Những tài sản nào nhà nước quy định phải đăng ký quyền sở hữu vi sao

Đăng ký tài sản hay nói cách khác là đăng ký quyền sở hữu tài sản là hành vi không phổ biến khi ai đó sở hữu một tài sản. Tuy nhiên, có một số trường hợp, việc đăng ký quyền sở hữu này lại là bắt buộc, nó như điều kiện cần để chủ ở hữu được công nhận là có quyền sở hữu với tài sản. Việc đăng ký được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy những loại tài sản nào phải đăng ký? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Nếu tài sản là bất động sản

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Ngoài ra, tài sản bao gồm bất động sản và động sản được quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 . Vậy việc đăng ký quyền sở hữu của hai loại tài sản này cũng có những giới hạn nhất định. 

Bất động sản có lẽ là loại tài sản được nói đến đầu tiên khi nói đến nghĩa vụ đăng ký quyền tài sản. Cũng dễ hiểu thôi bởi lẽ đây là loại tài sản có giá trị lớn. Việc đăng ký quyền sở hữu như là một cách thức đảm bảo quyền sở hữu cho chủ sở hữu cũng là một phương thức đảm bảo được sự quản lý đất đai của nhà nước. 

Việc đăng ký tài sản đối với bất động sản được quy định rõ phải đăng ký bao gồm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản. Cụ thể được quy định tại Điều 106 Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 106. Đăng ký tài sản

1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.

Theo đó, nếu tài sản là bất động sản thì việc đăng ký tài sản là bắt buộc để được công nhận quyền sở hữu. Những tài sản đó bao gồm:

  • Đất đai

  • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai

  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng

  • Tài sản khác theo quy định của pháp luật

2. Tài sản là động sản

Với loại tà sản là động sản, việc đăng ký có phần hạn chế hơn, yêu cầu đăng ký chỉ đặt ra đối với những động sản có giá trị lớn. Cụ thể, các động sản sau phải đăng ký theo quy định của pháp luật.

  •  Đăng ký tàu biển: các loại tàu đánh bắt có động cơ.

  •  Đăng ký phương tiện nội thủy địa

  •  Đăng ký tàu cá : ngư dân hoạt động đánh bắt hải sản phải thực hiện việc đăng ký sở hữu tàu cá của mình

  •  Đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: như xe máy, xe ô tô, xe tải,…

  •  Đăng ký quyền sở hữu tàu bay

  •  Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt: như tàu hỏa,…

  •  Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia 

  •  Đăng ký tài sản là vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Như vậy, bằng việc đăng ký tài sản, bạn đã được nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản. 

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ giải quyết tranh chấp dân sự Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
 

Các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu

Các tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu

>>> Hướng dẫn thủ tục điện tử với các tàu hoạt động nội địa tại cảng VN

>>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký sang tên xe

Tài sản là yếu tố không thể thiếu và gắn liền với cuộc sống của con người. Việc tạo lập tài sản được diễn ra thường xuyên, nhưng để được nhà nước công nhận quyền sở hữu thì một số tài sản cần phải thực hiện đăng ký. Trong đó, quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản về nguyên tắc không phải đăng ký, trừ một số động sản mà pháp luật có quy định. Bài viết dưới dây sẽ liệt kê các động sản mà chủ sở hữu phải đăng ký.

Trong đó, đối với tài sản là bất động sản thì Điều 106, 107 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, những tài sản phải đăng ký gồm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản.

Như vậy, đối với các tài sản là bất động sản, bắt buộc phải đăng ký theo quy định của pháp luật. Những tài sản đó bao gồm:

- Đất đai

- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai

- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng

- Tài sản khác theo quy định của pháp luật

Đối với tài sản là động sản các tài sản phải đăng ký gồm:

1. Đăng ký phương tiện đường thủy nội địa

Việc đăng ký phương tiện đường thủy nội địa thực hiện theo Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 sửa đổi 2014.

Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Luật này thì phương tiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký phải đáp ứng điều kiện:

+ Có nguồn gốc hợp pháp;

+ Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Trong đó, phương tiện thuỷ nội là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

2. Đăng ký các quyền đối với tàu bay

Căn cứ Điều 29 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 thì

“Tổ chức, cá nhân Việt Nam có các quyền đối với tàu bay quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này phải đăng ký các quyền đó theo quy định của Chính phủ.”

Trong đó, các quyền đối với tàu bay:

a] Quyền sở hữu tàu bay;

b] Quyền chiếm hữu tàu bay bằng việc thuê mua, thuê có thời hạn từ sáu tháng trở lên;

c] Thế chấp, cầm cố tàu bay;

d] Các quyền khác theo quy định của pháp luật về dân sự.

Việc đăng ký tàu bay thực hiện theo quy định Nghị định 68/2015/NĐ-CP quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay.

3. Đăng ký tàu biển

Việc đăng ký tàu biển thực hiện theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 Nghị định 171/2016/NĐ-CP về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

Trong đó, tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển.

4. Đăng ký tàu cá

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 71 Luật Thủy sản 2017 thì tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo quy định. Tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét do Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê phục vụ công tác quản lý.

Việc đăng ký tàu cá thực hiện theo quy định tại Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá.

5. Đăng ký phương tiện giao thông đường bộ: xe cơ giới

Căn cứ Điều 52 Luật giao thông đường bộ 2008 thì một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới là phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Việc đăng ký xe được thực hiện theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe.

6. Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 30 Luật Đường sắt 2017 thì một trong những điều kiện để phương tiện giao thông đường sắt tham gia giao thông là có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Phương tiện giao thông đường sắt được đăng ký theo quy định tại Luật Đường sắt 2017Thông tư 21/2018/TT-BGTVT về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt.

7. Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Theo Luật di sản văn hóa 2001 sửa đổi 2009 thì:

+ Bảo vật quốc gia phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch;

+ Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký di vật, cổ vật thuộc sở hữu của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.

Việc đăng ký được thực hiện theo quy định tại Thông tư 07/2004/TT-BVHTT hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

8. Đăng ký vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Theo Khoản 9 Điều 4 Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 2017 thì vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam.

Việc đăng ký được thực hiện theo quy định tại Luật này.

Bên cạnh đó, việc đăng ký tài sản phải được công khai [Khoản 3 Bộ luật Dân sự 2015].

Video liên quan

Chủ Đề