Những chống chỉ định y học của nghề điện dân dụng

Sửa chữa điện dân dụng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tùy từng nơi làm việc mà người thợ điện dân dụng có vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Có người làm trong các nhà máy, xí nghiệp, nhưng cũng có những người tự mở cửa hàng kinh doanh, làm các công trình dân dụng,… Nhưng nhìn chung thì nghề điện dân dụng cũng có việc làm rất đa dạng, phong phú góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. Bạn có đam mê với điện tử và đang muốn theo học nghề điện dân dụng nhưng không biết nên theo học ở đâu, công việc sau này ra sao,… Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Cơ hội việc làm của nghề điện dân dụng

Nghề điện dân dụng là công việc bao gồm sản xuất, lắp đặt các thiết bị, máy móc liên quan đến điện và gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện, các thiết bị sử dụng điện như: đèn chiếu sáng, quạt, tivi,… Đồng thời, nghề điện dân dụng cũng có thể giúp bạn lắp đặt các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở cá nhân với quy mô lớn hoặc nhỏ.

Vai trò của nghề điện dân dụng đối với đời sống

  • Điện là thứ không thể thiếu trong hoạt động hàng ngày của mọi người. Nghề điện dân dụng không những có vai trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt, lao động, mà còn trong sản xuất,…
  • Nghề điện dân dụng có vai trò cung cấp, thực hiện nhiệm vụ phục vụ cho đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người dân
  • Góp phần vào quá trình thúc đẩy nhanh chóng tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giúp tăng thu nhập về kinh tế và thu lại nguồn lợi nhuận cao.
  • Nghề điện dân dụng rất phổ biến, là yếu tố quan trọng trong công cuộc xây dựng cuộc sống của người dân.

Học nghề điện dân dụng ra làm gì?

Học nghề điện dân dụng ra làm gì?

Tương lai của sinh viên học ngành điện dân dụng gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện, tốc độ xây dựng công trình, nhà ở,… Một công trình muốn có điện sử dụng phải lắp đặt mạng điện sau đó trang bị các đồ dùng điện như: đèn chiếu sáng, bàn là, quạt điện,… Nghề điện dân dụng có nhiều cơ hội, điều kiện phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn, miền núi.

Học điện dân dụng làm được rất nhiều việc khác nhau

Những người học điện dân dụng không những có khả năng lắp mạng điện trong nhà, sửa chữa máy biến áp,… mà họ còn có khả năng sửa chữa các thiết bị điện gia dụng như nồi cơm điện, bếp từ,…

Một thợ điện dân dụng có thể làm được những công việc như sau:

Bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành được các dụng cụ, thiết bị nghề điện dân dụng.

Thiết kế hệ thống điện dân dụng, hệ thống chống sét, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Sửa chữa các thiết bị điện gia dụng

Một số công việc của kỹ sư ngành điện dân dụng

Một số công việc của kỹ sư ngành điện dân dụng
  • Lắp đặt và bảo trì máy phát điện
  • Lắp đặt, vận hành động cơ không đồng bộ 3 pha
  • Lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện gia dụng
  • Lắp đặt, bảo trì máy biến áp
  • Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện dân dụng
  • Sử dụng dụng cụ đo điện
  • Thực hiện các công việc bổ trợ nghề điện
  • Thực hiện các biện pháp an toàn lao động
  • Quản lý nghề nghiệp

Mức lương của nghề điện dân dụng

Với những thợ điện, công nhân điện mới vào nghề, mức lương nằm trong khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng. Với những thợ điện có kinh nghiệm và chuyên môn cao hơn thì mức thu nhập có thể trong khoảng 10-15 triệu đồng/tháng. Tùy vào tính chất và yêu cầu công việc mà mức lương của người làm nghề điện dân dụng sẽ tăng cao hơn theo độ khó. 

Nếu theo đuổi ngành điện, bạn sẽ không phải lo sợ thiếu việc làm. Bởi vì lúc nào cũng cần thợ điện lắp đặt các thiết bị điện.

Mức lương của nghề điện dân dụng

Hơn 999+ tin tuyển dụng việc làm điện dân dụng lương hấp dẫn, phúc lợi đầy đủ. Truy cập Việc Làm Tốt ngay thôi!

Hiện nay, trên thực tế có rất nhiều đồ điện dân dụng được sử dụng. những đồ dùng điện trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày, một số thiết bị điện gồm có như:

  • Trang thiết bị văn phòng: máy vi tính, máy fax, máy hủy tài liệu,…
  • Thiết bị phục vụ trong lĩnh vực giải trí: LCD, tivi, máy quay phim,…
  • Thiết bị chiếu sáng: Đèn điện, đèn bàn,…
  • Thiết bị phục vụ trong nhà bếp: lò nướng, bếp điện, lò vi sóng, tủ lạnh,…

Công việc của thợ điện dân dụng

  • Bảo trì các thiết bị máy phát điện, lắp đặt thiết bị, sửa chữa các hãng mạch tự động chạy trong máy móc và thiết bị,…
  • Thực hiện các công việc vận hành động cơ không đồng bộ ba pha bằng cách lắp đặt các bộ phận, đầu dây, lắp đặt tạo chiều quay cho động cơ điều chỉnh cho động cơ xoay chiều đảo đầu mà không gặp những trục trặc hay sự cố gì.
  • Tiến hành sửa chữa nối lại các đường dây bị đứt, đi dây điện, lắp các công tắc, bảng điện điều khiển, xây dựng, thiết kế hệ thống ổ cắm,…
  • Phục vụ, chịu trách nhiệm lắp đặt các thiết bị điều khiển, cảnh báo, tiến hành lắp đặt các mạch điện, đường dây để nhấn kịp thời cho việc báo cháy, lắp các thiết bị chiếu sáng, chống trộm,…
  • Điều chỉnh các hoạt động hàng ngày của máy biến áp: lắp mạch, quấn dây, sửa chữa các động mạch tự động,…

Điều kiện làm việc của thợ điện dân dụng

Khi nghe đến công việc điện dân dụng, bạn sẽ dễ dàng hình dung ra được hình ảnh thường thấy trong cuộc sống hằng ngày. Tùy vào tính chất công việc cụ thể mà những người thợ điện sẽ làm việc trong các điều kiện như sau:

  • Làm việc trong nhà hoặc ngoài trời
  • Làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt [nắng nóng, ẩm thấp]
  • Phải đi một quãng đường dài để đến nơi làm việc
  • Làm việc 40 giờ tiêu chuẩn và làm thêm giờ
  • Làm việc vào ban đêm, cuối tuần
  • Làm việc trên cao
  • Làm việc gần những nơi nguy hiểm, khu vực có ổ điện, hộp điện,…

Yêu cầu của nghề điện dân dụng

Những yêu cầu của nghề điện dân dụng

Nghề điện dân dụng là một công việc khó và khá nguy hiểm, vì thế đòi hỏi người làm nghề điện dân dụng phải có các kỹ năng và kiến thức tốt. Một số yêu cầu tuyển dụng của nghề này như sau:

  • Có kiến thức hiểu biết cơ bản về cách sử dụng, các kỹ thuật điện, nắm được các kỹ năng đơn giản khi sử dụng điện dân dụng
  • Có thái độ nhiệt tình, chăm chỉ, luôn có niềm đam mê, yêu thích công việc
  • Đáp ứng đầy đủ những yếu tố về an toàn lao động khi làm việc. Có tính kiên trì, thận trọng và chính xác trong quá trình làm việc
  • Có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, các bệnh hiểm nghèo, không mắc một trong các bệnh sau: lao phổi, yếu tim, thần kinh, xương khớp, loạn thị, điếc,…

 Lý do bạn nên học nghề điện dân dụng

Không bị ám ảnh về thất nghiệp

Sau khi ra trường, nhiều bạn có nỗi lo sợ rằng mình không tìm được việc. Trong thời buổi kinh tế phát triển, cuộc sống ngày càng hiện đại, điện là thứ không thể thiếu trong mọi gia đình, công trường, nơi làm việc. Vì thế, nhu cầu sửa chữa điện sẽ là một trong những nhu cầu cấp bách quan trọng ở mọi nơi. Nếu bạn theo học ngành điện dân dụng, bạn sẽ không phải băn khoăn suy nghĩ xem liệu mình có tìm được việc làm hay không, vì sẽ có nhiều môi trường khác nhau để bạn lựa chọn làm công việc này.

Mang tính ổn định, lâu dài

Với nghề điện dân dụng, khách hàng luôn có nhu cầu để bạn có thể làm việc quanh năm với lượng khách hàng tương đối lớn. Không ai có thể đảm bảo rằng ở các nhà máy, xí nghiệp sẽ không có sự hư hỏng về điện, ngay cả các thiết bị điện trong gia đình cũng vậy. Vì thế sẽ luôn cần các thợ điện để kiểm tra, sửa chữa. Cơ hội làm việc của bạn không chỉ ở điện dân dụng mà còn liên quan đến những công việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện, những công việc liên quan đến chuyên ngành của mình.

Đơn giản, dễ làm

Theo nhiều ý kiến cho rằng, nghề điện dân dụng là một ngành tương đối dễ học và dễ làm. Nghề sửa chữa điện dân dụng đòi hỏi các kỹ năng của bản thân nhiều hơn. Các kỹ thuật chuyên môn có thể được cập nhật và thực hiện theo những nguyên tắc, nguyên lý chung mà hầu như những thao tác đó ít khi bị thay đổi. Do đó, khi bạn nắm chắc được các kiến thức cho công việc cụ thể rồi thì bạn sẽ dễ dàng áp dụng nó trong những lần sau.

Có thể nói, công việc nào, ngành nghề nào cũng cần đòi hỏi niềm đam mê. Nếu bạn có đam mê với điện dân dụng, với những công việc mà chúng tôi mô tả ở trên thì bạn đừng ngần ngại chạy theo đam mê của mình. Chỉ cần bạn có cố gắng, bạn sẽ có thể phát triển và thành công trong công việc. Hãy tìm và lựa chọn cho mình những cơ hội việc làm phù hợp, hấp dẫn tại Việc Làm Tốt để không bỏ lỡ cơ hội của bản thân mình nhé!

Video liên quan

Chủ Đề