừ uốn ván sơ sinh được triển khai từ năm 1992. Trong giai đoạn 1996 – 2000, tỷ lệ mắc uốn ván sơ sinh trung bình năm của cả nước là 0,13/1.000 trẻ đẻ sống. Từ năm 2005, Việt Nam đã loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh theo quy mô huyện với tỷ lệ mắc dưới 1/1.000 trẻ đẻ sống.

Nguyên nhân bị loét ở rốn của trẻ sơ sinh

Bệnh uốn ván có thể khiến trẻ bị suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và tim ngừng đập nếu không được điều trị kịp thời

Nguyên nhân bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh

Tác nhân gây ra uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh là trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani thuộc họ Clostridium. Trực khuẩn này thường tạo nha bào hình cầu tròn ở dạng tự do hoặc ở một đầu của tế bào tạo hình dùi trống.

Trực khuẩn uốn ván dễ chết ở 56 độ C, nhưng nha bào uốn ván rất bền vững, chỉ chết khi đun sôi 30 phút. Các dung dịch sát trùng như phenol, formalin diệt được nha bào sau 8-10 tiếng. Nha bào uốn ván có mặt ở mọi nơi trong môi trường và có thể lây nhiễm cho các loại vết thương.

Trẻ sơ sinh bị bệnh uốn ván rốn do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ. Lý do có thể vì cắt rốn bằng dụng cụ không vệ sinh. Hoặc sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ nên đã bị nhiễm nha bào uốn ván. Thực tế cho thấy các trường hợp cắt dây rốn bằng kéo không được tiệt trùng kỹ hoặc chỉ ngâm qua nước nóng 5-10 phút, hay các cách cắt rốn thô sơ sẽ có nguy cơ gây bệnh uốn ván sơ sinh rất cao.

Mặc dù trực khuẩn uốn ván đã được phát hiện từ lâu nhưng bệnh uốn ván vẫn luôn là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở nước ta, bệnh uốn ván rốn vẫn còn gặp ở vùng nông thôn, miền núi do điều kiện tiệt trùng kém khi hỗ trợ sinh sản, thậm chí xử trí can thiệp không đảm bảo yêu cầu vệ sinh ở những trẻ bị đẻ rơi.

Nguyên nhân bị loét ở rốn của trẻ sơ sinh

Triệu chứng bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh

Bệnh uốn ván thường được biểu hiện với những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy sau đó là cơ thân. Cùng với đó trẻ sẽ có biểu hiện  là vã mồ hôi và sốt.

Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh vẫn bú và khóc bình thường trong 2 ngày đầu sau sinh (bệnh xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau khi sinh) sau đó cứng khớp, co giật và bỏ bú.

Các chương trình tiêm chủng toàn cầu đã giảm gánh nặng toàn cầu về tử vong uốn ván sơ sinh. Ước tính cho thấy, năm 2000 có 146.000 ca tử vong con số này giảm xuống còn 58.000 ca tử vong trong năm 2010.

Diễn tiến bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh

Thời kỳ ủ bệnh

  • Kéo dài trung bình từ 3-7 ngày, nếu thời kỳ ủ bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng. Trong thời gian này trẻ không có dấu hiệu gì đặc biệt, vẫn ăn ngủ bình thường, đôi khi quấy khóc.

Thời kỳ khởi phát

  • Giai đoạn này chỉ kéo dài vài giờ hoặc tới một ngày rồi chuyển sang giai đoạn toàn phát. Trong giai đoạn này triệu chứng đặc hiệu là cứng hàm, trẻ bỏ bú hoặc bú rất khó khăn. Trẻ quấy khóc nhưng tiếng khóc nhỏ.

Thời kỳ toàn phát

  • Triệu chứng của thời kỳ này là cơn co giật và co cứng cơ. Cơn co giật xuất hiện đánh dấu giai đoạn toàn phát bắt đầu. Có thể cơn giật do tự nhiên hoặc do các kích kích từ bên ngoài như tiếng động, ánh sáng, nhiệt độ hoặc các thăm khám, động chạm vào trẻ. Co giật toàn thân làm mặt trẻ nhăn nhúm, miệng chúm lại, sùi bọt mép. Đầu ngửa, hai bàn tay nắm chặt, gấp khuỷu tay, áp sát vào người và hai chân duỗi thẳng. Trẻ nằm ở tư thế ưỡn cong. Cơn co giật có thể kéo dài vài phút hoặc hàng giờ. Nếu cơn giật nhẹ, trẻ có thể vẫn hồng hào. Tuy nhiên, nếu co giật kéo dài liên tục, trẻ có thể dẫn tới co thắt phế quản gây ngừng thở, ngừng tim. Thậm chí trẻ có thể tử vong trong cơn co giật.
  • Co cứng cơ toàn thân thường xảy ra sau cơn co giật đầu tiên. Do cơ toàn thân co cứng khiến trẻ có một tư thế đặc biệt cố định. Co cứng cơ kéo dài suốt thời gian bị bệnh và giảm dần, hết hẳn sau khi khỏi bệnh một vài tuần.
  • Ngoài 2 biểu hiện chính kể trên, trẻ bị uốn ván rốn thường sốt 38-39 độ C trong vòng 1-2 tuần. Sốt cao khiến cho trẻ co giật nhiều hơn và dễ tử vong trong giai đoạn này.

Thời kỳ lui bệnh

  • Nếu được điều trị tốt hoặc ở thể nhẹ thì khoảng sau 7 ngày trẻ bớt giật, hết sốt. Tuy nhiên trẻ còn co cứng cơ kéo dài hàng tháng, sau đó sẽ khỏi bệnh.

Các biến chứng của bệnh uốn ván rốn trẻ ở sơ sinh

Nếu không được điều trị kịp thời, uốn ván rốn sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như:

  • Gãy xương: Thông thường sẽ bị co thắt cơ hoặc co giật nhưng trường hợp nặng có thể bị gãy xương.
  • Viêm phổi: Nếu hít vào dịch tiết của dạ dày sẽ bị nhiễm trùng hô hấp, dần dần phát triển thành viêm phổi.
  • Co thắt thanh quản: Gây khó thở, ngạt thở
  • Động kinh: Nếu nhiễm trùng lan đến não, trẻ bị uốn ván có thể gặp phải tình trạng tương tự như động kinh.
  • Thuyên tắc phổi: Một mạch máu trong phổi có thể bị tắc nghẽn và ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tuần hoàn. Trẻ cần điều trị bằng oxy và thuốc chống đông máu.
  • Suy thận nặng: Co thắt cơ nghiêm trọng có thể dẫn đến sự phá hủy cơ xương khiến protein bị rò rỉ vào nước tiểu gây suy thận nặng.
  • Nghiêm trọng hơn, trong trường hợp trẻ không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Điều trị bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Điều trị uốn ván rốn ở trẻ thông thường được xử trí theo phác đồ sau:

  • Ngăn chặn tạo độc tố uốn ván bằng cách xử lý vết thương: mở rộng vết thương, cắt bỏ triệt để tổ chức hoại tử tại vết thương để loại bỏ nha bào uốn ván. Sử dụng kháng sinh tiêu diệt tận gốc tế bào thực vật là nguồn sản sinh ra độc tố.
  • Trung hòa độc tố uốn ván: Để vô hiệu hóa độc tố lưu hành trong máu và độc tố ở vết thương nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong, kịp thời dùng globulin miễn dịch uốn ván của trẻ. Tốt nhất là nên tiêm kháng độc tố trước khi điều trị vết thương.
  • Kiểm soát co giật và co cứng cơ: Để trẻ nơi yên tĩnh, kiểm soát ánh sáng, tiếng ồn và tránh kích thích gây co giật là các biện pháp quan trọng trong chăm sóc người bệnh uốn ván. Dùng liều lượng thuốc ít nhất mà khống chế được cơn giật, không ức chế hô hấp và tuần hoàn.
  • Điều trị hồi sức tích cực và các biện pháp hỗ trợ khác: Hồi sức hô hấp, đảm bảo thông thoáng đường thở, hút đờm dãi, không ăn uống đường miệng để tránh sặc và co thắt thanh môn. Mở khí quản có thể kết hợp hoặc không kết hợp với thở máy, bù nước và điện giải, tăng cường dinh dưỡng bằng truyền dịch hoặc cho ăn qua ống thông vào dạ dày; phòng chống chảy máu và loét đường tiêu hóa.
  • Dùng vắc xin gây miễn dịch chủ động: Tất cả bệnh nhân phải được tiêm vắc xin sau khi bệnh đã phục hồi.

Phòng ngừa bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh ra sao?

Để phòng ngừa uốn ván rốn sơ sinh hiệu quả, bất cứ cha mẹ nào khi bắt đầu có con cũng cần biết về sự nguy hiểm, nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có ý thức phòng ngừa bệnh cho con trẻ một cách chủ động và an toàn. Cụ thể:

  • Cần nâng cao hiểu biết, đầu tư nhằm chủ động phòng ngừa bệnh uốn ván cho mẹ và bé từ trước khi mang thai và trước khi sinh.
  • Phụ nữ có thai cần được theo dõi tốt, định kỳ, tránh tình trạng đẻ tại nhà, đẻ rơi.
  • Nữ hộ sinh, bác sĩ cần được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên, định kỳ.
  • Thực hiện biện pháp đẻ vô khuẩn để chăm sóc và giữ gìn rốn trẻ luôn sạch sẽ.
  • Loại trừ một số tập quán, thói quen sinh đẻ, đỡ đẻ phản khoa học.
  • Cải thiện điều kiện vệ sinh của các cơ sở y tế ở tuyến dưới, nhất là phòng sinh của các nhà hộ sinh.
  • Trang bị đầy đủ các phương tiện đỡ đẻ và tiệt trùng theo quy định của ngành y tế.
  • Trẻ sơ sinh mắc bệnh uốn ván ngoài việc tiêm huyết thanh chống uốn ván cần tiêm giải độc tố uốn ván.

Theo Bác sĩ Bạch Thị Chính: “Tiêm vắc xin uốn ván là biện pháp quan trọng và hữu hiệu để phòng bệnh uốn ván sơ sinh. Vắc xin uốn ván là rất an toàn cho cả mẹ và con. Vì thế, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ đang mang thai cần được tiêm vắc xin phòng uốn ván hoặc vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván. Ngoài ra, tại Việt Nam, vắc xin phòng uốn ván còn được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ với 3 liều cơ bản lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng và 1 liều nhắc lại lúc trẻ được 18 tháng. Sau đó có thể nhắc lại lúc 4-6 tuổi và 10-13 tuổi trở lên.”

Cho đến nay, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu và đưa ra kết luận, vắc xin uốn ván hoàn toàn vô hại cho thai nhi. Chưa một nghiên cứu khoa học hay một trường hợp báo cáo y khoa nào ghi nhận vắc xin phòng ngừa uốn ván làm giảm trí nhớ. Để đảm bảo phòng bệnh uốn ván an toàn, trước đó bà bầu cần phải được bác sĩ có chuyên môn khám sàng lọc trước khi tiêm và tuân thủ đúng phác đồ tiêm của từng loại vắc xin.

Nguyên nhân bị loét ở rốn của trẻ sơ sinh

Để ngăn ngừa bệnh uốn ván rốn trẻ sơ sinh có hiệu quả, cần tiêm vắc xin phòng bệnh với tổng số lần tiêm phòng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 – 35 tuổi là 5 mũi, trong đó tiêm phòng cho sản phụ lần đầu mang thai là 2 mũi cơ bản. Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ và sản phụ vào các khoảng thời gian quy định:

  • Tiêm lần thứ nhất (mũi tiêm 1) cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hoặc tiêm sớm cho sản phụ có thai lần đầu.
  • Tiêm lần thứ hai (mũi tiêm 2) ít nhất 1 tháng sau lần tiêm thứ nhất hoặc tiêm cho sản phụ mang thai trước khi sinh ít nhất 1 tháng.
  • Tiêm lần thứ ba (mũi tiêm 3) ít nhất 6 tháng sau lần tiêm thứ hai hoặc kỳ có thai lần sau.
  • Tiêm lần thứ tư ít nhất 1 năm sau lần tiêm thứ ba hoặc kỳ có thai lần sau.
  • Tiêm lần thứ năm (mũi tiêm 5) ít nhất 1 năm sau lần tiêm thứ tư hoặc kỳ có thai lần sau.
  • Lưu ý nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.
 Đối tượng    Phụ nữ chuẩn bị mang thai   Phụ nữ đang mang thai
 Vắc xin

Vắc xin VAT
(Việt Nam)

Vắc xin Adacel
(Pháp)
Vắc xin Boostrix
(Bỉ)
Vắc xin VAT
(Việt Nam)
Vắc xin Boostrix
(Bỉ)
 Lịch tiêm – Liều 1: Tiêm càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu

– Liều 2: cách liều đầu tiên 1 tháng

– Liều 3: cách liều 2 tối thiểu 6 tháng hoặc trong thời kỳ có thai sau

– Tiêm 1 mũi. Chủng ngừa nhắc lại mỗi 10 năm 1 lần. – Tiêm 2 mũi, nên tiêm vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, mũi tiêm cuối nên tiêm trước khi sinh 1 tháng – Xem xét: Tiêm 1 mũi trong 3 tháng cuối thai kỳ

Nên tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván rốn trẻ sơ sinh ở đâu?

Hệ thống Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC tự hào là địa chỉ vàng tiêm chủng được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Tại VNVC, chúng tôi cung cấp nhiều loại vắc xin phòng bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh với giá bình ổn kể cả khi thị trường biến động bao gồm: Vắc xin Adacel (Canada) – là vắc xin kết hợp 3 thành phần giải độc tố uốn ván hấp phụ; giải độc tố bạch hầu liều thấp hấp phụ và ho gà vô bào; vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván vô bào và vắc xin Boostrix (Bỉ) phòng bệnh bạch hầu – uốn ván – ho gà; và vắc xin giải độc tố uốn ván hấp phụ VAT (Việt Nam).

Đặc biệt, VNVC luôn đảm bảo quy trình an toàn tiêm chủng ở mức cao nhất với hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP, giúp bảo quản vắc xin trong nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả các phòng tiêm được trang bị tủ giữ vắc xin, vắc xin được vận chuyển với các xe lạnh và thiết bị vận chuyển chuyên dụng, từ đó luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất cho người sử dụng. Đồng thời, tại mỗi trung tâm VNVC đều có phòng xử trí phản ứng sau tiêm với đầy đủ trang thiết bị theo tiêu chuẩn của cơ quan y tế.

100% bác sĩ, điều dưỡng viên tại VNVC đều có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, được đào tạo đầy đủ kiến thức và thực hành an toàn tiêm chủng. Các quy trình thao tác trước, trong và sau tiêm được thực hiện và giám sát chặt chẽ bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn cao. Toàn bộ bác sĩ, nhân viên được đào tạo bài bản về các quy trình, kiến thức xử trí phản ứng sau tiêm, nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng.

Để được tư vấn và đặt lịch tiêm phòng vắc xin phòng bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh và nhiều vắc xin khác cho trẻ em và người lớn, quý khách vui lòng liên hệ: Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC.

Hotline: 028.7300.6595 (tư vấn và đặt lịch tiêm)

Website: https://vnvc.vn/

Fanpage: VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn

Group: Tiêm phòng cho Trẻ em và Người lớn

Hoặc đến trực tiếp hệ thống trung tâm VNVC trên toàn quốc