Nhất thế y tam thế suy nghĩa là gì

"Chi phí quan trọng hơn chất lượng, nhưng chất lượng là con đường tốt nhất để giảm chi phí" - Genichi Taguchi

BS Đỗ Hồng Ngọc

Bạn thân,

Chúc mừng bạn đã có đứa con đậu vào trường y năm nay. Đúng như bạn nói, nghề y là một nghề đặc biệt, gần như phải có một « thiên hướng » nào đó mới vào học y chớ không thể coi như là một « đầu tư » để  kiếm lợi về sau. Bệnh viện mở ra liên tục mà lúc nào cũng tràn ngập, cũng « quá tải », cho nên không ít người có đầu óc « làm ăn » đã nghĩ tới chuyện « kinh doanh sức khỏe ». Hẳn là món hời nhất trong các thứ kinh doanh ! Thế nhưng như người xưa thường nói « nhất thế y tam thế suy », làm y thuật mà không có đức, thì một đời giàu ba đời khốn. Hay như dân gian vẫn nôm na : « làm thầy thuốc mà ác đức thì đẻ con không có lỗ đít »!

Ngày xưa thầy chọn đệ tử truyền nghề thuốc phải coi giò coi cẳng rất kỹ, thử thách dài lâu rồi mới truyền, kể cả bí truyền, gia truyền… nên thầy trò rất gắn bó.  Ngày nay, ở các nước người ta chọn sinh viên vào y khoa, ngoài chuyện thi kiến thức còn phải qua phỏng vấn, trắc nghiệm tâm lý để xem có những « phẩm chất » phù hợp không.

Nhớ lại thời tôi thi vào « Y khoa đại học đường Saigon », năm 1962, ngoài các môn thi bình thường lý hóa sinh, ngoại ngữ, còn có thêm 20 câu hỏi kiến thức tổng quát như: Ông tổ nghề Y thế giới là ai? Ông tổ nghề Y Việt Nam là ai?La Sơn Phu Tử là ai?  Ai là thầy thuốc giỏi nhất thời Tam Quốc? Ai là thầy thuốc giỏi nhất thời Đông Chu liệt quốc? Giá gạo trên thị trường bao nhiêu 1 kg? Giá than trên thị trường bao nhiều 1 kg? Thủ đô của Brazil là gì? Nhạc của Igor Stravinsky v.v… Thời đó học Y khoa 7 năm, tốt nghiệp  tiến sĩ y khoa quốc gia [Docteur en Médecine, MD], chỉ số lương lúc ra trường là 720, trong khi các Đại học khác học 4 năm thì chỉ số lương là 420. Trong các môn học còn có môn Nghĩa vụ luận Y khoa [Déontologie médicale] được dạy vào năm thứ Năm, đề chuẩn bị hành nghề sau này, với sự giám sát của Y sĩ đoàn.

Sáng chủ nhật 3-10-2010, Đơn vị Sư phạm Y học và Bộ môn Khoa học hành vi & Giáo dục sức khỏe của trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã phối hợp tổ chức « Bàn tròn » lần đầu tiên dành cho sinh viên năm thứ nhất với chủ đề “Vì sao em chọn học ngành Y? » và « Học y cách nào cho tốt ?». Buổi sinh hoạt sôi nổi, hào hứng, với sự tham gia của một số thầy cô cùng hơn năm mươi sinh viên y khoa. Đặc biệt, có sự hiện diện của TSVS Dương Quang Trung, người sáng lập và là hiệu trưởng đầu tiên của trường  cũng đến chia sẻ những điều tâm huyết với sinh viên.

Tổng hợp từ các phiếu thăm dò nặc danh cho thấy những lý do sinh viên chọn học ngành y như sau : Vì lý tưởng giúp người: 35 ; vì yêu thích, vì muốn chứng tỏ năng lực cá nhân : 25 ; Vì ý muốn của cha mẹ, người thân: 22 ; vì muốn được tôn trọng, vì tò mò, vì nghề y đảm bảo kinh tế, ổn định đời sống, vì ảnh hưởng của phim ảnh [anh em nhà bác sĩ, blouse trắng…] ; Cũng có ý kiến như thích làm giàu, thích có kiến thức rộng, thích được học liên tục ; lại có ý kiến nói thích cực nhọc, thích mổ xẻ, thích vi khuẩn [ !] … ; một em thú thiệt :  « Vì lỡ đậu vào y ».

Năm ngoái, ở bộ môn Khoa học hành vi & Giáo dục sức khỏe, chúng tôi cũng đã tổ chức thăm dò các tân sinh viên ngay ngày đầu tiên lý do tại sao em chọn học y. Có một số ý kiến đáng suy gẫm: Một em bảo vì mẹ em thường xuyên phải vào bệnh viện mà nhân viên trong bệnh viện thường hay làm khó dễ hạch sách. Một em bảo bác sĩ là một nghề được xã hội tôn trọng, sinh viên trường y được nể phục, mà từ đó đến giờ em chưa được ai nể phục cả ! Em khác : « Nghề y là nghề có thu nhập ổn định. Ít chịu tác động của những biến động như khủng hoảng kinh tế. Bác sĩ giỏi thu nhập cũng khá. Bác sĩ dở thu nhập khá hơn !”. Một em viết: “Em thích nghe câu “ không có bác sỹ, chắc chúng tôi không sống được” Wá oai! Quá hạnh phúc. Vậy là chọn!”. Đa số cho rằng bác sĩ là một nghề thiêng liêng và đáng kính trọng, nhất là với một bác sĩ giỏi và tốt. Một em quyết tâm: “Em nhất định sẽ là một bác sĩ tốt, một bác sĩ giỏi”. Một em khẳng định: ”Ước vọng được phục vụ, được yêu thương, được trách nhiệm của một công dân thực sự của đất nước”. Em khác : “Vì nó cho em niềm vui. Mỗi ngày, khi là một bác sĩ, em sẽ biết mình phải làm gì, phấn đấu nỗ lực vì ai và mang lại hạnh phúc cho một người nào đó”. “Có cơ hội được chữa bệnh cứu người, cho trẻ em nghèo không may vì em rất thích con nít.” “Đợt đi tình nguyện vừa rồi, gặp những đứa trẻ khó khăn, bệnh tật”… “Em học ngành y vì chắc chắn 1 điều, xã hội cần có những bác sĩ không chỉ có kiến thức vững chắc mà còn cần phải có y đức, em biết em sẽ là 1 người bác sĩ như vậy”…

Đó, bạn thấy không. Hãy tin tưởng vào tương lai. Thân mến.

Biết cũng không làm được gì

Tôi ra trường đến nay đã 15 năm, chưa nhiều lắm so với các đồng nghiệp nhưng cũng đủ để chiêm nghiệm về câu “sấm” truyền: “Nhất thế y, tam thế suy”. Chỉ ba năm sau khi ra trường vào làm việc ở TP.HCM, tôi đã nhận thấy việc đạo đức đi xuống của nhiều bác sĩ trong quá trình điều trị, trong đó có sự nở rộ của các công ty dược chi hoa hồng cho bác sĩ để được kê toa và tiêu thụ ưu tiên sản phẩm của mình!

Việc làm hết sức tự nhiên và cả hai bên đều nghĩ: “Chẳng có ai biết, mà biết cũng không làm được gì mình”. Một số bạn bè của tôi đã và đang là trình dược viên cho các công ty dược cũng thường xuyên tự hào về cách làm của họ trong các buổi nhậu với bạn bè. Rồi họ dần chỉ cho nhau các chiêu thức hay hơn, kín đáo hơn của các công ty khác.

Hiện nhiều thầy thuốc đang mới “tập làm bác sĩ” [ra trường khoảng năm năm] ở các tỉnh, quận vẫn tự hào: “Anh mà theo khoa sản hiện nay là hốt bạc, sao không làm? Tụi em làm khoa nội, ngoại tiền lương ở bệnh viện chỉ để nhậu một, hai bữa cho vui, còn sống chủ yếu bằng tiền hoa hồng của các công ty dược”. Hằng ngày điện thoại thường réo rắt những cuộc gọi đến từ các công ty dược và những lời hứa hẹn sau cùng là: “Thôi để tháng sau anh cố gắng kê thêm cho”, hay: “Ê! Xem lại thử, nhích lên chút xíu thì dễ làm ăn hơn đó”!

Bán đất, bán nhà mua thuốc

Cách đây 4-5 năm, mẹ tôi từ miền Tây lên TP.HCM khám bệnh và được bác sĩ chẩn đoán bị viêm gan C. Tôi đã lên Internet tìm hiểu và biết được bác sĩ [BS] điều trị cho mẹ tôi rất nổi tiếng trong lĩnh vực này. Mẹ tôi trị ở đó khoảng ba năm thì hết bệnh. Tiền thuốc rất nhiều. Mỗi đơn thuốc khoảng 18 triệu đồng. Mỗi tuần chích một ống thuốc, bốn ống hơn 16 triệu, cộng thêm thuốc viên uống kèm là gần 18 triệu đồng. BS đó kê toa và hướng dẫn mẹ tôi mua thuốc ở nhà thuốc gần bệnh viện. Thật ra thuốc này là do chồng BS đó mang lại. Vì mỗi lần hết thuốc thì nhà thuốc gọi điện thoại, tôi và mẹ tôi ngồi chờ, khoảng 15 phút thì chồng BS mang thuốc lại. Rất đông người mua thuốc loại này ở nhà thuốc đó.

Hầu hết bệnh nhân đều ở tỉnh lên. Trong ba năm đó, tôi thường ngồi chờ và nghe các bệnh nhân, gia đình họ nói chuyện với nhau. Đa số mọi người đều bán đất, bán nhà mới đủ tiền mua thuốc. Có người có con cháu ở nước ngoài nhưng lo cũng không nổi, phải bán nhà mới có tiền trị bệnh. Có nhiều người chỉ mua một ít thuốc, đợi khi có tiền mới lên tiếp. Tôi nhớ có lần có một bác kia là nông dân. Không đủ tiền mua thuốc, bác “ngây thơ” xin mua thiếu 1/4 toa, hứa lần sau lên sẽ trả. Chị bán thuốc [là chủ nhà thuốc] im lặng, tỏ vẻ thông cảm, nhưng chồng chị ta rất khó chịu, cười khinh và đuổi khéo bác kia ra.

Tôi không biết trong bao nhiêu năm trong nghề, người BS đó có biết được những chuyện như tôi vừa kể hay không. Hay cũng biết nhưng vì số tiền hoa hồng khổng lồ mà quên đi đạo đức và lương tâm của người thầy thuốc.

Toa thuốc gấp 4 lần giá trị thực

Tôi từng làm cho một công ty dược, công ty tôi chuyên cung cấp implant khớp háng và khớp gối cũng như nhiều loại đinh, nẹp, ốc vít khác. Trong nghề này để một bộ implant tới được bệnh nhân, thường thì bệnh nhân phải chi số tiền gấp 4 lần giá trị thực của bộ implant đó. Trong đó khoảng 30-50% là chi cho bác sĩ trực tiếp đứng mổ, phần còn lại chi cho những người liên quan như trưởng khoa, giám đốc bệnh viện, tất nhiên dưới nhiều hình thức khác nhau.

Còn bác sĩ trực tiếp đứng mổ thì chi bằng tiền tươi. Có khi vừa rút găng ra là đưa tiền liền. Gặp bệnh nhân giàu có thì không sao, nhưng bệnh nhân nghèo thì thấy thật xót xa. Thiết nghĩ cần phải có cách nào làm giảm bớt tệ nạn này để các bệnh nhân nghèo đỡ vất vả phần nào.

______________

Tin bài liên quan:

Giám sát đơn thuốcĐể giảm bớt nhức nhối "hoa hồng"Giá thuốc tăng cao: Chưa phải "hết thuốc chữa"!Ai quản lý giá thuốc?Xử lý nghiêm các bác sĩ nhận hoa hồngĐề nghị cấm bác sĩ nhận hoa hồng của hãng dược

BS MINH [bsminh@...]

Giao lưu trực tuyến với bác sĩ Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, nhân Ngày Thầy thuốc VN 27-2

Thẳng thắn và trách nhiệm

Chiều 21-2, Báo Người Lao Động đã tổ chức giao lưu trực tuyến với bác sĩ Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM. Nhiều câu hỏi “nóng” liên quan đến ngành y tế được bạn đọc quan tâm gởi đến.

Chúng tôi xin lược ghi những câu hỏi và trả lời tiêu biểu. Do thời gian giao lưu có hạn, những câu hỏi còn lại sẽ được chúng tôi trả lời lần lượt trên Trang Sức khỏe-Tiêu dùng Báo Người Lao Động và Báo Người Lao Động online. Cuộc giao lưu bắt đầu từ 14 giờ và kết thúc lúc 16 giờ. Ngay những câu hỏi đầu tiên, bạn đọc đã bày tỏ bức xúc... Y đức – nỗi trăn trở của cả ngành y tế . Thưa ông Dũng, người xưa nói rằng “Nhất thế y, tam thế suy”, nhưng ngày nay theo tôi phải là “Nhất thế y, tam thế hưng”, nghĩa là hiện nay làm bác sĩ giàu quá, vì có nhiều cách “móc túi” bệnh nhân. Ông có đồng ý với tôi không? [oanhkim9110@...] - Bác sĩ Nguyễn Thế Dũng: Tôi thừa nhận việc bác sĩ làm giàu trên bệnh nhân là một trong những tiêu cực của ngành, và những cá nhân này đúng là “con sâu làm rầu nồi canh”. Tôi rất ray rứt và tìm kiếm những biện pháp để phòng ngừa như tổ chức nói chuyện để những đồng nghiệp hiểu những quy định của ngành, thực hiện kiểm tra, thậm chí thanh tra. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đưa ra những biện pháp để tôn vinh người tốt, việc tốt, đẩy lùi cái xấu. Dĩ nhiên, cũng có cá nhân “lờn” với những biện pháp trên. Vậy nếu phát hiện trường hợp cụ thể, xin bạn đọc báo cho chúng tôi qua đường dây nóng 9.330.807 – 9.309.431, chúng tôi sẽ xử lý đến nơi đến chốn. . Một năm 2005 xảy ra nhiều chuyện không vui cho ngành y liên quan đến y đức, từ thái độ vô trách nhiệm của một bệnh viện [BV] khi để sót gạc trong người bệnh nhân sau khi mổ, đến chuyện móc nối bệnh nhân từ trong ra ngoài, rồi mới nhất là chuyện giải phẫu thẩm mỹ chết người. Là người đứng đầu ngành y tế TP, bác sĩ có thấy rằng y đức ngày nay xuống cấp quá không, trách nhiệm thuộc về ai? [phamnguyen-charles@...] - Tôi không đồng tình với bạn đọc về nhận xét y đức đang xuống cấp quá. Tuy nhiên, tôi cũng rất cám ơn bạn đọc đã quan tâm đến ngành. Thật sự là ngành cũng có nhiều tấm gương tốt để học tập. Hằng năm, vào Ngày Thầy thuốc VN 27-2, chúng tôi đều có tổ chức giao lưu với những tấm gương của ngành y tế và báo chí cũng đề cập đến nhiều điển hình như thế. Còn bạn đọc hỏi trách nhiệm thuộc về ai thì xin thưa đó là thuộc ngành y tế. Chúng tôi đã đưa ra nhiều biện pháp để ngăn ngừa chuyện này, và trách nhiệm cũng thuộc về bản thân người sai phạm, vì họ thiếu trách nhiệm với ngành nghề, để đồng tiền mê hoặc. Nhưng đây cũng là vấn đề của xã hội, không riêng gì của ngành y tế. . Theo tôi, vụ tiêu cực ở BV Cấp cứu Trưng Vương rất nghiêm trọng, tuy nhiên Sở Y tế bưng bít vụ việc này một cách lộ liễu, theo kiểu coi thường quần chúng nhân dân. Tại sao sự việc xảy ra quá lâu mà chưa giải quyết xong? [Ma Tung - 148 Nguyen Thong Q.3] - Sở Y tế không bao che cho bất cứ tiêu cực nào. Những vụ việc tiêu cực mà báo chí nêu đa số do sở phát hiện và chủ động xử lý. Về vụ việc ở BV Cấp cứu Trưng Vương, khi báo chí phản ánh chúng tôi đã kiên quyết thanh tra để xử lý. Thời gian kéo dài là do thủ tục. Chúng tôi đã có kết quả thanh tra và sẽ công bố kết quả trong thời gian gần nhất. . Tôi vẫn đọc đây đó trên báo chí về những tấm gương thầy thuốc tận tụy vì bệnh nhân, nhưng trong thực tế tôi chưa bao giờ có được may mắn gặp gỡ, tiếp xúc với những thầy thuốc như vậy. Thường thì họ nạt nộ, thờ ơ hoặc khám qua quýt... Vậy, có phải câu nói của Bác Hồ “lương y như từ mẫu” bây giờ không còn phù hợp nữa? - Tôi chia sẻ với ý kiến này của bạn đọc. Tuy nhiên, ngành cũng cố gắng bằng nhiều biện pháp để nâng cao y đức. Do đó chúng tôi rất ghi nhận nếu bạn đọc nêu những trường hợp cụ thể về sự thiếu trách nhiệm của bác sĩ đã gặp để chúng tôi có cách xử lý thích hợp [có thể góp ý trực tiếp tại các đơn vị có đường dây nóng].

Quá tải: Sẽ dần dần được giải quyết . Thưa ông, hiện nay người dân nằm viện khổ sở trăm bề, từ chuyện quá tải, điều kiện vệ sinh xuống cấp của BV, cho đến phải chịu đựng thái độ thờ ơ, giận dữ của nhân viên y tế. Thuộc số dạng “quan chức” của ngành, khi xuống cơ sở các ông được “tiền hô, hậu ủng” nên không thể thấy được những chuyện này. Vì thế có người cho rằng đây là chuyện muôn thuở của ngành y tế, rất khó giải quyết. Ông có đồng tình với điều này? [trungkien1001@...] - Những vấn đề của ngành y tế mà bạn đọc nêu đều xuất phát từ tình trạng quá tải, chúng tôi đều biết và thông cảm với nỗi khổ sở của bà con. Chúng tôi đã đưa ra nhiều biện pháp để khắc phục, chẳng hạn nâng cao chất lượng điều trị, triển khai điều trị trong ngày, điều trị ngoại trú, chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện bạn... Nhưng vấn đề cũng là do ngành y tế TP tạo được uy tín và có sức thu hút cao, nên bệnh nhân từ các tỉnh đổ về TP để điều trị, trung bình là 30%, thậm chí có chuyên khoa đến 50% lượng bệnh nhân. Bộ Y tế cũng nhận ra chuyện này, ngoài TPHCM, bộ sẽ từng bước thành lập những trung tâm y tế chuyên sâu khác. Bạn đọc có thể liên lạc với lãnh đạo BV để phản ánh những vấn đề này, thậm chí có thể gọi điện vào đường dây nóng. Còn nói chúng tôi xuống BV được “tiền hô, hậu ủng” thì chưa đúng. Bản thân tôi nhiều lần âm thầm xuống BV để kiểm tra mà nhân viên BV không hề biết. Qua đó mới thấy được nỗi khổ của bà con và cả nhân viên BV khi phải chịu đựng điều kiện sinh hoạt, điều kiện làm việc chưa tốt. Chúng tôi rất bức xúc những chuyện này, nhưng mọi chuyện không thể được giải quyết một sớm một chiều, xin bà con thông cảm. . Ngành y tế TP đi đầu cả nước nhiều lĩnh vực [là cư dân TP, tôi rất tự hào về điều này], nhưng tôi thắc mắc là tại sao lĩnh vực dược TP chỉ ở mức trung bình, những công ty tên tuổi đều ở miền Tây [Dược Hậu Giang, Domesco... ]. Tại sao TP không xây dựng được những tên tuổi như thế? [Kỳ Viên- Q.3 - TPHCM] - Đây cũng là một điểm chưa mạnh của ngành y tế TP. Chúng ta có nhiều doanh nghiệp dược cũng bắt đầu được chuẩn hóa GMP, GLP, GSP để hòa nhập với khu vực và quốc tế. Cũng có đơn vị được đề nghị anh hùng. Tuy nhiên, phải rất trân trọng các doanh nghiệp dược của các tỉnh bạn như Hậu Giang, Đồng Tháp. Ngành y tế TP đang có kế hoạch phối hợp tất cả các đơn vị dược của ngành thành mô hình công ty mẹ - công ty con để tăng nguồn lực, tăng hiệu quả, tăng đầu tư. Hy vọng trong tương lai đây cũng sẽ là đơn vị dược có thương hiệu mạnh của cả nước.

BHYT: Cần sự phối hợp của ngành y tế và BHXH

. Bệnh nhân dùng thẻ BHYT đi khám bệnh thường không được đối xử tốt. Theo ông, làm sao để khắc phục tình trạng này ngày càng tốt hơn?

[Nguyen Thi Tuyet Huong - 74/1B Le Dai Hanh, P.7, Q.11]

- BHYT là một chủ trương chăm sóc sức khỏe người dân đúng đắn, không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nước khác trên thế giới. Cách giải quyết những tồn tại hiện nay là phải làm thế nào để BHYT nằm trong nền kinh tế chung của kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Hiện nay số người đăng ký BHYT đã vượt quá mức so với nhân lực của ngành y tế. Vì vậy, biện pháp đặt ra là BHYT cần có bộ phận chuyên biệt, để những người làm chuyên môn y khoa không dính líu đến vấn đề thủ tục. Ngoài ra, nên có nhiều mức BHYT khác nhau tùy vào ý muốn của người dân [riêng người nghèo cần được BHYT hưởng những mức cơ bản]. Nhân đây tôi cũng xin nhấn mạnh, BHYT là cơ quan không trực thuộc ngành y tế quản lý mà của BHXH. Tuy nhiên, đây là một chủ trương đúng đắn nên tôi tin rằng ngành y tế và BHXH sẽ khắc phục những tồn tại.

. Con tôi dưới 6 tuổi có hộ khẩu ở tỉnh nhưng tôi làm việc và đăng ký tạm trú ở TPHCM có được khám chữa bệnh miễn phí ở TPHCM không? Nếu có thì phải làm thủ tục thế nào?

[Lê Phạm Ngọc Hằng – TPHCM]

- Về nguyên tắc, trường hợp của con bạn không được khám miễn phí, tuy nhiên tại TPHCM các trường hợp có tạm trú KT3 đều có thể giải quyết khám chữa bệnh. Bạn có thể đến UBND phường để được hướng dẫn làm thủ tục khám chữa bệnh miễn phí do Ủy ban Dân số Gia đình- Trẻ em của quận, huyện cấp. Trường hợp ở đây chưa cấp kịp thì UBND phường, xã chứng nhận các cháu dưới 6 tuổi thì ngành y tế TP vẫn giải quyết.

. Con gái tôi 3 tuổi, bị bệnh tim bẩm sinh rất nặng đã được mổ một lần tại Viện Tim năm 2003 nhưng không được miễn phí. Hiện nay bệnh cháu tái phát, Viện Tim yêu cầu gia đình đóng tiền để sắp lịch mổ cấp cứu cho cháu vào ngày 22-2-2006. Nhưng gia đình tôi khó khăn nên chưa lo đủ tiền để đóng. Vậy trường hợp của con tôi có được mổ miễn phí không, nếu có thì làm thủ tục gì?

[Trần Xuân Vinh, 29/6 Bùi Thị Xuân, P.3, Q. Tân Bình - TPHCM]

- Trường hợp của cháu sẽ được mổ miễn phí. Về thủ tục, nếu bệnh nhân đến khám tại Viện Tim có chỉ định mổ tim thì Viện Tim sẽ thông báo cho phía BV Nhi Đồng 1 hoặc BV Nhi Đồng 2 biết, bạn cần bổ sung bản sao thẻ khám chữa bệnh miễn phí, giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh. Hoàn chỉnh thủ tục, Viện Tim sẽ chữa trị cho cháu. Riêng trường hợp cấp cứu thì phải ưu tiên cứu chữa người bệnh còn thủ tục Viện Tim sẽ thực hiện sau theo quy định trên. Tuy nhiên nếu có gì chưa rõ, đề nghị chị liên hệ trực tiếp với Viện Tim để được hướng dẫn thêm.

Phan Sơn – Nhất Phương lược ghi

Video liên quan

Chủ Đề