Nhà thầu đường sắt trên cao nhổn - ga hà nội

Tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội đoạn qua quận Bắc Từ Liêm. Ảnh: Phan Chính 

Cụ thể, UBND TP.Hà Nội yêu cầu Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội căn cứ nội dung kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm: Rà soát lại trách nhiệm của tư vấn Systra trong việc thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng trọn gói trước khi điều chỉnh, để xác định chi phí thuộc trách nhiệm phần lỗi của tư vấn Systra, thực hiện giảm trừ khi quyết toán.

Rà soát trách nhiệm vật chất của các đơn vị tư vấn có liên quan trong quá trình thực hiện dự án, gây chậm trễ kéo dài, dẫn đến phát sinh tăng chi phí và thực hiện việc giảm trừ khi quyết toán hợp đồng.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1,176 triệu Euro [khoảng 33.000 tỷ đồng] trong đó vốn vay ODA 899,68 triệu Euro [khoảng hơn 25.000 tỷ đồng] từ Chính phủ Pháp, Cơ quan Phát triển Pháp – AFD, Ngân hàng đầu tư Châu Âu [EIB] và Ngân hàng phát triển Châu Á [ADB]. Vốn đối ứng trong nước gần 280 triệu Euro [khoảng 7.800 tỷ đồng] lấy từ ngân sách thành phố Hà Nội.

Lãnh đạo UBND TP.Hà Nội chỉ đạo, các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý việc thực hiện hợp đồng của tư vấn Systra để nâng cao chất lượng nhân sự tham gia dự án. Yêu cầu tư vấn hoàn thành các công việc của hợp đồng trọn gói trong thời gian đã dự kiến.

Trong trường hợp chưa hoàn thành nhiệm vụ quy định trong hợp đồng, tư vấn cũng không được yêu cầu phát sinh thêm chi phí. Tổ chức giám sát chặt chẽ thời gian làm việc của nhân sự theo đúng hợp đồng. Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm hiệu quả.

Chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành TP và các đơn vị có liên quan để đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn chỉnh khung chính sách, chỉ dẫn kỹ thuật hệ thống vé để làm căn cứ áp dụng, thực hiện theo quy định. Khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục phê duyệt định mức, đơn giá đặc biệt yêu cầu về quản lý đầu tư xây dựng và theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, lãnh đạo TP.Hà Nội yêu cầu, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc nhà thầu thi công thực hiện đúng hợp đồng đã ký, kiểm soát chặt chẽ vật liệu đầu vào, quy trình thi công, tiến độ, đảm bảo chất lượng và tuyệt đối an toàn trong thi công, vệ sinh môi trường trong thi công.

Hà Nội vừa yêu cầu dự án có tổng mức đầu tư 36.000 tỷ đồng loại bỏ nhà thầu không tuân thủ quy định trong thi công

Trước những sai phạm theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, lãnh đạo UBND TP.Hà Nội kiên quyết định chỉ thi công đối với nhà thầu thi công không tuân thủ phương án thi công phê duyệt.

Cùng với đó, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan của thành phố và UBND các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm trong công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tái định cư để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công các gói thầu, cũng như tiến độ tổng thể dự án.

Chủ động kiểm tra, rà soát và xây dựng phương án khắc phục tồn tại, yếu kém, kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Yêu cầu Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội trên cơ sở những sai phạm, tồn tại, hạn chế Thanh tra Chính phủ đã kết luận để chấn chỉnh công tác quản lý, đầu tư dự án, không để xảy ra sai phạm...

UBND TP.Hà Nội giao ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, sở KH&ĐT, sở Quy hoạch - Kiến trúc, thanh tra TP.Hà Nội kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân qua các thời kỳ có liên quan đến vi phạm nêu tại kết luận Thanh tra trên. Đồng thời, có biện pháp xử lý đối với tập thể, cá nhân trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tuyến đường sắt đô thị số 3 chạy trên đường dành riêng với tổng chiều dài tuyến chính khoảng 12.5 km, bao gồm:

+ Điểm bắt đầu: Ga đầu Nhổn [huyện Từ Liêm] + Điểm cuối: Ga cuối ga đường sắt Hà Nội nằm trên đường Trần Hưng Đạo [phía trước ga Hà Nội] + Đoạn đi trên cao: khoảng 8.5 km + Đoạn đi ngầm: khoảng 4 km + Ga: 12 ga bao gồm 8 ga trên cao [ga S1 đến ga S8] và 4 ga ngầm [ga S9 đến ga S12], trong đó có 2 ga kết nối trung chuyển.

+ Đề-pô: rộng khoảng 15 ha [tại các xã Minh Khai & Tây Tựu, huyện Từ Liêm].

+ Đường sắt đôi 1435mm, ray/ghi tiêu chuẩn Châu Âu UIC 60 hoặc tương đương.

+ Phương tiện vận tải: đầu máy toa xe lựa chọn loại có kích thước "trung bình" - loại B [theo tiêu chuẩn Châu Âu] có chiều rộng khoảng từ 2,75m đến 3,00 m; Cấu thành tối đa của đoàn tàu là 5 toa, chiều dài khoảng 100m tương ứng với công suất khoảng 1.200 hành khách.

Nhà thầu thi công ga và tuyến ngầm đòi bồi thường 114,7 triệu USD, nếu hòa giải không thành, có thể phải giải quyết tại tòa Trọng tài quốc tế.

  • Tàu điện đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội bắt đầu chạy thử nghiệm

Mới đây, thông tin từ đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội [MRB] cho biết, một trong những vướng mắc khiến Dự án đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội bị chậm tiến độ là vấn đề khiếu nại của nhà thầu.

Cụ thể, do việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng đến nay và hiện vẫn tồn tại chậm xử lý đối với nhà 23 Quốc Tử Giám và phê duyệt chính sách đền bù, hỗ trợ tạm cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi tuyến hầm nên Nhà thầu HGU đã gửi 3 khiếu nại yêu cầu Ban quản lý dự án bồi thường với tổng chi phí là 114,7 triệu USD. Đồng thời, đề nghị chấp thuận thanh toán nếu không sẽ không thể tiếp tục thực hiện công việc và sẽ tiến hành các thủ tục khiếu nại lên Trọng tài quốc tế.

Đoàn tàu Nhổn-Ga Hà Nội chạy thử nghiệm trên đường ray.

Điều đáng chú ý, nhà thầu đã giảm khối lượng công việc trên công trường kể từ tháng 6 năm 2021 và đã có văn bản số HGU-MLT-00459-21-E/V ngày 26/ 6/ 2021 thông báo tạm dừng công việc. Nhà thầu đã yêu cầu thành lập Ban giải quyết tranh chấp [DB], Ban Quản lý dự án cũng đã cử thành viên đại diện chủ đầu tư để tiến hành hòa giải theo quy định của hợp đồng.

Hiện nay, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đang xem xét thành lập Ban xử lý tranh chấp để xử lý các khiếu nại và tháo gỡ các vướng mắc về khiếu nại của nhà thầu thi công gói CP03 [thi công hầm và các ga ngầm].

Chính phủ cũng đang xem xét để chỉ đạo UBND TP Hà Nội, các bộ, ngành rà soát cụ thể các khó khăn, vướng mắc của Dự án nhằm kịp thời tháo gỡ, thúc đẩy tiến độ thực hiện Dự án.

Phạm Huyền

Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội có chiều dài 12,5km, gồm 8,5km đi trên cao và 4km đi ngầm, được chia thành 9 gói thầu chính. Dự án được khởi công từ tháng 6/2010 và ban đầu dự kiến hoàn thành vào năm 2017.

Đây là tuyến đường sắt đô thị thí điểm của Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội do UBND TP. Hà Nội quyết định với tổng mức đầu tư 1.176 triệu Euro [tương đương 32.910 tỷ đồng].

Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội 10 năm thi công vẫn chưa hoàn thành

Đến nay, sau hơn 10 năm thi công mới đạt 62% tổng khối lượng, trong đó đoạn đi trên cao đạt 73,28%. Do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi công nên dự án được điều chỉnh tiến độ thực hiện từ 2018-2022.

Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội [đại diện chủ đầu tư], do dự án kéo dài, phát sinh thời gian so với hợp đồng nên các nhà thầu quốc tế yêu cầu chủ đầu tư là UBND TP. Hà Nội bổ sung khoản chi phí khá lớn.

Cụ thể, từ đầu năm 2018, nhà thầu Công ty TNHH Dealim [Hàn Quốc] đề nghị bổ sung 19,1 triệu USD đối với gói thầu tuyến đoạn trên cao, sau đó được tạm chốt còn 6,6 triệu USD. Lý do gói thầu kéo thời thời gian thực hiện là 26,5 tháng, do chậm bàn giao mặt bằng khoảng 18 tháng so với cam kết.

Nhà thầu Posco E&C [Hàn Quốc] đề nghị bổ sung 7,22 triệu USD đối với gói thầu các ga trên cao [hiện các bên liên quan đang đàm phán], do kéo dài thời gian thực hiện thêm 24 tháng. Còn nhà thầu Colas Rail [Pháp] yêu cầu bổ sung 1,47 triệu EUR đối với gói thầu hệ thống đường sắt 2 do kéo dài thời gian thực hiện thêm 21 tháng so với hợp đồng gốc...

Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết đã cùng các tư vấn đã tiến hành rà soát và đàm phán rất nhiều lần với các nhà thầu về vấn đề này. Bên cạnh đó, các khó khăn, vướng mắc khác như tính chất đặc thù trong công tác đấu thầu; kế hoạch vốn ODA hàng năm không được bố trí đủ làm chậm trễ thanh toán cho các nhà thầu dẫn đến tiến độ thi công bị ảnh hưởng.

Việc điều chỉnh tiến độ dự án thực hiện hợp đồng được thực hiện theo quy định theo pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định hiện hành chưa có hướng dẫn chi tiết việc tính toán chi phí phát sinh khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng.

“Nguồn vốn bổ sung được lấy từ chi phí dự phòng của gói thầu hoặc chi phí còn dư sau đấu thầu của gói thầu. Vì vậy, không làm tăng dự toán gói thầu cũng như tổng mức đầu tư đã được UBND TP. Hà Nội phê duyệt, nên không bị đội vốn” - đại diện Ban Quản lý dự án cho biết thêm.

Được biết, mới đây UBND TP.Hà Nội có công văn gửi các Bộ, ngành liên quan đề nghị hướng dẫn việc bổ sung chi phí do kéo dài thời gian các gói thầu xây lắp thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội do việc bổ sung chi phí thực hiện các gói thầu như trên chưa có quy định và chưa có tiền lệ.

Châu Như Quỳnh

Video liên quan

Chủ Đề