Nội dung chính của văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi là gì

Tác giả Văn Công Hùng sinh năm bao nhiêu?:

Tác giả Văn Công Hùng sinh ra ở đâu?

Tác giả Văn Công Hùng từng giữ chức vụ nào dưới đây?

Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Văn Công Hùng?

Quan niệm viết văn của tác giả Văn Công Hùng như thế nào?

Văn Công Hùng đạt giải thưởng nào về thơ tỉnh Gia Lai năm 1985?

Tác phẩm Đồng Tháp Mười mùa nước nổi của tác giả nào?

Tác phẩm Đồng Tháp Mười mùa nước thuộc thể loại nào?

Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh nào?

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

    Nói đến Đồng Tháp Mười là phải nói đến lũ. Lũ chính là nguồn sống của cả cư dân miệt sông nước này. Nó mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng. Năm ngoái chúng tôi lại xuống Long An, giữa mùa lũ mà đồng nứt nẻ, dân ngơ ngác hoang mang đợi lũ. Bởi nếu không có lũ, nước kiệt đi thì toàn bộ vùng này thiếu nước ngọt nghiêm trọng, phèn nổi lên rất nhiều và đậm, nước chỉ còn đọng ở các lung, trấp, đìa, bàu... không dùng được, cây cỏ khô rụi, di  chuyển chủ yếu là đi bộ hoặc xe trâu, toàn bộ đời sống sẽ ngưng trệ. Lũ tồn tại song song với người miền Tây như con lộ nào cũng song song một con kinh bên cạnh, làm nên một đặc trưng đồng bằng Nam Bộ. Người ta đào kênh [kinh] để thông thương, để lấy nước, chỉ huy nước, lấy đất ấy đắp đường [lộ], cứ chằng chịt như thế, những con kinh huyết mạch nối những cù lao, những giồng... thành một đồng bằng rộng lớn và đầy bản sắc.

[…] Thế mà nó đơn giản đến không ngờ là gồm những cây tràm kết thành rừng và chim thì dày đặc thành vườn... Tất nhiên không dễ gì để thấy chim bởi phải chiều tối thì chúng mới về, hàng vạn, chục vạn con lớn bé to nhỏ rợp cả một khoảng trời. Mà chúng tôi thì chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều...

[Đồng Tháp Mười mùa nước nổi]

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

    “Mùa này cá linh và bông điên điển đều bắt đầu hiếm. Cá linh thì đã lớn, dân miền Tây gọi là cá đã có xương, ăn vừa nhạt vừa mất công. Bông điên điển chỉ còn lác đác, nhưng nể bạn, Hữu Nhân đã lòng vòng xe để kiếm cho tôi thưởng thức. Kết quả, buổi trưa ở quán "Bên Sông" tại huyện Tam Nông thì tôi được xơi món bông điên điển xào tôm, còn buổi chiều tại quán "Quỳnh Nga" huyện Cao Lãnh thì chứng kiến món cá linh kho ngót. Cái thú của người khám phá là ăn bằng cảm giác nên tôi sẽ không nói ra nhận xét  của mình về hai cái món mà mình đã quyết tâm về đây phải ăn bằng được. Bằng nỗi khát khao và trân trọng của mình, tôi đã miệt mài ăn hai món quốc hồn quốc túy đồng bằng ấy. Lúc này sự ăn nó không còn là vật chất thông thường, của sự ăn lấy no, mà nó là hương hoa, là miên cảm của con người trước thời trân của đất trời, dẫu nó là món thời trân vô cùng dân dã, nó gắn với miên man sông nước, với cái giản dị, tiện lợi của sản vật và vùng đất con người phương Nam”

 [Đồng Tháp Mười mùa nước nổi]

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     Có một điều khẳng định rằng, sen Tháp mười là một thế lực, thế lực của cái đẹp tự nhiên. Nước ta từ bắc chí nam đâu cũng có sen, chả thế mà người ta định lấy hoa sen làm quốc hoa, chả thế mà Vietnam airline lại lấy hoa sen làm biểu tượng trên máy bay, bỏ khá nhiều tiền để sơn lại toàn bộ máy bay... và về đây thì mới thấy, sen xứng đáng để... ngợp. Bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm, sen tinh khiết mưng mở giữa bùn, sen ngạo nghễ khoe giữa năn lác, mà không chen, chúng chiếm những không gian rộng lớn, chỉ mình sen. Tràm dày đặc tíu tít xung quanh như những người lính gác cần mẫn và trung thành. Sen vươn lên giữa nắng, giữa gió phương Nam, kiêu hãnh và tự tin khoe sắc hồng đặc trưng của mình khiến con người đang hung hăng nóng nực thế chợt chùng lại, bâng khuâng và ngơ ngác giữa thế giới sen vừa rợn ngợp vừa cô độc giữa mênh mông Đồng Tháp Mười.

[Đồng Tháp Mười mùa nước nổi]

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

    Hữu Nhân chở tôi về lại thành phố Cao Lãnh khi nước lé đé ở ngay quán cà phê trước cửa khách sạn. Nước lé đé là câu tôi đọc trong văn Nguyễn Ngọc Tư và rất phục cách dùng chữ của chị khi tả cái cảnh nước lăn tăn dâng cặp mạn nhà. Giờ về Đồng Tháp Mười thấy mọi người hay dùng, không biết họ học Nguyễn Ngọc Tư hay Tư dùng của nhân dân, nhưng cái hình tượng ấy, âm thanh ấy rất đặc trưng cho vùng đất mà nước nhiều hơn đất này. Người dân vui vẻ sống, hiền lành sống, năng động sống... chung với nhịp nhàng nước kiệt nước ròng, với những câu vọng cổ là đà trên nước mỗi khi chiều về bên chai rượu đế với ca trà đá, cuộc sống cứ thế trôi, bình dị và an lành, tự tin và khảng khái, nhưng họ góp phần làm nên một Đồng Tháp năng động hiện đại khi đêm ấy tôi cùng Hữu Nhân dạo một vòng thành phố và nhận ra một đô thị Cao Lãnh vừa trẻ trung vừa hiện đại rất có gu kiến trúc, vừa mềm vừa xanh cứ nao nao như một câu hò vươn trên sóng...

[Đồng Tháp Mười mùa nước nổi]

Kênh rạch ở Đồng Tháp Mười có đặc điểm?

Loài hoa nào gắn liền với Đồng Tháp Mười?

Tràm chim ở Đồng Tháp Mười được hiểu là?

Món ăn đặc trưng của Đồng Tháp Mười mùa nước nổi là gì?

Khu di tích nào được nhắc đến trong văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi?

Đâu là đáp án đúng khi nói về con người nơi Đồng Tháp Mười?

Đâu là cảm xúc của tác giả khi được khám phá Đồng Tháp Mười?

Văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi giúp người đọc hiểu hơn về vẻ đẹp của vùng Đồng Tháp Mười. Nhằm giúp học sinh có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng cho môn Ngữ Văn lớp 6 với bộ sách mới.

Mobitool Soạn văn 6: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, thuộc bộ sách Cánh Diều, mời các bạn học sinh tham khảo.

a. Tác giả

– Văn Công Hùng sinh năm 1958.

– Quê hương: Thừa Thiên Huế.

– Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

– Một số tác phẩm như: Bến đợi [thơ, 1992], Ngựa trắng bay về [trường ca, 2002], Mắt cao nguyên [tản văn và phóng sự, 2006]…

b. Tác phẩm

– Thể loại: Văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi thuộc thể loại du ký.

– Xuất xứ: In trên báo Văn nghệ, số 49, tháng 12 năm 2011.

c. Trả lời câu hỏi trong SGK

– Văn bản viết về chuyến đi đến Đồng Tháp Mười.

– Phương tiện: xe máy

– Thái độ và cảm xúc: hào hứng, thích thú

– Cảnh sắc thì mộc mạc, dân giã còn con người thì sôi nổi, thật thà.

– Thái độ và tình cảm của người đọc: tò mò, thích thú và muốn khám phá Đồng Tháp Mười.

– Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

– Du lịch miệt vườn: là loại hình du lịch sinh thái gắn liền với những vườn cây ăn trái rộng lớn và trù phú. Với những thuận lợi về đất đai, khí hậu và hệ thực vật phong phú, du lịch sinh thái miệt vườn rất phát triển ở vùng Nam Bộ nước ta, đem đến lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.

a. Thiên nhiên Đồng Tháp Mười

– Lũ:

  • Nguồn sống của cả cư dân miền sông nước.
  • Mang phù sa, tôm cá về; làm nên một nền văn hóa đồng bằng.
  • Nếu không có lũ thì sẽ thiếu nước ngọt nghiêm trọng, phèn nổi lên rất nhiều và đậm.

– Kênh rạch:

  • Để thông thương, lấy nước, lấy đất đắp đường.
  • Hình thành một đống bằng rộng lớn, đầy bản sắc.

– Tràm chim:

  • Những cây tràm kết thành rừng và chim dày đặc thành vườn.
  • Chiều tối hàng vạn hàng chục con lớn bé to nhỏ rợp cả một khoảng trời.

– Sen:

  • Thế lực của cái đẹp tự nhiên.
  • Bạt ngàn sen chen giữa rừng chàm, sen tinh khiết bung nở giữa bùn, sen ngạo nghễ khoe giữa năn lác.
  • Sen vươn lên giữa nắng, gió phương Nam và tự tin khoe sắc hồng đặc trưng của mình.

=> Thiên nhiên: hùng vĩ, tươi đẹp.

b. Cuộc sống của con người ở Đồng Tháp Mười

– Đặc sản: món bông điên điển xào tôm, cá linh kho ngót

– Di tích: Gò Tháp, ghi dấu lịch sử dân tộc.

– Con người: vui vẻ sống, hiền lành sống, năng động sống.

=> Cuộc sống gắn bó với thiên nhiên.

* Trả lời câu hỏi trong SGK:

– Lũ quan trọng với Đồng Tháp Mười:

  • Mang phù sa, tôm cá về; làm nên một nền văn hóa đồng bằng.
  • Nếu không có lũ thì sẽ thiếu nước ngọt nghiêm trọng, phèn nổi lên rất nhiều và đậm.

– “Tràm chim” là: Những cây tràm kết thành rừng và chim dày đặc thành vườn.

– Món ăn là đặc sản của Đồng Tháp Mười: bông điên điển xào tôm, cá linh kho ớt.

– Sen ở Đồng Tháp Mười có gì đặc biệt: Bạt ngàn sen chen giữa rừng chàm, sen tinh khiết bung nở giữa bùn, sen ngạo nghễ khoe giữa năn lác.

– Khu di tích Gò Tháp có điểm đặc sắc: rộng khoảng 5000 mét vuông, cao hơn khoảng 5 mét so với mực nước biển Hà Tiên, nằm giữa rốn Đồng Tháp Mười sàn sạt, lênh loang nước, là nơi khai quật được một di tích nền gạch cổ là nền tòa tháp có khoảng 15000 năm trước.

– Khi đến thành phố Cao Lãnh, tác giả có cảm nghĩ gì: người dân ở đây sống vui vẻ, hiền lành, năng động; cuộc sống bình dị và an lành, tự tin và khẳng khái.

Câu 1. Tác giả của bài du kí Đồng Tháp Mười mùa nước nổi đã lựa chọn, giới thiệu những gì để làm nổi bật màu sắc riêng của Đồng Tháp Mười?

  • Nước lũ
  • Tràm chim
  • Món ăn đặc sản: bông điên điển, cá linh
  • Sen
  • Khu di tích Gò Tháp
  • Con người

Câu 2. Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào khi viết về Đồng Tháp Mười? Hãy chỉ ra một số câu văn thể hiện rõ tình cảm ấy.

– Tình cảm: thích thú, yêu mến và trân trọng.

– Một số câu văn như:

  • Trong khi chúng tôi thì chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều…
  • Bằng nỗi khao khát và trân trọng của mình, tôi đã miệt mà ăn hai món quốc hồn túy đồng bằng ấy.

Câu 3. Từ văn bản trên, theo em, bài du ký về một vùng đất mới cần chú ý giới thiệu những gì?

Bài du ký về một vùng đất mới cần chú ý giới thiệu những nét đặc trưng về thiên nhiên, cuộc sống của con người.

Câu 4. Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất trong bài du ký có tác dụng gì?

Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp cho bài du ký trở nên chân thực hơn, thuyết phục hơn, kích thích người đọc muốn khám phá tìm hiểu.

Câu 5. Nếu được đi thăm Đồng Tháp Mười, em sẽ đến nơi nào nêu trong bài du ký? Vì sao?

– Em sẽ đến: Tràm chim Đồng Tháp Mười

– Nguyên nhân: Để có thể tìm hiểu về một nét đặc sắc trong thiên nhiên ở Đồng Tháp Mười.

Văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi giúp người đọc hiểu hơn về vẻ đẹp của vùng Đồng Tháp Mười. Nhằm giúp học sinh có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng cho môn Ngữ Văn lớp 6 với bộ sách mới.

Mobitool Soạn văn 6: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, thuộc bộ sách Cánh Diều, mời các bạn học sinh tham khảo.

a. Tác giả

– Văn Công Hùng sinh năm 1958.

– Quê hương: Thừa Thiên Huế.

– Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

– Một số tác phẩm như: Bến đợi [thơ, 1992], Ngựa trắng bay về [trường ca, 2002], Mắt cao nguyên [tản văn và phóng sự, 2006]…

b. Tác phẩm

– Thể loại: Văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi thuộc thể loại du ký.

– Xuất xứ: In trên báo Văn nghệ, số 49, tháng 12 năm 2011.

c. Trả lời câu hỏi trong SGK

– Văn bản viết về chuyến đi đến Đồng Tháp Mười.

– Phương tiện: xe máy

– Thái độ và cảm xúc: hào hứng, thích thú

– Cảnh sắc thì mộc mạc, dân giã còn con người thì sôi nổi, thật thà.

– Thái độ và tình cảm của người đọc: tò mò, thích thú và muốn khám phá Đồng Tháp Mười.

– Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

– Du lịch miệt vườn: là loại hình du lịch sinh thái gắn liền với những vườn cây ăn trái rộng lớn và trù phú. Với những thuận lợi về đất đai, khí hậu và hệ thực vật phong phú, du lịch sinh thái miệt vườn rất phát triển ở vùng Nam Bộ nước ta, đem đến lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.

a. Thiên nhiên Đồng Tháp Mười

– Lũ:

  • Nguồn sống của cả cư dân miền sông nước.
  • Mang phù sa, tôm cá về; làm nên một nền văn hóa đồng bằng.
  • Nếu không có lũ thì sẽ thiếu nước ngọt nghiêm trọng, phèn nổi lên rất nhiều và đậm.

– Kênh rạch:

  • Để thông thương, lấy nước, lấy đất đắp đường.
  • Hình thành một đống bằng rộng lớn, đầy bản sắc.

– Tràm chim:

  • Những cây tràm kết thành rừng và chim dày đặc thành vườn.
  • Chiều tối hàng vạn hàng chục con lớn bé to nhỏ rợp cả một khoảng trời.

– Sen:

  • Thế lực của cái đẹp tự nhiên.
  • Bạt ngàn sen chen giữa rừng chàm, sen tinh khiết bung nở giữa bùn, sen ngạo nghễ khoe giữa năn lác.
  • Sen vươn lên giữa nắng, gió phương Nam và tự tin khoe sắc hồng đặc trưng của mình.

=> Thiên nhiên: hùng vĩ, tươi đẹp.

b. Cuộc sống của con người ở Đồng Tháp Mười

– Đặc sản: món bông điên điển xào tôm, cá linh kho ngót

– Di tích: Gò Tháp, ghi dấu lịch sử dân tộc.

– Con người: vui vẻ sống, hiền lành sống, năng động sống.

=> Cuộc sống gắn bó với thiên nhiên.

* Trả lời câu hỏi trong SGK:

– Lũ quan trọng với Đồng Tháp Mười:

  • Mang phù sa, tôm cá về; làm nên một nền văn hóa đồng bằng.
  • Nếu không có lũ thì sẽ thiếu nước ngọt nghiêm trọng, phèn nổi lên rất nhiều và đậm.

– “Tràm chim” là: Những cây tràm kết thành rừng và chim dày đặc thành vườn.

– Món ăn là đặc sản của Đồng Tháp Mười: bông điên điển xào tôm, cá linh kho ớt.

– Sen ở Đồng Tháp Mười có gì đặc biệt: Bạt ngàn sen chen giữa rừng chàm, sen tinh khiết bung nở giữa bùn, sen ngạo nghễ khoe giữa năn lác.

– Khu di tích Gò Tháp có điểm đặc sắc: rộng khoảng 5000 mét vuông, cao hơn khoảng 5 mét so với mực nước biển Hà Tiên, nằm giữa rốn Đồng Tháp Mười sàn sạt, lênh loang nước, là nơi khai quật được một di tích nền gạch cổ là nền tòa tháp có khoảng 15000 năm trước.

– Khi đến thành phố Cao Lãnh, tác giả có cảm nghĩ gì: người dân ở đây sống vui vẻ, hiền lành, năng động; cuộc sống bình dị và an lành, tự tin và khẳng khái.

Câu 1. Tác giả của bài du kí Đồng Tháp Mười mùa nước nổi đã lựa chọn, giới thiệu những gì để làm nổi bật màu sắc riêng của Đồng Tháp Mười?

  • Nước lũ
  • Tràm chim
  • Món ăn đặc sản: bông điên điển, cá linh
  • Sen
  • Khu di tích Gò Tháp
  • Con người

Câu 2. Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào khi viết về Đồng Tháp Mười? Hãy chỉ ra một số câu văn thể hiện rõ tình cảm ấy.

– Tình cảm: thích thú, yêu mến và trân trọng.

– Một số câu văn như:

  • Trong khi chúng tôi thì chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều…
  • Bằng nỗi khao khát và trân trọng của mình, tôi đã miệt mà ăn hai món quốc hồn túy đồng bằng ấy.

Câu 3. Từ văn bản trên, theo em, bài du ký về một vùng đất mới cần chú ý giới thiệu những gì?

Bài du ký về một vùng đất mới cần chú ý giới thiệu những nét đặc trưng về thiên nhiên, cuộc sống của con người.

Câu 4. Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất trong bài du ký có tác dụng gì?

Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp cho bài du ký trở nên chân thực hơn, thuyết phục hơn, kích thích người đọc muốn khám phá tìm hiểu.

Câu 5. Nếu được đi thăm Đồng Tháp Mười, em sẽ đến nơi nào nêu trong bài du ký? Vì sao?

– Em sẽ đến: Tràm chim Đồng Tháp Mười

– Nguyên nhân: Để có thể tìm hiểu về một nét đặc sắc trong thiên nhiên ở Đồng Tháp Mười.

Video liên quan

Chủ Đề