Những định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH hiện nay

a] Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng

- Chuyển dịch giữa các khu vực của nền kinh tế : giảm tỉ trọng của khu vữ I [nông - lâm - ngư nghiệp], tăng tỉ trọng của khu vực II [ công nghiệp - xây dựng] và khu vực III [ dịch vụ]

- Chuyển dịch trong nội bộ ngành :

   + Phương hướng chung : trọng tâm là phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn liền với nhu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa

    + Khu vực I : giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thủy sản; trong trồng trọt, giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, ăn quả.

     + Khu vực II : Chuyển dịch gắn với hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm [lương thực, thực phẩm, dệt, may, da giày, vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử, kĩ thuật điện]

     + Khu vực III : Khai thác tiềm năng đẩy mạnh phát triển du lich và các ngành dịch vụ khác [tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,..]

b] Ý nghĩa của việc chuyển dịch đối với sự phát triển kinh tế của vùng

- Về kinh tế : cho phép khai thác tốt hơn các lợi thế, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng

 - Về xã hội : Tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống

- Ý nghĩa đối với tài nguyên môi trường : cho phép khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, bảo vệ môi trường tạo sự phát triển bền vững.

SoanBai123 » Địa lý » Ôn thi môn Địa lý » Bài 16: Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ở Đồng Bằng Sông Hồng

Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ở Đồng Bằng Sông Hồng

Mời các bạn tham khảo thêm:

Bài 15: Trung Du Và Vùng Núi Phía Bắc

1- Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng.

* Thế mạnh:

  • ĐBSH bao gồm 10 tỉnh, TP [Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bắc Ninh, Ninh Bình] với diện tích 15 nghìn km2, dân số 18.2 triệu người [2006].
  • Vị trí địa lý nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, giáp với các vùng TDMNBB, BTB và giáp Biển Đông.

– Tài nguyên thiên nhiên:

  • Đất nông nghiệp chiếm 51.2% diện tích đồng bằng, đất phù xa màu mỡ chiếm 70%.
  • TN nước phong phú [nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng].
  • Đường bờ biển dài 400km. Hầu hết vùng bờ biển có điều kiện để làm muối và nuôi trồng thuỷ sản. Biển giầu hải sải, có khả năng phát triển giao thông vận tải biển và du lịch.
  • Khoáng sản: Đá vôi, đất sét, cao lanh, ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về khí đốt.

– Điều kiện kinh tế – xã hội:

  • Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú
  • Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới giao thông phát triển mạnh và khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.
  • Cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt.
  • Thị trường tiêu thụ rộng.
  • Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

* Hạn chế:

  • Số dân đông nhất cả nước, mật độ dân số lên tới 1258 người/km2 năm 2011, đây là một khó khăn lớn đối với việc phát triển KTXH
  • Chịu ảnh hưởng của những tai biến thiên nhiên [bão, lũ lụt, hạn hán…]
  • Một số loại tài nguyên [đất, nước… ] bị suy thoái: là vùng thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.
  • Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

2- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính?.

* Thực trạng:

  • Tỷ trọng của ngành N- LN-TS giảm nhanh từ 49.5%[1986] -> 25.1% [2005].
  • Tỷ trọng của ngành công nghiệp có xu hướng tăng nhưng chậm từ 21.5% năm 1986 lên 29.9% năm 2005.
  • Tỷ trọng của ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhanh từ 29.% năm 1986 lên 45% năm 2005.

=> Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực nhưng còn chậm.

*Định hướng chính:

  • Xu hướng chung là phải tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I,  tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II và III., cho đến năm 2010 tỉ trọng của các khu vực tương ứng là: 20%, 34%, 46%
  • Trong nội bộ từng ngành.
    • Đối với khu vực I:  Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản, tăng dần tỉ trọng cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả.
    • Đối với khu vực II: Hình thành, phát triển các ngành CN trọng điểm: chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may, da  giầy, cơ khí, kỹ thuật điện, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng.
    • Đối với khu vực III : Phát triển du lịch xứng với tiềm năng, các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân sách, giáo dục đào tạo…, cũng phát triển mạnh.

3- Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH?

Sở dĩ phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo ngành ở ĐBSH là vì:

  • Vai trò đặc biệt của ĐBSH  trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
    • Là vựa lúa thứ 2, là vùng trọng điểm lương thực.
    • Là địa bàn phát triển CN và dịch vụ quan trọng của cả nước.
  • Cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội hiện tại, tương lai.
    • Trong cơ cấu ngành, nông nghiệp vẫn giữ  vị trí quan trọng.
    • Trong nông nghiệp lúa chiếm vị trí chủ đạo, các ngành khác trong nông nghiệp còn kém phát triển.
    • Công nghiệp tập trung ở các đô thị lớn.
    • Các ngành dịch vụ còn chậm phát triển.
  • Số dân ở ĐBSH đông, mật độ cao việc phát triển kinh tế  với cơ cấu cũ không đáp ứng được yêu cầu về SX và đời sống.
  • Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh vốn có của ĐBSH.[ Vị trí, TNTN, trình độ dân cư… ] góp phần cải thiện đời sống nông dân.

Giải bài tập Bài 3 trang 153 SGK Địa lí 12

Đề bài

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế nào? Nêu những định hướng chính trong tương lai?

Lời giải chi tiết

a] Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng:

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực I [nông - lâm - ngư nghiệp], tăng tỉ trọng của khu vực II [công nghiệp và xây dựng] và khu vực III [dịch vụ].

- Trong cơ cấu kinh tế theo ngành [năm 2005]: nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 25,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 29,9%; khu vực dịch vụ chiếm 45,0%.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng hằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng. 

b] Các định hướng chính:

- Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I [nông - lâm - ngư nghiệp], tăng tỉ trọng của khu vực II [công nghiệp - xây dựng] và khu vực III [dịch vụ] trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành:

+ Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng cùa ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

+ Đối với khu vực II,  hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử.

+ Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng.  Các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo... cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay

Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?

Loại đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là

Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với với vùng nào dưới đây?

Đặc điểm nổi bật về mặt dân cư – lao động của Đồng bằng sông Hồng là

Định hướng chung trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng là

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong khu vực I của đồng bằng sông Hồng là

Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do:

Đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng ngày càng thu hẹp là do

Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là

Hai trung tâm kinh tế lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là

Video liên quan

Chủ Đề