Nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ nhỏ

Sẩn ngứa là một trong những bệnh da thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng với thời tiết nóng ẩm cùng với sự phát triển các loại côn trùng như muỗi, bọ chét…, tỷ lệ trẻ mắc sẩn ngứa ở mùa xuân hè cao hơn so với những thời điểm khác trong năm.

Biểu hiện của bệnh là các nốt sần hoặc sẩn kèm theo cảm giác ngứa. Sẩn ngứa là phản ứng viêm xuất tiết xuất hiện ở lớp trung bì nông kèm sự tham gia của một số tế bào viêm.

1. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh sẩn ngứa?

Mặc dù một số trường hợp có nguyên nhân cụ thể, nhưng nhiều trường hợp sẩn ngứa không phát hiện được căn nguyên. Có một số căn nguyên dẫn đến bệnh sẩn ngứa như do côn trùng đốt, kích thích về cơ học, vật lý, ánh sáng. Một số loại thức ăn, hóa chất cũng là yếu tố gây nên tình trạng này.

Sẩn ngứa cũng có thể là biểu hiện của viêm da cơ địa. Trong một số ít trường hợp, sẩn ngứa có thể là biểu hiện của những bệnh lý toàn thân, bệnh lý mãn tính như: bệnh nội tiết đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, viêm gan, tắc mật; suy thận mạn tính; bệnh lý về máu…

Có nhiều căn nguyên gây bệnh, tuy nhiên đối với trẻ em nguyên nhân thường gặp là do tiếp xúc với côn trùng [muỗi, bọ chó/mèo, giãn dĩn…] hoặc do trẻ nhiễm ký sinh trùng [trẻ lâu ngày không được tẩy giun]. Đa phần những trường hợp sẩn ngứa ở trẻ đều ít khi xảy ra do cơ quan nội tạng mà cha mẹ cần chú ý đến tác nhân bên ngoài như đã nêu trên.

2. Một số biểu hiện thường gặp của bệnh

Trẻ bị sẩn ngứa trên da thường xuất hiện những nốt sẩn đỏ, sẩn phù bên trên có mụn nước nhỏ rất ngứa thường tập trung ở những vùng da hở như cẳng tay, cẳng chân, quanh thắt lưng. Các sẩn cục là những tổn thương sẩn chắc màu nâu đỏ hoặc màu xám kích thước 1-2 cm. Các vết xước do cào gãi, mụn nước có thể trợt vỡ gây tiết dịch, đóng vảy tiết.

Phân loại sẩn ngứa thành 3 thể theo tiến triển: cấp tính, bán cấp và mạn tính.

  • Thể cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa xuân hè. Tổn thương chủ yếu là sẩn phù, trên tổn thương có mụn nước, vỡ gây tiết dịch nếu không xử trí đúng có thể gây viêm nhiễm.
  • Thể bán cấp, tiến triển của bệnh dai dẳng và có thể mạn tính. Nguyên nhân của thể bán cấp đôi khi khó phát hiện. Thể bệnh này có thể liên quan đến một số bệnh lý toàn thân như đã đề cập ở trên.Các tổn thương là sẩn nổi cao, trên có mụn nước hoặc vết trợt hoặc vảy tiết do chà xát kèm ngứa nhiều.
  • Thể mạn tính biểu hiện đa dạng, hay tái phát và tiến triển dai dẳng. Bệnh nhân ngứa nhiều khiến phải chà xát, cào gãi hình thành vết trợt, dày da thâm nhiễm. Sẩn cục, tổn thương tiến triển dai dẳng, có thể kéo dài hàng năm.

Các thể bệnh cấp tính, mạn tính có thể gặp ở trẻ nhỏ với tổn thương ngứa dai dẳng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ của trẻ.

3. Các xét nghiệm và chẩn đoán

Các bác sĩ chuyên khoa Da liễu chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng, vị trí thường gặp, triệu chứng ngứa để chẩn đoán bệnh.

Trong một số trường hợp cần thiết phải làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán  nguyên nhân gây bệnh, bệnh lý kèm theo hoặc tình trạng bội nhiễm thứ phát nếu có.

4. Điều trị

Khi trẻ bị sẩn ngứa, không nên để trẻ cào gãi mà nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không dùng lá khế hay lá trầu không để đắp, tắm cho trẻ.

Do nguyên nhân đa dạng nên điều trị triệu chứng cần được kết với với tìm và điều trị nguyên nhân để hạn chế tái phát bệnh. Việc điều trị tùy từng giai đoạn có thể có những điều trị thích hợp, điều quan trọng giúp trẻ hạn chế gãi, chà xát.

Đối với các sẩn ngứa có thể sử dụng thuốc corticosteroid bôi. Tùy vào vị trí và mức độ tổn thương mà các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể. Ngoài ra, có thể bôi thêm dưỡng ẩm, sử dụng thuốc kháng histamin uống để trẻ giảm ngứa gãi. Trong những trường hợp bội nhiễm, các bác sĩ có thể cân nhắc kê thêm kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân.

5. Phòng tránh

  • Để phòng bệnh và hạn chế tái phát cần tránh các yếu tố kích thích như côn trùng đốt, giun sán, một số nguyên nhân như thuốc, thức ăn, hóa chất.
  • Vệ sinh xung quanh khu vực sinh sống. Sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa côn trùng đốt trên da. Trẻ có thể mặc quần áo dài, thoáng mát để hạn chế côn trùng đốt. Vệ sinh thường xuyên nhà cửa, chăn màn, vật nuôi,…
  • Trẻ nên được tẩy giun định kỳ.
  • Hạn chế ra nắng, mặc quần áo bảo vệ đối với sẩn ngứa do ánh sáng

Một số hình ảnh sẩn ngứa ở trẻ em

Nếu trẻ có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh sẩn ngứa, bố mẹ hoặc người giám hộ có thể đưa trẻ đến khám tại phòng khám Da liễu thuộc các đơn vị sau tại bệnh viện Nhi Trung ương:

Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu nên rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài như virus, vi khuẩn, sự thay đổi thời tiết, đồ ăn, thức uống,... Chính vì vậy mà khi bước vào những ngày hè nóng bức, tình trạng nổi mẩn ngứa của trẻ trở nên phổ biến và xuất hiện thường xuyên hơn. Cụ thể trẻ có những biểu hiện như nổi mẩn ngứa khắp người, nổi đỏ thành từng mảng,... Sự ngứa ngáy xuất hiện khiến bé cảm thấy khó chịu, bực bội và dẫn tới tình trạng quấy khóc, lười ăn, lười bú,...

Tình trạng nổi mẩn ngứa của trẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo của 1 trong những bệnh sau:

- Mề đay: đây là bệnh lý phổ biến nhất khiến trẻ bị mẩn ngứa khắp người. Mặc dù xuất hiện do những nguyên nhân khác nhau nhưng bệnh thường dễ để lại những biến chứng khó lường như sốc phản vệ, do vậy nên được điều trị kịp thời.

- Viêm da dị ứng: khi trẻ tiếp xúc với những tác nhân có hại từ môi trường ngoài như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,.. thì có thể xuất hiện những phản ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu.

- Bệnh về gan mật: những mẩn đỏ trên da có thể xuất hiện khi trẻ bị ứ mật, tắc mật.

Thực chất, nguyên nhân sâu xa gây ra gây ra hiện tượng nổi mẩn đỏ chính là chức năng gan còn yếu, hiệu quả thải độc cũng chưa tốt nên dễ phản ứng và chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài.

Một số bài thuốc giảm bớt tình trạng nổi mẩn ngứa

Để giảm bớt tình trạng mẩn ngứa ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp dân gian như:

Lá trầu không

Theo đông y, lá trầu không có vị cay, tính ấm có khả năng hỗ trợ chống viêm và kháng khuẩn tốt. Do vậy, loại thảo dược này được sử dụng nhiều ở ngoài da để giảm bớt tình trạng viêm da cơ địa, mề đay,... Ngoài ra, y học hiện đại cũng đã khẳng định một số hoạt chất trong lá trầu không có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da, loại bỏ vi khuẩn và các chủng nấm gây bệnh.

Để giảm bớt tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ , các bậc phụ huynh có thể lấy 5 lá trầu không rửa sạch ngâm muối. Sau đó, cắt nhỏ lá trầu không, cho vào nồi nước đang sôi. Cuối cùng, khi trầu không đã được nấu xong thì pha loãng với nước lã cho ấm rồi tắm có trẻ. Kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Lá khế

Là loại cây khá quen thuộc với người dân Việt nhưng ít ai biết rằng lá khế có hiệu quả trong điều trị mề đay, mẩn ngứa. Theo y học cổ truyền, đây là vị thuốc giúp hỗ trợ tán nhiệt độc, lợi tiểu.

Cha mẹ sử dụng lá khế đun nước tắm cho con để giảm bớt tình trạng nổi mẩn ngứa. Cụ thể, lấy một nắm lá khế rửa sạch, vò nát để tinh chất thoát ra ngoài. Sau đó, cho phần đã vò vào nước đun sôi. Sau khi sôi khoảng 5-10 phút thì chắt lấy phần nước pha loãng với nước nguội để tắm cho bé. Nên áp dụng mỗi ngày cho tới khi bé lành bệnh.

Lá khế có tác dụng hỗ trợ trị mề đay, mẩn ngứa ở trẻ nhỏ [Ảnh minh họa]

Dầu dừa

Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, dầu dừa có khả năng làm dịu những nốt mẩn trên da, hỗ trợ ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập. Mặt khác, dầu dừa cũng chứa nhiều acid amin, vitamin E và omega-3 giúp giữ ẩm cho da bé, hỗ trợ thúc đẩy tái tạo phần mô bị tổn thương.

Mỗi ngày, bố mẹ nên thoa dầu dừa cho bé 2 lần, mỗi lần chỉ cần bôi 1 lớp dầu lên da khoảng 15 phút rồi lau sạch đi. Lưu ý, nên bôi cho bé khi vừa tắm xong và trước khi đi ngủ để có hiệu quả tốt nhất.

Những phương pháp dân gian kể trên có hiệu quả tốt khi tình trạng mẩn ngứa nhẹ. Còn trong những trường hợp nặng, các bậc phụ huynh vẫn cần đưa bé đến trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị. Ngoài áp dụng những biện pháp trên, nhiều bậc phụ huynh cho trẻ sử dụng sản phẩm Boganic Kids như một giải pháp giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ hiệu quả.

Boganic Kids - Giải pháp giúp hỗ trợ giảm bớt tình trạng nổi mẩn ngứa hiệu quả ở trẻ nhỏ

Để giảm bớt tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ nhỏ, bên cạnh áp dụng những biện pháp kể trên, cha mẹ có thể tham khảo và cân nhắc sử dụng sản phẩm Boganic Kids. Đây là một trong những sản phẩm mới mang thương hiệu Boganic của Công ty Traphaco dành riêng cho các bạn nhỏ.

Boganic Kids - Giải pháp giúp hỗ trợ giảm bớt tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ nhỏ

Không chỉ kế thừa những ưu điểm của thuốc bổ gan Boganic, Boganic Kids còn phát huy đặc điểm nổi bật riêng đó là kết hợp với "bộ đôi" thanh nhiệt tiêu độc kim ngân và ké đầu ngựa giúp tăng cường tác dụng hỗ trợ chống viêm, hỗ trợ giảm triệu chứng dị ứng, tiêu độc mát gan. Cụ thể:

- Công thức actiso – rau đắng đất – bìm bìm: Kế thừa từ thuốc bổ gan Boganic đã được khẳng định về tác dụng hỗ trợ mát gan, tăng thải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, hiệu quả trong các trường hợp nóng trong, lở ngứa, nhiệt miệng, rôm sảy, táo bón kéo dài.

- Kim ngân cuộng – ké đầu ngựa: 2 vị dược liệu đứng đầu trong nhóm thanh nhiệt tiêu độc cho tác dụng hỗ trợ chống viêm, hỗ trợ giảm các triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa, mề đay...

- Sinh địa: Đây là vị thuốc tính hàn, cho tác dụng hỗ trợ bổ âm, sinh tân dịch, lương huyết phù hợp dùng cho đối tượng trẻ nhỏ.

Sự kết hợp những thành phần trên đã giúp Boganic Kids trở thành sản phẩm giúp hỗ trợ cải thiện hiện tượng nổi mẩn thường xuyên ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, công thức thảo dược an toàn, hiệu quả này còn rất phù hợp với đối tượng trẻ nhỏ là một trong những lựa chọn đáng tin cậy của các bậc phụ huynh.

Một số thông tin về sản phẩm:

CÔNG DỤNG:

- Thanh nhiệt tiêu độc, mát gan, sinh tân dịch, lương huyết

- Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng nóng trong như rôm sảy, mụn nhọt, phát ban, nhiệt miệng, nhiệt lưỡi.

- Hỗ trợ giảm các triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, viêm da cơ địa.

- Giúp cải thiện chứng táo bón.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

Dùng trong các trường hợp.

- Người bị rôm sảy, mụn nhọt, trứng cá, phát ban, nhiệt miệng, nhiệt lưỡi, cơ thể bứt rứt.

- Người bị dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, viêm da cơ địa, viêm da do các tác nhân gây viêm dị ứng [thời tiết, thức ăn, phấn hoa, khói bụi, thuốc và hóa chất,...].

- Người bị táo bón, ăn uống không tiêu.

- Trẻ em sau đợt dùng kháng sinh.

LIỀU DÙNG:

- Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi: 2,5 ml/lần, ngày 1-2 lần.

Với trẻ dưới 12 tháng tuổi: dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

- Trẻ từ 2 tuổi đến 7 tuổi: 5 ml/lần, ngày 2-3 lần.

- Trẻ từ 7 tuổi đến 15 tuổi: 7,5 ml/lần, ngày 3 lần.

- Trẻ từ 15 tuổi trở lên và người lớn: 15ml/lần, ngày 3 lần.

CÁCH DÙNG: Có thể uống trực tiếp hoặc pha loãng với nước đã đun sôi.

Chú ý: Không dùng sản phẩm cho các đối tượng:

- Người thể hàn, lạnh bụng, đi ngoài.

- Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.

Đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất và phân phối sản phẩm: CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

Hotline: 1800 6612

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc mua hàng trực tuyến qua: //traphacoshop.com/he-tieu-hoa-gan-mat.html

Trẻ bị mẩn ngứa phải làm thế nào?

6 cách chữa nổi mề đay ở trẻ em nhanh chóng hiệu quả an toàn.
Loại bỏ sớm nhất các yếu tố nguy cơ ... .
Chườm lạnh. ... .
Để cơ thể trẻ được mát mẻ, thông thoáng. ... .
Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm và xà bông cho trẻ ... .
Sử dụng nha đam. ... .
Sử dụng thuốc chữa nổi mề đay ở trẻ em..

Trẻ 2 tuổi bị mẩn ngứa phải làm sao?

Rửa những nốt mẩn ngứa cho trẻ bằng nước ấm, tránh dùng xà phòng hay hóa chất tẩy rửa. Không được để cho trẻ gãi mạnh lên vùng da bị mẩn ngứa, sẽ khiến da bị tổn thương và tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập dễ dàng. Tuyệt đối không cho trẻ ăn hay tiếp xúc với hải sản, trứng hay các chất tẩy rửa…

Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ bôi thuốc gì?

Đối với các sẩn ngứa có thể sử dụng thuốc corticosteroid bôi. Tùy vào vị trí và mức độ tổn thương mà các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể. Ngoài ra, có thể bôi thêm dưỡng ẩm, sử dụng thuốc kháng histamin uống để trẻ giảm ngứa gãi.

Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa phải làm sao?

7 cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa.
Tắm cho bé bằng nước ấm..
Sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh..
Massage để chăm sóc da cho trẻ sơ sinh. ... .
Lựa chất vải mềm khi chăm sóc da cho trẻ sơ sinh. ... .
Thay tã cho bé thường xuyên. ... .
Duy trì nhiệt độ phòng mát mẻ ... .
Chọn nước giặt kỹ để chăm sóc da cho trẻ sơ sinh..

Chủ Đề