Vị vua nào đã cho xây thành cổ loa

Theo Kienthuc.net, GS. Ngô Đức Thọ, một chuyên gia Hán nôm, đã dịch trọn vẹn “Ngọc phả Hùng Vương” và thông qua ông Phan Duy Kha đưa ra giả thiết mới kể trên.

Chỉ cần gõ Google tìm hiểu về sự tích thành Cổ Loa, trong 0, 43 giây đã cho 562.000 kết quả. Vì thế, khi công bố những thông tin này, ông Phan Duy Kha đã rất thận trọng tìm hiểu trong hơn một năm trời, thậm chí, ông còn cẩn thận yêu cầu GS. Ngô Đức Thọ ký tên lên những chỗ dịch từ bản Hán Nôm sang bản dịch, cốt để thực sự trung thành với văn bản, chứ không phải công bố thông tin nhằm gây sốc.

Theo bản dịch của GS. Thọ, “Ngọc phả Hùng Vương” có ghi: Việc xây thành Cổ Loa và chuyện Rùa Vàng bày cho vua cách xây thành, cũng như hành động Rùa Vàng rút móng tặng vua làm lẫy nỏ đều xảy ra dưới thời Hùng Tuyền Vương, hay còn gọi là Hùng Vương thứ 18, [sử sách của ta thường chép là Hùng Duệ Vương].


Câu chuyện dưới đây được Ngọc phả ghi lại là những sự kiện xảy ra dưới thời Hùng Tuyền Vương: "Hùng Tuyền Vương cai quản đất nước 115 năm, rồi nhường ngôi cho con rể là Sơn Tinh Tản Viên. Sơn Tinh đã từ chối, không dám nhận. Tuyền Vương phán bảo:

-  Cơ đồ họ Hùng đã hết, khanh có thể lên thay.

Trong khi Tản Viên còn do dự chưa quyết thì Thục Vương, là chúa phụ đạo nước Ai Lao, cũng thuộc tông phái Hùng Vương, nghe tin Tuyền Vương nhường ngôi cho Tản Viên, mặc dù xa xôi nhưng ngay lập tức đã đem quân sang đánh Tuyền Vương để xâm chiếm nước Nam.

Tuyền Vương binh hùng tướng mạnh, Thục Vương mấy lần bị đánh bại. Tuyền Vương đã coi thường đối thủ và nói với Thục Vương: "Ta có sức thần, Thục Vương không sợ sao?".

Và kể từ đó, Tuyền Vương chủ quan, bỏ bễ, không chăm sửa sang võ bị, chỉ đam mê tửu sắc làm vui. Trong khi quân Thục vẫn miệt mài đánh và kéo đến tận nơi, vua vẫn say mềm chưa tỉnh. Trong hoàn cảnh này, quân lính dưới trướng Tuyền Vương đã trở giáo, quay đầu hàng Thục.

Thua trận, Hùng Vương bèn đắp thành ở Việt Thường rộng nghìn trượng, có hình tròn dạng con ốc, gọi là Loa Thành. Ban đầu, thành đắp đến đâu đổ đến đấy. Bỗng nhiên, một hôm, Rùa Vàng nổi lên trên sông từ phía đông bơi đến, xưng là Giang Sứ. Tuyền Vương cho đó là sự lạ bèn lấy mâm vàng đặt rùa lên, rồi hỏi rùa vì cớ gì mà thành xây mãi mà vẫn cứ đổ. Rùa Vàng cho hay: "Đó là do quỷ hại. Phải trừ tinh khí của nó đi thì thành tự nhiên đắp xong". [Trong sử sách ghi về chuyện vua Thục thì lại cho đây là tinh gà trắng chứ không phải tinh quỷ].

Tuyền Vương làm theo lời Rùa Vàng, trừ được tinh quỷ thì quả nhiên, sau nửa tháng, thành đắp xong. Trước khi tạ từ ra đi, Rùa Vàng bèn rút một chiếc móng đưa cho Tuyền Vương để làm lẫy nỏ bảo vệ thành. "Tuyền Vương bèn sai bề tôi là Cao Lỗ chế nỏ thần, dùng chiếc vuốt thiêng làm máy, lấy tên là "Linh hoa kim trảo thần nỗ".

Sau khi vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán đã tặng luôn vua Thục chiếc nỏ thần, có lẫy làm bằng móng rùa. Ở thời đó, Nỏ thần được coi như một loại trang bị kỹ thuật hiện đại nhất, thứ vũ khí cực kỳ lợi hại vào thuở ấy.

Những chi tiết như Rùa Vàng giúp xây thành là khó có thể tin được. Ngay cả chuyện Hùng Vương 18 gả con gái gây ra cuộc chiến Sơn Tinh – Thủy Tinh cũng chỉ là truyền thuyết. Thế nhưng thành Cổ Loa và công cuộc chống ngoại xâm biểu hiện qua việc chế tạo Nỏ thần là những sự thật rành rành. Cũng hiển nhiên như việc ai được cho là người chủ trương xây thành Cổ Loa và chế tạo Nỏ thần thì cũng đều thông qua bàn tay của kiến trúc sư Cao Lỗ, một nhân vật được nhân dân tôn kính là danh tướng kiệt xuất và anh hùng sáng tạo.

Ngọc phả Hùng Vương tên đầy đủ là “Cổ Việt Hùng thị nhất thập bát thế thánh vương ngọc phả cổ truyện”. Mang nghĩa là: Ngọc phả cổ truyền về 18 đời vua Thánh triều Hùng nước Việt cổ.

Ngọc phả gồm 21 tờ, 42 trang chữ Hán tổng cộng gần 10.000 chữ. Do Nguyễn Cố, Hàn lâm viện trực học sĩ phụng soạn năm Hồng Đức nguyên niên [1470]. Sau đó được Hàn lâm thị độc Nguyễn Trọng trùng đính vào ngày tốt tháng 10 mùa đông Canh Tý, Hoằng Định nguyên niên [1600]. Do Lễ phiên Lê Đình Hoan thừa sao. Bản sao lưu tại nhà quan lang phụ đạo con cháu Hùng Vương, cha truyền con nối là dân tạo lệ xã Nghĩa Cương và là Giám thôn Trung Nghĩa. Bản này hiện lưu tại Bảo tàng Hùng Vương, Phú Thọ.


Theo song moi

Trong khi vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa cứ đắp thành là bị sụt, bỗng có thần nhân đến cửa thành, trỏ vào thành cười mà nói rằng: Đắp đến bao giờ cho xong.

An Dương Vương họ Thục tên hủy là Phán, người Ba Thục, đóng đô ở Phong Khê [nay là thành Cổ Loa].

Giáp Thìn, năm thứ nhất [257 TCN; ngang với Noãn Vương- nhà Chu năm thứ 58]. Vua đã đánh chiếm nước Văn Lang, đổi quốc hiệu làm Âu Lạc. Lúc đầu, nhà vua nhiều lần đem quân đánh Hùng Vương, nhưng Hùng Vương binh mạnh tướng giỏi, vua bị thua mãi.

Hùng Vương bảo rằng: Ta có thần giúp sức, nước Thục không sợ ư? Rồi Hùng Vương bỏ không sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống vui chơi. Quân Thục kéo sát đến nơi, hãy còn say mềm chưa tỉnh, rồi thổ huyết nhảy xuống giếng chết. Dân chúng quay giáo đầu hàng Thục Vương.

Bấy giờ đắp thành ở Việt Thường, rộng hơn nghìn trượng, như hình trôn ốc, nên gọi là Loa Thành, lại có tên là thành Tu Long [người nhà Đường gọi là thành Côn Lôn, vì là thành rất cao]. Thành này cứ đắp xong lại sụt, vua lấy làm lo, mới trai giới để khấn trời đất và thần kỳ núi sông, rồi hưng công đắp lại.

Bính Ngọ, năm thứ 3 [255 TCN; Đông Chu quân năm thứ 1]. Mùa xuân tháng 3, bỗng có thần nhân đến cửa thành, trỏ vào thành cười mà nói rằng: Đắp đến bao giờ cho xong.

Vua thấy lạ nên mời vào điện hỏi. Thần nhân trả lời rằng: Đợi Giang sứ đến sẽ biết, rồi từ biệt đi ngay. Sáng hôm sau, vua ra cửa thành, thấy có rùa vàng từ phía Đông bơi trên sông mà đến, xưng là Giang sứ, nói được tiếng người, bàn được việc tương lai.

Vua An Dương Vương nhờ rùa thần giúp sức xây thành Cổ Loa.

Thấy vậy, Vua mừng lắm, để rùa vào mâm vàng và đặt lên trên điện. Vua hỏi về nguyên do thành sụp thì rùa vàng trả lời rằng: Con vua trước phạm vào tinh khí núi sông của đất này để báo thù nước, nấp ở núi Thất Diệu.

Trong núi ấy có ma là người con hát đời trước chết chôn ở đấy. Cạnh núi có cái quán, chủ quán tên là Ngộ Không, có một người con gái và một con gà trắng là du khí của tinh, phàm người qua lại mà ngủ đêm ở đấy thì tất chết, là do ma làm hại.

Chúng có thể rủ nhau họp thành đàn lũ, làm sụp đổ thành. Nếu giết con gà trắng để trừ tinh khi ấy đi, thì thành tự nhiên đắp xong được và bền vững.

Vua đem rùa vàng đến quán ấy, giả làm người ngủ nhờ. Chủ quán nói: Ông là quý nhân, xin đi ngay, chớ lưu lại đây mà bị họa. Vua cười nói: Sống chết có mệnh, ma quỷ làm gì nổi. Rồi ngủ lại quán.

Đến đêm nghe ma từ ngoài đến gọi mở cửa. Rùa vàng thét mắng, ma không vào được. Đến gà gáy thì lũ ma chạy tan. Rùa vàng xin vua đuổi theo, đến núi Thất Diệu thì tinh khí biển đi hết. Vua trở về quán. Đến sáng sớm, ông chủ quán cho là vua tất chết, sai người đến quán để nhặt xác đem chôn. Thấy vua vẫn cười nói như thường, mới sụp lạy rồi nói: Ông được yên lành như thế, tất là thánh nhân.

Vua xin con gà trắng giết để tế. Con gà ấy chết thì con gái chủ quán cũng chết. Vua sai người đào núi lên, thấy có nhạc khí cổ và xương người, đem đốt tán thành tro, ném xuống sông, yêu khi mất hẳn. Từ đấy, đắp thành không quá nửa tháng thì xong.

Rùa vàng từ biệt ra về., vua cảm tại hỏi rằng: Đội ơn ngài thành đắp đã vững, nếu có giặc ngoài đến, thì lấy gì mà chống giữ? Rùa vàng bèn trút ra chiếc móng, trao cho vua và nói: Nhà nước yên hay nguy, do tự số trời, nhưng người cũng nên phòng bị, nếu có giặc đến thì dùng cái móng thiêng này làm lẫy nỏ, nhằm vào giặc mà bắn tên thì không lo gì nữa.

Vua sai bề tôi là Cao Lỗ [có bản chép là Cao Thông] làm nó thần, lấy móng rùa làm lẫy nỏ, đặt tên là Linh quang kim trảo thần nợ.

Trọng Thủy – Mị Châu

Tân Mão, năm thứ 48 [210 TCN; Tần Thủy Hoàng năm thú 37]. Mùa đông, tháng 10, Tần Thủy Hoàng mất ở Sa Khâu. Nhâm Ngao và Triệu Đà đem quân sang lấn.

Quân của Triệu Đà đóng quân ở núi Tiên Du trấn Bắc Giang, đánh nhau với An Dương Vương. Lúc này, vua đem nỏ thần để bắn, Đà thua chạy. Bấy giờ, Ngao đem thủy quân đóng ở Tiểu Giang [tức là phủ Đô hộ, sau chép lâm là Đông Hồ, tức là bến Đông Hồ ngày nay], phạm thổ thần nên bị bệnh rút về, bảo Đà rằng: “Nhà Tần sẽ mất nước thôi, nên dùng mưu kế đánh Thục Phán, có thể dựng nước được”.

Triệu Đà biết vua có nỏ thần, không thể địch nổi, lui giữ núi Vũ Ninh, sai sứ sang giảng hòa. Vua mừng, bèn chia từ Bình Giang [nay là sông Thiên Đức ở huyện Đông Ngàn] trở về Bắc thì Đà thống trị, trở về Nam thì vua thống trị.

Triệu Đà sai con là Trọng Thủy vào hầu để túc vệ, cầu hôn con gái vua là Mị Châu. Vua bằng lòng gả.

Mị Châu, Trọng Thuỷ – Minh họa

Trọng Thủy dỗ Mị Châu để xem trộm nỏ thần, rồi ngầm lấy nỏ mà đổi cái khác, giả vờ về Bắc thăm cha mẹ, bảo Mị Châu rằng: “Ân tình vợ chồng không thể quên nhau, nếu lỡ hai nước không hòa nhau, kẻ Nam người Bắc cách nhau, ta lại đến đây thì làm thế nào mà tìm thấy nhau?” . Mị Châu nói: “Thiếp có cái nệm gấm nhồi lông ngỗng thường mang theo mình, đi đến đâu thì rút lông ngỗng rắc ra lỗi đường rẽ để làm dấu”. Trọng Thủy về bảo cho Triệu Đà biết.

Quý Tỵ năm thứ 50 [208 TCN; Tân Nhị Thế Hồ Hợi năm thứ 2]. Nhâm Ngao ốm sắp chết, bảo Đà rằng: “Tôi nghe bọn Trần Thắng làm loạn, lòng dân chưa biết theo về đâu, chỗ đất này xa lánh, tôi sợ bọn giặc xâm phạm đến đây, muốn cùng ông chặn đường [đường nhà Tần vào đất Việt] để phòng bị trước, đợi xem chư hầu biến động thể nào”.

Đến khi ốm nặng quá, Nhâm Ngao nói rằng: “Đất Phiên Ngung [nhà Hán gọi là Nam Thành] dựa núi cách sông, phía Đông phía Tây đều mấy nghìn dặm và có người Tần cùng giúp, cũng đủ dựng nên nước, dấy nghiệp vương, làm chủ một phương. Các trưởng lại ở trong quận này không người nào đáng cùng mưu bàn, cho nên tôi gọi riêng ông để bảo”.

Nói xong thì Ngao chết, Đà lập tức gửi hịch đến các cửa ải Hoành Phố, Dương Sơn, Hoàng Khê, nói: “Quân giặc sắp sửa đến nơi, phải gấp chặn đường, họp binh để tự giữ”. Hịch đến các châu quận đều hưởng ứng cả. Bấy giờ Đà giết hết các trưởng lại do nhà Tần đặt, đem thân phái thay làm thái thú.

Sau đó, Đà đem quân đến đánh An Dương Vương, vua không biết là lẫy nỏ đã mất, ngồi đánh cờ cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần của ta sao?”. Quân của Đà tiến sát đến nơi, vua giương nỏ thần thì lẫy đã gãy rồi. Vua thua chạy, để Mị Châu ngồi trên ngựa, cùng chạy về phương Nam. Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng đuổi theo.

Vua đến bờ biển, hết đường mà không có thuyền, gọi rùa vàng liền mấy tiếng “Mau đến cứu ta”. Rùa vàng nổi lên mặt nước mắng rằng: “Kẻ ngồi sau ngựa là giặc đây, sao không giết đi?”, Vua rút thanh gươm muốn chém Mị Châu, Mị Châu khẩn rằng: “Trung tin trọn tiết, bị người đánh lừa, xin chết hóa thành châu ngọc để rửa thù nhục này”. Vua bèn chém.

Máu của Mị Châu chảy trên mặt nước, loài trai nuốt vào bụng hóa làm hạt minh châu. Vua cầm sừng văn tê dài 7 tấc nhảy xuống biến đi mất [tức là sừng tê rẽ nước ngày nay. Tục truyền núi Dạ Sơn xã Cao Xá thuộc Diễn Châu là nơi ấy]. Trọng Thủy theo đến nơi thấy Mị Châu đã chết, thương khóc ôm lấy xác đem về chôn ở Loa Thành, hóa làm đá ngọc.

Trọng Thủy nhớ tiếc Mị Châu, trở lại chỗ Mị Châu tắm gội khi trước, thương xót khôn xiết, cuối cùng nhảy xuống đáy giếng mà chết. Đời sau có người được hạt minh châu ở Đông Hải, lấy nước giếng ấy mà rửa, sắc ngọc châu càng trong sáng hơn.

Nguồn: Đại Việt sử ký Toàn thư

//cafebiz.vn/bi-an-an-duong-vuong-xay-thanh-co-loa-co-thuc-nho-vao-rua-vang-bo-quanh-duoi-chan-ma-nen-dai-su-20220325142818214.chn

Video liên quan

Chủ Đề