Nhân viên điều hành bưu cục là gì năm 2024

Trong lĩnh vực logistics, thuật ngữ giao nhận dùng để chỉ hoạt động thay mặt chủ hàng để chuyển hàng đến người nhận.

Trạm giao nhận [còn gọi là trạm trung chuyển, bưu cục, hub,…] là một nơi trung chuyển hàng hóa, có nhiệm vụ:

  • Tập kết, gom hàng hóa khách gửi hoặc hàng giao không thành công để chuyển đi
  • Tiếp nhận, lưu trữ các hàng hóa cần giao cho người nhận
  • Phân chia hàng cho nhân viên giao nhận đi giao cho khách

Người chịu trách nhiệm cao nhất tại các trạm giao nhận, quản lý điều hành nhân viên làm việc tại trạm giao nhận gọi là quản lý trạm giao nhận. Quản lý trạm giao nhận hay còn gọi là trưởng bưu cục, quản lý trạm trung chuyển, quản lý hub,…

Mục tiêu nghề nghiệp của quản lý trạm giao nhận là đảm bảo hoạt động của trạm giao nhận đạt được các mục tiêu của tổ chức giao phó. Chẳng hạn như mục tiêu không có hàng hóa bị thất lạc, tỷ lệ hàng hóa giao thành công cho khách đạt 90%, hàng hóa giao không thành công chuyển hoàn đúng thời hạn đạt 100%,…

2. Nghề quản lý trạm giao nhận làm công việc gì ?

Tùy theo mỗi loại hình tổ chức, quản lý trạm giao nhận có thể làm các công việc như sau:

– Công tác chuyên môn nghiệp vụ:

  • Lập kế hoạch tiếp nhận hàng đến và chuyển hàng đi
  • Bố trí mặt bằng, trang thiết bị, nhân sự để bốc xếp hàng đến và chuyển hàng đi
  • Giám sát việc phân chia hàng hóa cho nhân viên giao nhận, giám sát tiến độ giao hàng hóa, đảm bảo không có đơn hàng sót, đơn hàng giao trễ
  • Giám sát an ninh hàng hóa,
  • Quản lý việc giao nộp tiền thu hộ của nhân viên giao nhận

– Công tác quản lý nhân sự:

  • Phân công công việc, sắp xếp ca làm việc cho nhân viên trạm giao nhận
  • Thực hiện chấm công, tính năng suất cho nhân viên trạm giao nhận
  • Truyền thông các chế độ, chính sách của công ty đến nhân viên trạm giao nhận
  • Phối hợp với bộ phận nhân sự tuyển dụng nhân viên
  • Đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viện trạm giao nhận
  • Tiếp nhận xử lý các ý kiến của nhân viên và báo cáo cấp trên có hướng xử lý

– Công tác hành chính:

  • Trình báo, phối hợp chính quyền xử lý các sự cố như mất trộm, mất hàng, nhân viên giao hàng bị cướp,…
  • Thực hiện báo cáo công việc định kỳ và đột xuất
  • Báo cáo, giám sát việc sửa chữa các hư hỏng tại trạm giao nhận
  • Đề xuất mua sắm văn phòng phẩm, trang thiết bị phục vụ công việc
  • Xây dựng quy trình làm việc
  • Lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định

3. Các yêu cầu nghề nghiệp khi làm nghề quản lý trạm giao nhận ?

Đối với vị trí quản lý trạm giao nhận, nhà tuyển dụng thường yêu cầu:

– Về trình độ: tối thiểu tốt nghiệp trung cấp trở lên, thường không yêu cầu tốt nghiệp ngành nghề cụ thể nào

– Về kinh nghiệm: ưu tiên người có kinh nghiệm về quản lý giao nhận, quản lý kho, hoặc người có kinh nghiệm về giao nhận

– Độ tuổi: thường từ trên 22 tuổi

4. Nghề quản lý trạm giao nhận phát triển sự nghiệp như thế nào ?

Người quản lý trạm giao nhận có các hướng phát triển như sau:

– Thăng tiến lên chức vụ cao hơn trong tổ chức hiện tại làm việc, ví dụ chức quản lý vùng, trưởng bộ phận giao nhận, Giám đốc/phó giám đốc,…

– Tìm cơ hội chuyển sang làm việc tại các tổ chức khác với các chức danh như quản lý kho hàng, quản lý giao nhận, quản lý đội xe,…

– Tự kinh doanh dịch vụ giao nhận theo mô hình nhượng quyền bưu cục

– Tự thành lập công ty giao nhận hàng hóa tại địa phương chuyên giao nhận hàng hóa cho các nhà bán lẻ, bán buôn,…

– Học tập bồi dưỡng chuyên môn để phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực logistic, chuỗi cung ứng: quản lý xuất nhập khẩu, quản lý trung tâm phân phối, quản lý thu mua,…

– Chuyển đổi sang công việc khác: đây cũng là một lựa chọn nếu bạn đã chán ngán công việc giao nhận sau nhiều năm làm việc

5. Nghề quản lý trạm giao nhận thu nhập bao nhiêu?

Thu nhập của quản lý trạm giao nhận trung bình dao động từ 7 – 15 triệu, tùy theo quy mô trạm giao nhận, số lượng đơn hàng xử lý hàng ngày. Thu nhập của họ có thể tăng thêm nếu công ty có chế độ tính lương theo năng suất làm việc hoặc có thâm niên làm việc lâu năm.

6. Nghề quản lý trạm giao nhận làm việc ở đâu ?

Quản lý trạm giao nhận thường làm việc ở:

– Các công ty bưu chính như VN Post, Viettel,

– Các công ty chuyển phát nhanh như Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm,

– Các công ty thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada

– Các cơ sở kinh doanh nhượng quyền bưu cục

– Các hãng vận tải, hãng xe

– Các công ty dịch vụ xuất nhập khẩu

7. Học nghề quản lý trạm giao nhận bằng cách nào ?

Để làm nghề quản lý trạm giao nhận, cách phổ biến nhất là đi lên từ nhân viên giao nhận, hoặc từ quản lý sales hoặc quản lý kho/ thủ kho chuyển qua.

Có một số ngành học phù hợp để làm quản lý trạm giao nhận, đó là:

– Ngành dịch vụ bưu chính hệ cao đẳng, trung cấp

– Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng

– Quản trị kinh doanh

8. Một số khó khăn thử thách với nghề quản lý trạm giao nhận

Sau đây là liệt kê một số khó khăn, thách thức người làm nghề quản lý trạm giao nhận phải đối mặt và xử lý:

Nhân viên hành chính bưu cục là gì?

Nhân viên Bưu tá hoặc nhân viên bưu cục là những người làm việc tại các bưu cục. Công việc của họ là trực tiếp đi giao các thư từ, đơn hàng tới địa chỉ của khách hoặc vận chuyển hàng hóa từ bưu cục này qua bưu cục khác. Bưu tá là công việc vất vả nhất trong bưu cục.

Nhân viên bưu cục J&T là làm gì?

- Nhận hàng và thu tiền tại bưu cục. - Phân hàng, kiểm tra tình trạng hàng hóa. - Nhập và lưu thông trên hệ thống khi nhập và xuất hàng. - Lập bảng kê hàng ngày .

Nhân viên admin bưu cục là gì?

Mô tả công việcTiếp nhận thông tin và xử lý yêu cầu, thắc mắc phản hồi từ KH. Ghi nhận thông tin vào hệ thống của công ty. Điều phối hàng hoá, quét phát hàng cho Shipper. Kịp thời xử lý tình huống khi có các trường hợp phát sinh.

Giao dịch viên bưu cục là gì?

Là người thực hiện nhiệm vụ tại quầy giao dịch, giải quyết các nhu cầu của khách hàng như: ủy nhiệm quyền thu hộ, chi hộ hàng hóa, rút tiền, nộp tiền, vận chuyển hàng hóa, hạch toán cho các giao dịch của bưu điện được cụ thể hơn.

Chủ Đề