Nguyên nhân của việc ngộ độc thực phẩm khi ăn rau

  -   Thứ ba, 07/04/2015 13:00 (GMT+7)

Nguyên nhân của việc ngộ độc thực phẩm khi ăn rau

Ngộ độc thực phẩm từ lâu đã là một vấn đề nóng trong xã hội được rất nhiều người quan tâm. Một số trường hợp ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng. Hãy cùng xem những nguyên nhân nào dẫn đến việc ngộ độc thực phẩm mà bạn không hề lường trước.

Nguyên nhân của việc ngộ độc thực phẩm khi ăn rau

Ngộ độc thực phẩm có thể ảnh hưởng tới cả người lớn lẫn trẻ em. Kết quả của ngộ độc là khác nhau tuỳ vào tình trạng nặng hay nhẹ và nguyên nhân gây ra ngộ độc. Một chế độ ăn uống lành mạnh không có nghĩa là bạn không có nguy cơ bị ngộ độc. Biết được một số nguyên nhân gây ra ngộ độc sẽ giúp bạn phòng tránh chúng tốt nhất.

Nguyên nhân của việc ngộ độc thực phẩm khi ăn rau

Thực phẩm không hợp vệ sinh: Các loại thực phẩm được chế biến hoặc bảo quản không hợp vệ sinh được coi là nguyên nhân phổ biến nhất đối với việc bị ngộ độc thực phẩm.  Hơn nữa, khâu xử lý thực phẩm cũng rất quan trọng. Nếu xử lý không hợp vệ sinh sẽ làm cho bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.

Thực phẩm chưa được rửa sạch: Chủ yếu là rau quả, bởi trong rau quả chứa các hoá chất như thuốc trừ sâu, bụi bẩn hoặc bất kỳ hợp chất nào có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Bạn nên rửa sạch thức ăn của mình để tránh ăn phải những hoá chất có trong đó. Đây được xem như một phương pháp tránh khỏi ngộ độc thực phẩm hiệu quả.

Nguyên nhân của việc ngộ độc thực phẩm khi ăn rau

Thực phẩm đã hết hạn: Bạn nên kiểm tran hạn sử dụng của những mặt hàng mình mua. Sau khi hết hạn sử dụng, những thành phần trong thực phẩm có thể bị thay đổi gây ra rối loạn tiêu hoá hoặc nặng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Do đó, khi đi mua sắm bạn nên cân nhắc và xem kĩ mặt hàng mà mình lựa chọn.

Thực phẩm tươi sống: Nhiều loại thực phẩm như trứng, thịt gia cầm nếu như không nấu chín kỹ lưỡng  có thể gây ra ngộ độc thực phẩm do nhiễm trùng vi khuẩn salmonella. Ngoài ra một số loại thực phẩm khác như thịt bò nếu không được làm chín cũng có nguy cơ gây ra ngộ độc thực phẩm.

Nguyên nhân của việc ngộ độc thực phẩm khi ăn rau

Cá: Cá là một trong những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm. Ngay cả khi nấu ăn tốt, bạn cũng có nguy cơ bị ngộ độc. Có một số loại cá khi ăn vào sẽ gây ra các dị ứng và ngộ độc thức ăn ngày cả khi đã nấu chín. Đặc biệt nếu như sử dụng gỏi cá bạn phải hết sức cẩn thận bởi cá sống là mầm mống nguy hại dẫn đến ngộ độc thực phẩm hàng đầu.

Thực phẩm đóng gói: Đóng gói thực phẩm không đung cách là một trong những lý do lây nhiễm các bệnh và vi khuẩn nhiễm trùng. Đặc biệt là những thực phẩm đóng hộp rất dễ tăng trưởng số lượng vi khuẩn sau khi đã mở hộp 1 lần.

Lưu trữ không đúng cách: Mỗi loại thực phẩm đều có điều kiện lưu trữ khác nhau, phụ thuộc vào nguyên liệu và chất liệu tạo ra thực phẩm. Nếu như lưu trữ thực phẩm không đúng cách, không đủ nhiệt độ thích hợp sẽ gây ra ngộ độc khi bạn tiêu thụ chúng.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Có nhiều loại vi sinh vật nhiễm vào thức ăn tạo ra nhiều loại độc tố gây ngộ độc như: Samonella spp, tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Shigella spp, gây triệu chứng tiêu chảy, sốt, nôn ói, mất nước, nếu không nhập viện kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng.

Các món rau xà lách trộn, gỏi trộn sử dụng nguyên liệu là rau sống thường chứa mầm bệnh như: Amip (Entamoeba histolytica) gây bệnh lỵ amip, Esherichia coli gây bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, nếu rau còn dư lượng thuốc trừ sâu lớn sẽ gây ngộ độc thuốc trừ sâu…

Nguyên nhân của việc ngộ độc thực phẩm khi ăn rau

 Các món rau xà lách trộn, gỏi trộn sử dụng nguyên liệu là rau sống thường chứa mầm bệnh lỵ, tiêu chảy. (hình minh họa)

 

Thông thường, bệnh nhân nhập viện với tình trạng nôn ói sau khi ăn tiệc hoặc ăn cơm tại nhà, rất khó xác định nguyên nhân, chỉ biết tình trạng bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa do thức ăn. Đa số bệnh nhân phục hồi tốt. Khi nhập viện, bệnh nhân sẽ được cấy phân tìm tác nhân gây bệnh để có hướng điều trị đặc hiệu.

  Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn Staphylococcus aureus: Ngộ độc hay gặp nhất, vi khuẩn có thể nhiễm từ sữa, thịt gia cầm nấu chưa chín, từ bàn tay, da của người chế biến thức ăn. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng nôn ói, tiêu chảy sau bữa ăn từ 1-4 giờ, kéo dài đến 24-48 giờ, do nội độc tố tiết ra từ vi khuẩn. Bệnh không gây sốt, chỉ cần điều trị triệu chứng.

  Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn E. coli: Do vi khuẩn nhiễm từ thịt cá, rau tươi, nguồn nước bị ô nhiễm phân người, bệnh nhân tiêu chảy sau bữa ăn từ 24-48 giờ, tiêu chảy nước.

  Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn Shigella spp: Do vi khuẩn nhiễm từ sữa và thực phẩm bị ẩm ướt, bị nhiễm phân động vật. Bệnh nhân bị tiêu chảy phân có đàm máu và sốt cao sau 12-30 giờ sau khi ăn.

  Ngộ độc thức ăn do Samonella spp: Vi khuẩn lây nhiễm từ trứng, thịt gia cầm nấu chưa chín, bệnh nhân bị đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn 6-48 giờ sau khi ăn, kéo dài từ 7-12 ngày, thường sốt nhẹ.

Nguyên nhân của việc ngộ độc thực phẩm khi ăn rau

Cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ năm 2015.

 

Ngoài ra, còn những trường hợp ngộ độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác như: Campylobacter spp, Clostridium perfrigens, Bacillus cereus… đều gây đau bụng tiêu chảy tương đối hiếm gặp. Những tác nhân khác gây ngộ độc như thuốc trừ sâu trong rau quả rửa không kỹ sẽ gây nhức đầu, mất trí nhớ, suy hô hấp, co giật… thường hay gặp ở nông thôn, tỉ lệ tử vong cao.

  Khi bệnh nhân có dấu hiệu nôn ói, đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn, nên nghĩ ngay đến ngộ độc thức ăn, nhất là những người cùng ăn một bữa ăn đều có triệu chứng tương tự thì phải nghĩ ngay đến ngộ độc tập thể. Không được dùng thuốc chống nôn ói hoặc thuốc cầm tiêu chảy, cố làm cho bệnh nhân nôn hết thức ăn ra ngoài để tránh độc tố phá hủy niêm mạc đường tiêu hóa. Người nhà nên giữ lại mẫu thức ăn nghi gây ngộ độc, giữ lại mẫu nôn ói hoặc phân tiêu chảy để đưa đi làm xét nghiệm tìm nguyên nhân. Chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân của việc ngộ độc thực phẩm khi ăn rau

Ngành y tế tăng cường thanh kiểm tra, hạn chế các nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.


Hạn chế ngộ độc cần phải lưu giữ thức ăn đúng cách: Tủ lạnh đựng thức ăn phải đảm bảo ở nhiệt độ bằng hoặc dưới 4 độ C, ngăn đá phải đảm bảo nhiệt độ dưới - 5 độ C. Không để lẫn lộn thực phẩm đã nấu chín với thực phẩm chưa nấu để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín. Ở miền Nam nóng nên không để thức ăn đã nấu chín ở ngoài quá 4 tiếng vì vi khuẩn sẽ sinh sản gây ngộ độc. Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, mang găng tay nếu có thể. Rửa sạch rau củ quả trước khi ăn hoặc chế biến để tránh những mầm bệnh và thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản…
 

Hải Yến