Nhà 1 tầng ép cọc bao nhiêu tấn

Đối với hạng mục ép cọc bê tông hiện nay thì có rất nhiều tiêu chí quan trọng cần phải đáp ứng. Nhằm đảm bảo chất lượng nền móng nhà ở tối ưu nhất cũng như là đảm bảo độ an toàn tối đa. Vậy ép cọc bao nhiêu là đủ tải đối với từng dạng công trình khác nhau? Khi ép cọc cần lưu ý đến những vấn đề gì? Đây là những vấn đề mà Ép cọc Tuyến Thủy cung cấp ở bài viết. Mong rằng sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc. 

Nội dung bài viết :

1. Ép cọc bao nhiêu là đủ tải cho công trình xây dựng?

Ép cọc bê tông cho các công trình xây dựng cần phải đảm bảo rất nhiều tiêu chí về chất lượng cũng như an toàn lao động. Ví dụ như khoảng cách từ cọc đến tường nhà bên cạnh, khoảng cách giữa các cọc với nhau,  chất liệu cọc,…. Và một tiêu chí cực kỳ quan trọng không thể bỏ qua, đó chính là ép cọc bao nhiêu là đủ tải đối với từng kiểu công trình xây dựng. 

Tất nhiên rồi, bởi vì mỗi công trình xây dựng cần khả năng chịu tải trọng khác nhau. Cần tính toán thông số ép cọc cụ thể để đảm bảo độ bền vững tối đa. Ví dụ như nhà ở 1 tầng thì khác với nhà ở nhiều tầng. Nhà ở sẽ khác so với tòa nhà. Nếu không đảm bảo thì có thể gây nên lún, sạt lở. Điều này cực  kỳ nguy hiểm cho những người ở bên trong công trình. Vậy cụ thể ép cọc bao nhiêu là đủ tải đối với từng dạng công trình khác nhau?  

  • Nhà 2 tầng ép bao nhiêu tấn? Đối với nhà ở 2 tầng thì nên đảm bảo lực ép khoảng 40 tấn. Đi kèm đó là nên chọn loại cọc 200×200 hoặc cọc 250×250. 
  • Nhà 3 tầng ép bao nhiêu tấn?  Đối với nhà ở 3 tầng thì nên đảm bảo lực ép khoảng 50 tấn.  Đi kèm đó là chọn loại cọc 200×200 hoặc cọc 250×250 – Loại cọc này tương tự như nhà 2 tầng. 
  • Nhà 4 tầng ép bao nhiêu tấn? Cụ thể là với lực ép từ 40 – 50 tấn thì chọn loại cọc 200×200. Còn nếu lực ép 50 – 60 tấn thì chọn loại cọc 250×250 là hợp lý.
  • Nhà 5 – 7 tầng ép bao nhiêu tấn? Đảm bảo lực ép linh động trong khoảng từ 40 – 60 tấn. Còn kích thước cọc là 200×200 hoặc 250×250. Cụ thể như thế nào thì còn phụ thuộc vào từng công trình cụ thể.
  • Nhà trên 7 tầng ép bao nhiêu tấn? Đảm bảo lực ép từ 60 cho đến 90 tấn. Còn kích thước cọc khoảng 250×250 hoặc 300×300 là phù hợp nhất.

Tùy quy mô mà đảm bảo thông số tải trọng khác  nhau cho từng công trình xây dựng

Trên đây chính là thông tin về ép cọc bao nhiêu là đủ tải đối với từng quy mô công trình cụ thể. Song tất nhiên là có sự biến đổi thêm đối với từng công trình cụ thể khi xây dựng. Chính vì thế nên đòi hỏi bạn cần được tư vấn kỹ lưỡng hơn bởi đội ngũ chuyên nghiệp về lĩnh vực này. 

2. Một số lưu ý khi ép cọc bê tông bạn nên biết

Khi ép cọc bê tông, ngoài việc đảm bảo tiêu chí về chất lượng như tải trọng, kỹ thuật ép,… thì bạn còn cần lưu ý một số vấn đề khác. Cụ thể như sau:

  • Chọn đơn vị ép cọc đáng tin cậy, uy tín với  đội ngũ chuyên nghiệp và máy móc phục vụ hiện đại, đạt chuẩn chất lượng.
  • Luôn theo dõi sát sao suốt quy trình ép cọc của nhà thầu. Đảm bảo mọi thứ đúng tiến độ và đúng theo những thông tin kỹ thuật trình bày trong bản vẽ ban đầu. 
  • Đảm bảo chi phí hợp lý và thống nhất cụ thể ngay từ đầu. Có hợp đồng lao động đầy đủ. 

Trên đây chính  là một số lưu ý dành cho bạn quan  tâm đến khi thi công ép cọc bê tông cho công trình. Những lưu ý trên cần được đảm bảo nghiêm ngặt để hạn chế những sai hỏng có thể xảy ra xuyên suốt quá trình. Bởi vì một khi sai hỏng xảy ra, không chỉ giảm chất lượng và tính thẩm mỹ của thành phẩm. Mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của công trình về lâu về dài. 

Ép cọc bê tông đáng tin cậy tại Ép cọc Tuyến Thủy TP HCM

3. Ép cọc bê tông uy tín và đảm bảo chất lượng tại Ép cọc Tuyến Thủy

Bạn đọc muốn thuê dịch vụ thi công ép cọc bê tông từ A đến Z có thể liên hệ trực tiếp cho Ép cọc Tuyến Thủy để được tư vấn tất tần tật. Ép cọc Tuyến Thủy là đơn vị uy tín trong việc ép cọc hiện nay cho các công trình tại TP HCM cũng như các tỉnh thành lân cận. 

Chúng tôi có đội ngũ nhân công chất lượng cao, trang bị máy móc hiện đại đầy đủ cùng với quy trình dịch vụ hết sức chuyên nghiệp. Luôn đặt chất lượng thành phẩm cuối cùng và trải nghiệm của khách  hàng làm yếu tố then chốt. Đặc biệt là chi phí sản phẩm, dịch vụ cũng phải chăng.  

Liên hệ nhanh cho Ép cọc Tuyến Thủy để được tư vấn thêm chi tiết  nhé! Cảm ơn vì đã đón đọc thông tin liên quan  đến ép cọc bao nhiêu là đủ tải. 

Xây dựng nhà ở là việc trọng đại trong cuộc đời mỗi con người, với mong muốn có một ngôi nhà đẹp và bền vững theo thời gian các gia chủ thường gửi cho chúng tôi rất nhiều câu hỏi cần tư vấn. Các câu hỏi chủ yếu liên quan tới chi phí xây nhà, kết cấu móng, mái ra sao cho phù hợp. Câu hỏi “Nhà 3 tầng ép cọc bao nhiêu tấn” hay “nhà 3 tầng có cần ép cọc hay không” cũng được rất nhiều chủ đầu tư đặt cho chúng tôi. Để giảm bớt sự lo lắng cho khách hàng, chúng tôi sẽ giải đáp các câu hỏi này trong bài viết ngày hôm nay.

Móng cọc là gì?

Trước tiên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu khái niệm móng cọc là gì? Móng cọc là loại móng được đặt trên các đầu cọc tạo thành các nhóm cọc liên kết với đài và giằng móng tạo thành khối móng vững chắc. Móng cọc được ví như bộ rễ chùm của thực vật, giúp giữ cho công trình nhà ở vững chãi, bền vững. Móng cọc bao gồm 2 thành phần là đại cọc và một/một nhóm cọc. Hệ thống cọc hoạt động với mục đích chuyền tải trọng thông qua các lớp chịu nén yếu hoặc nền đất yếu. Móng cọc gồm có 2 loại là móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chúng tôi tư vấn cho gia chủ sử dụng loại móng phù hợp.

Bản vẽ mặt bằng móng cọc cho nhà 3 tầng

+ Móng cọc đài cao là loại móng có đài cao hơn mặt đất. Chiều sâu của móng nhỏ hơn chiều cao của cọc. Móng cọc đài cao phải chịu tác động của cả 2 tải trọng uốn nén, toàn bộ tải trọng đứng và ngang đều tác động lên hệ thống cọc.

+ Móng cọc đài thấp là loại móng có đài cọc nằm dưới mặt đất. Móng cọc được đặt ít nhất ở độ sâu tối thiểu. Đây là loại móng cọc được đặt, bố trí sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực của đất.

Nhà 3 tầng có cần ép cọc không?

Bản vẽ mặt bằng móng cọc của nhà biệt thự 3 tầng ở Thanh Oai - Hà Nội

Khi nào thì dùng móng cọc? Móng cọc được khuyến cáo dùng cho nhà có tải trọng lớn, địa hình phức tạp, nền đất yếu như ao hồ, đất mượn, đất vượt,….

Nhà 3 tầng có cần ép cọc không? Phải nói rằng móng cọc giúp cho công trình trở nên chắc chắn và bền vững hơn rất nhiều tuy rằng kinh phí khi sử dụng móng cọc sẽ tốn kém hơn so với các loại móng khác. Nhà 3 tầng cần sử dụng ép cọc trong các trường hợp sau:

+ Nhà 3 tầng cần dùng móng cọc nếu nằm trên phần đất nền bị tác động bởi ao, hồ, sông, biển,…

+ Nhà 3 tầng nằm trong khu vực có mực nước ngầm cao

+ Nhà 3 tầng cần sử dụng cọc ép nếu khu vực xây dựng có một kênh nước hoặc hệ thống thoát nước sâu gần đó.

+ Nhà 3 tầng có tải trọng lớn

Xem thêm: Mẫu nhà 3 tầng 5x15m hiện đại 

Nhà 3 tầng ép cọc bao nhiêu tấn?

Cùng giải đáp thắc mắc: Nhà 3 tầng ép cọc bao nhiêu tấn qua bản vẽ chi tiết mặt bằng móng

Hiện nay đa phần các công trình xây dựng đều có bản vẽ thiết kế được các kiến trúc sư, đội ngũ kỹ sư kết cấu có chuyên môn tư vấn sử dụng loại cọc phù hợp đảm bảo lực ép cũng như sức chịu tải của tòa nhà. Thông thường các ngôi nhà 3 tầng sử dụng loại cọc 200x200 hoặc cọc 250x250 và thi công chủ yếu bằng máy neo thủy lực vì lực ép của chúng trong khoảng 40 đến 50 tấn.

Số lượng cọc trên một đài phụ thuộc vào tải trọng truyền vào đầu cột, độ sâu chôn móng, tuy nhiên độ sâu chôn móng không ảnh hưởng quá lớn đến việc quyết định số lượng cọc nên việc tính toán số lượng cọc được giả định như sau:

Tải trọng tường, tải trọng sàn, tải trọng động do quá trình sử dụng tổng cộng = 1,2-1,5 tấn/m2 x diện tích tải của cột x hệ số moment 1,2 x số tầng.

Ví dụ: tính số cọc 200x200 có sức chịu tải 20 tấn/ đầu cọc, chó cột có diện chịu tải 20m2 [5*4]. Dó đó số cọc = 1,2x1,2x5x20=144 tấn/20 = 7,2 cọc => chọn 8 cọc.

Sức chịu tải của cọc 200x200 = 20T nghĩa là đầu cọc chịu được tải trọng tĩnh là 20T, tải trọng động là tải trọng dồn lên đầu cọc trong quá trình thi công bản vẽ kết cấu móng cọc nhà dân, tải trọng động thường bằng 2-3 lần tải trọng tĩnh, đó cũng chính là tải trọng ép lên đầu cọc. Vì vậy tải trọng động ép lên đầu cọc 200x200 là 20x2T – 20x3T = 40-60T.

Khi chọn máy ép cọc thì lực ép phải lớn hơn 15% tải trọng động vì thế máy ép cọc phải lớn hơn hoặc bằng 75T mới hợp lý. Khi ép cọc sẽ có một bảng quy đổi từ đồng hồ ép ra số tấn thực tế ép được, chỉ cần xem chỉ số trên đồng hồ là có thể tự giám sát được công trình của bạn.

Tìm hiểu: nhà 2 tầng 4 phòng ngủ hiện đại

Cách tính chi phí làm móng ép cọc nhà 3 tầng?

Bản vẽ chi tiết móng cọc của biệt thự 3 tầng ở Hưng Yên

Cách tính chi phí làm móng nhà là một trong những điều mà bất cứ gia chủ nào cũng băn khoăn tìm hiểu trước khi bắt tay vào thi công xây dựng. Bởi móng nhà là bộ phận quan trọng của ngôi nhà, nó là nền móng của một công trình chịu toàn bộ tải trọng phía bên trên. Móng nhà có cố định bền vững và chắc chắc thì ngôi nhà mới đảm bảo được ổn định và trường tồn theo thời gian. Móng nhà nằm sâu dưới mặt đất, tùy theo tải trọng của công trình, địa chất khu vực mà móng sẽ có kích thước và hình dạng khác nhau. Đối với các ngôi nhà 3 tầng ở nền đất yếu thông thường được chúng tôi tư vấn lựa chọn loại móng ép cọc. Vậy chi phí làm móng ép cọc nhà 3 tầng hết khoảng bao nhiêu tiền?

+ Chi phí làm móng cọc [ép tải] =: [250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] x [nhân công ép cọc thường là 20.000.000đ] + [hệ số đài móng: 0,2x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô].

+ Chi phí làm móng cọc [khoan nhồi] = [450.000 đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] +[hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô]

Để dễ hiểu hơn chúng tôi xin đưa ra ví dụ tham khảo dưới đây:

Ví dụ 3: Bạn muốn xây nhà có kích thước mặt tiền 5m, chiều sâu 20m, móng cọc ép tải với số lượng 15 tim, chiều dài cọc 9m thì cách tính chi phí làm móng nhà như thế nào?

Chi phí làm móng cọc ép tải là: [250.000x30x9] + 20.000.000 + [0.2x[100+20]x3.000.000 = 159.500.000

Chi phí làm móng cọc khoan nhồi là: [450.000x30x9]+[ 0.2x[100+20]x3.000.000] = 193.500.000

Lưu ý: Đơn giá trên được tính ở khu vực thành phố Hà Nội, ở những tỉnh thành khác trong cả nước giá vật tư, nhân công sẽ khác nhau do đó cách tính chi phí lam móng nhà sẽ có chi phí khác nhau.

Nếu bạn cần cách tính chi phí làm móng nhà chính xác để dự trù kinh phí xây dựng thì có thể gửi kích thước nhà, loại móng nhà mong muốn làm, địa chỉ nhà bạn ở phần bình luận [comment] phía dưới, chúng tôi sẽ gửi lại bạn chi phí làm móng của ngôi nhà gia đình bạn.

Trên đây là chia sẻ của kiến trúc sư Angcovat để có lời giải cho câu hỏi nhà 3 tầng ép cọc bao nhiêu tấn. Hy vọng những hướng dẫn cơ bản của chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng giải đáp được các câu hỏi liên quan tới móng nhà 3 tầng.

Nếu quý vị có nhu cầu tư vấn thiết kế nhà ở, biệt thự, thi công trọn gói vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline để được hỗ trợ.

Chủ Đề