Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân

Khi quyền sở hữu công nghiệp được xác lập, Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu. Tuy nhiên, hiện nay vấn nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra phổ biến, gây tổn hại tới lợi ích của chủ sở hữu. Để thực thi quy định của pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp Nhà nước quy định các biện pháp để chủ sở hữu tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình cũng như sự can thiệp của cơ quan quyền lực nhà nước. Dù quyền sở hữu trí tuệ thuộc đối tượng nào: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng…cũng được pháp luật bảo hộ. Bởi lẽ quyền sở hữu trí tuệ có giá trị lớn nên trong thực tế xảy ra nhiều trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức hợp pháp để bảo vệ các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không những ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà còn giải quyết vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và xử lý vấn đề bồi thường thiệt hại.
Chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể lựa chọn để áp dụng trong những trường hợp nhất định. Có hai phương thức để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể:

Biện pháp bảo vệ do chủ thể tự bảo vệ [Theo quy định Điều 198 Luật SHTT], áp dụng các biện pháp sau: - Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; - Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Phương thức 2:

Biện pháp bảo vệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, bao gồm:

a] Biện pháp hành chính

Là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Các hành vi vi phạm hành chính này được quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, VLC xin trích dẫn một số hành vi vi phạm như sau: + Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; + Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó; + Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ; + Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này. + Vi phạm quy định về thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; + Vi phạm quy định về chỉ dẫn bải hộ quyền sở hữu công nghiệp + Vi phạm quy định về đại diện sở hữu công nghiệp

Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của mỗi hành vi vi phạm hành chính này mà sẽ bị xử phạt hành chính bằng: hình phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền và có thể áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung, sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung văn bằng bảo hộ tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy giấy tờ, tài liệu giả mạo.

b] Biện pháp hình sự

Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Ví dụ một số tội sau: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Tội lừa dối khách hàng; Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp…

c] Biện pháp dân sự

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Nó được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự.

Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Như vậy, tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà chủ thể có hành vi vi phạm có thể bị áp dụng các biện pháp khác nhau để xử lý.

Nếu quý khách cảm thấy khó khăn trong vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các chuyên gia của V.L.C sẵn sàng hỗ trợ bằng dịch vụ chuyên nghiệp.

V.L.C - Chất lượng chuyên nghiệp giải pháp tối ưu!
Đến với
V.L.C Quý khách không đi lại, không đợi chờ được tư vấn và thực hiện tận nơi!

 

Ở Việt Nam, quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản của công dân. Quyền sở hữu là vấn đề xương sống của luật dân sự, là tiền đề của các quan hệ pháp luật dân sự về tài sản. Bộ luật dân sự của Việt Nam coi đây là chế định cơ bản cần tập trung quy định, làm cơ sở cho việc quy định các chế định khác như hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế...

Theo Điều 158 BLHS 2015 quy định như sau : “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”, trong đó :

  • Quyền chiếm hữu.Theo cách hiểu thông thường nhất thì chiếm hữu là sự nắm giữ, chi phối vật về mặt thực tế. “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản”. Trong đó, chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
  • Quyền sử dụng theo điều 189 BLDS 2015 quy định : “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”. Hay nói cách khác, quyền sử dụng là quyền khai thác những lợi ích mang lại từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Quyền định đoạt theo Điều 192 BLDS 2015 quy định “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản”. Trong đó quyền định đoạt có thể thực hiện bằng hai cách: quyết định số phận về mặt thực tế hoặc quyết định số phận về mặt pháp lý của tài sản.

II. Bảo vệ quyền sở hữu

Quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản, quan trọng nhất của công dân, nên pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng đều có những quy định để bảo vệ quyền sở hữu. Điều 32 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “ Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”.

Theo lý luận truyền thống của luật dân sự thì bảo vệ quyền sở hữu được hiểu là những biện pháp trong khuôn khổ pháp luật tác động đến hành vi xử sự của con người, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu, khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu. Còn phương thức bảo vệ quyền sở hữu là cách thức mà Nhà nước và chủ sở hữu sử dụng để bảo vệ chủ sở hữu khỏi những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu, khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu. Quyền sở hữu được bảo vệ bằng các biện pháp hình sự, hành chính hay dân sự.

BLDS năm 2015 đã dành hẳn Chương XI [Mục 2] bao gồm 8 điều từ 163 đến điều 170 để quy định về bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. Ngoài ra, quy định về bảo vệ quyền sở hữu còn nằm rải rác ở một số điều khác. Theo đó, chủ sở hữu có quyền bảo vệ quyền sở hữu thông qua các phương thức sau:

  • Tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu;
  • Yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

III. Luật sư tư vấn bảo vệ quyền sở hữu tài sản

  • Tư vấn pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu;
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ chủ chủ sở hữu tài sản;
  • Tư vấn quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt tài sản củ chủ sở hữu theo quy định Bộ luật Dân sự 2015.
  • Tư vấn quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ Luật Dân Sự 2015;
  • Tư vấn thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản và căn cứ xác lập quyền sở hữu;
  • Tư vấn các phương thức bảo vệ quyền sở hữu tài sản.

IV. Liên hệ luật sư tư vấn luật dân sự

Lĩnh vực tư vấn luật dân sự về tài sản là một trong những lĩnh vực mà chúng tôi tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu. Lĩnh vực này do nhóm Luật Sư Dân sự phụ trách tư vấn, soạn thảo và giải quyết tranh chấp. Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi, Văn phòng luật sư Quang Thái cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho khách hàng. Đồng thời, chúng tôi sẽ thực hiện việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách.

Địa chỉ: 12 Mạc Đỉnh Chi, Phường Đa kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Video liên quan

Chủ Đề