Opxil là thuốc gì

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Cephalexin (cefalexin)

Phân loại: Thuốc kháng sinh uống, nhóm cephalosporin thế hệ 1.

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): J01DB01.

Biệt dược gốc:

Biệt dược: OPXIL, PMS – OPXIL, OSPEXIN, IMEXIN, SERVISPOR

Hãng sản xuất : Công ty cổ phần dược phẩm IMEXPHARM.

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc uống cefalexin là dạng ngậm một phân tử nước hoặc dạng hydroclorid. Liều được biểu thị theo số lượng tương đương của cefalexin khan.

Viên nang 250 mg, 500 mg.

Thuốc bột 250 mg.

Thuốc tham khảo:

Pms-OPXIL 500
Mỗi viên nang có chứa:
Cephalexin …………………………. 500 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

Opxil là thuốc gì

OSPEXIN 500
Mỗi viên nang có chứa:
Cephalexin …………………………. 500 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

Opxil là thuốc gì

OSPEXIN 250
Mỗi viên nang có chứa:
Cephalexin …………………………. 250 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

Opxil là thuốc gì

PMS – OPXIL 250
Mỗi thuốc bột có chứa:
Cephalexin …………………………. 250 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

Opxil là thuốc gì

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phế quản cấp và mãn và giãn phế quản có bội nhiễm.

Nhiễm khuẩn tai mũi họng: viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amygdale và viêm họng.

Nhiễm trùng đường tiểu: viêm bể thận cấp và mãn, viêm bàng quang và viêm tuyến tiền liệt. Dự phòng nhiễm khuẩn đường niệu tái phát.

Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa.

Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương.

Bệnh lậu và giang mai (khi dùng penicilline không phù hợp)

Trong nha khoa: thay thế tạm thời điều trị phòng ngừa với penicilline cho bệnh nhân mắc bệnh tim phải điều trị bệnh răng.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng : Dùng uống.

Liều dùng:

Đa số trường hợp nhiễm trùng ở người lớn đáp ứng với liều uống 1-2 g/ngày chia làm nhiều lần. Ðối với hầu hết các nhiễm trùng, chế độ liều lượng đơn giản như sau có thể thỏa đáng: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 500mg x 3 lần mỗi ngày. Trẻ em 5-12 tuổi: 250mg x 3 lần mỗi ngày. Trẻ em 1-5 tuổi: 125mg x 3 lần mỗi ngày. Dưới 1 tuổi: 125mg x 2 lần mỗi ngày. Ðể phù hợp hoàn cảnh, đặc biệt với bệnh nhân đi lại thường xuyên, lượng dùng hàng ngày có thể chia làm 2 liều bằng nhau, nghĩa là 1g x 2 lần mỗi ngày cho người lớn mắc bệnh nhiễm trùng đường niệu.

Cũng nên xem xét cân nhắc các thông tin sau:

Người lớn: Nhiễm trùng nặng hay khu trú sâu, đặc biệt trong những trường hợp vi khuẩn kém nhạy cảm: nên tăng liều đến 1g x 3 lần mỗi ngày, hay 1,5g x 4 lần mỗi ngày. Dự phòng nhiễm trùng đường tiểu tái phát: liều khuyến cáo nên dùng là 125mg mỗi tối và có thể dùng liên tục trong vài tháng.

Trẻ em: nên tính toán liều lượng dựa trên trọng lượng cơ thể, đặc biệt ở các trẻ nhỏ. Các khuyến cáo về liều lượng sau cho trẻ em dựa trên liều lượng bình thường 25-60mg/kg/ngày. Ðối với các nhiễm trùng mãn, nhiễm trùng trầm trọng hay khu trú sâu, liều lượng này nên tăng đến 100mg/kg/ngày (dùng tối đa 4 ngày). Trẻ nhỏ hơn hoặc 3 tháng tuổi: 62,5-125mg x 2 lần mỗi ngày. Trẻ 4 tháng-2 năm: 62,5-125mg x 4 lần mỗi ngày hay 125-500mg x 2 lần mỗi ngày. Trẻ 3-6 tuổi: 125-250mg x 4 lần mỗi ngày hay 250-500mg x 2 lần mỗi ngày. Trẻ em 7-12 tuổi: 250-500mg x 4 lần mỗi ngày hay 500-1g x 2 lần mỗi ngày.

Chú ý: đối với hầu hết các nhiễm trùng cấp, nên tiếp tục điều trị ít nhất hai ngày sau khi các dấu hiệu trở lại bình thường và triệu chứng giảm bớt, nhưng trong các nhiễm trùng đường niệu và giang mai phức tạp, tái phát hay mãn tính nên điều trị 2 tuần (dùng 500mg x 4 lần mỗi ngày). Ðối với bệnh lậu, thường dùng liều duy nhất 3 g với 1 g probenecide cho đàn ông và 2g với 0,5g probenecide cho phụ nữ. Dùng kết hợp với probénécide sẽ làm kéo dài thời gian đào thải của cefalexine và làm tăng nồng độ trong huyết thanh đến 50-100%. Cho đến nay, Cefalexine chưa cho thấy có độc tính lên thận, tuy nhiên như đối với những kháng sinh đào thải chủ yếu do thận, có thể xuất hiện sự tích tụ không cần thiết khi chức năng thận giảm dưới một nửa mức bình thường. Do đó, liều lượng tối đa được khuyến cáo (nghĩa là 6g/ngày cho người lớn và 4g/ngày cho trẻ em) nên giảm cho phù hợp ở những bệnh nhân này. Ở người già, nên xem xét cân nhắc khả năng suy thận. Người lớn đang điều trị thẩm phân từng đợt nên dùng thêm 500mg sau mỗi đợt thẩm phân, nghĩa là liều tổng cộng tối đa 1 g vào ngày đó. Ðối với trẻ em, nên dùng liều bổ sung là 8mg/kg cân nặng.

4.3. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với kháng sinh nhóm penicillin và cephalosporin.

4.4 Thận trọng:

Cefalexine thường được dung nạp tốt ở bệnh nhân dị ứng penicilline, tuy nhiên cũng có một số rất ít phản ứng chéo xảy ra. Giống như những kháng sinh được đào thải chủ yếu qua thận, khi chức năng thận suy yếu, nên giảm bớt liều lượng Cefalexine cho thích hợp (xem Liều lượng). Ở bệnh nhân dùng Cefalexine, có thể gây phản ứng dương tính giả tạo trong xét nghiệm glucose niệu với dung dịch Benedict hay dung dịch Fehling hoặc có dương tính giả tạo với các viên nén “Clinitest” nhưng không có tác dụng này với các xét nghiệm dựa trên cơ sở enzyme. Cefalexine có thể ảnh hưởng lên xét nghiệm creatinine bằng picrate kiềm, cho một kết quả cao giả, tuy nhiên mức độ tăng cao hầu như không quan trọng trên lâm sàng.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: A

US FDA pregnancy category: B

Thời kỳ mang thai:

Nghiên cứu thực nghiệm và kinh nghiệm lâm sàng chưa cho thấy có dấu hiệu về độc tính cho thai và gây quái thai. Tuy nhiên chỉ nên dùng cefalexin cho người mang thai khi thật cần.

Thời kỳ cho con bú:

Nồng độ cefalexin trong sữa mẹ rất thấp. Mặc dầu vậy, vẫn nên cân nhắc việc ngừng cho con bú nhất thời trong thời gian mà người mẹ dùng cefalexin.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Một số ít bệnh nhân dùng Cefalexine có thể bị rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Như với những kháng sinh phổ rộng khác, Cefalexine có thể gây tăng trưởng vi khuẩn cộng sinh (đôi khi có thể xuất hiện Candida albicans dưới dạng viêm âm đạo).

Một số rất ít bệnh nhân có xảy ra giảm bạch cầu trung tính có hồi phục.

Ít khi có nổi ban do thuốc, mề đay và dát sần.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng cefalexin. Nếu dị ứng hoặc quá mẫn nghiêm trọng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (đảm bảo thông khí và sử dụng epinephrin, oxygen, tiêm steroid tĩnh mạch).

Nếu viêm đại tràng có màng giả thể nhẹ thường chỉ cần ngừng thuốc, các trường hợp thể vừa và nặng, cần lưu ý cho dùng các dịch và chất điện giải, bổ sung protein và điều trị kháng sinh có tác dụng điều trị viêm đại tràng do C. difficile.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Tránh dùng cephalexin cho bệnh nhân bị dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin. Vì cephalexin có quan hệ hóa học với penicillin, đôi khi một bệnh nhân có phản ứng dị ứng (thậm chí phản vệ) với cả hai thuốc. Điều trị cephalexin cũng như các kháng sinh khác có thể làm thay đổi vi khuẩn chí bình thường ở đại tràng, cho phép C. difficile tǎng sinh quá mức, đây là một vi khuẩn gây viêm đại tràng giả mạc. Bệnh nhân bị viêm đại tràng giả mạc do hậu quả của điều trị kháng sinh có thể bị ỉa chảy, đau bụng, sốt, thậm chí sốc. Cephalexin không gây quen thuốc. Chưa xác định được độ an toàn sử dụng ở trẻ em.

4.9 Quá liều và xử trí:

Nồng độ trong huyết thanh của cefalexine có thể giảm một phần lớn do thẩm phân phúc mạc hay thẩm phân máu.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Cephalexin là một kháng sinh diệt khuẩn có hoạt tính lên nhiều loại vi khuẩn gram dương và gram âm. Cephalexin bền vững với tác động của penicillinase của Staphylococcus, do đó kháng lại các chủng Staphylococcus aureus không nhạy cảm với penicilli (hay ampicillin) do có khả năng sản xuất enzyme penicillinase. Cephalexin cũng có hoạt tính lên đa số các E. coli đề kháng ampicillin.

Cơ chế tác dụng:

Cefalexin là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1, có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn. Cefalexin là kháng sinh uống, có phổ kháng khuẩn như các cephalosporin thế hệ 1.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Cephalexine hầu như được hấp thu hoàn toàn, ngay cả khi có sự hiện diện của thức ăn, và không bị ảnh hưởng bởi các bệnh đường tiêu hóa, sau khi cắt một phần dạ dày, chứng thiếu acid chlorhydrique, vàng da hay bệnh có túi thừa (ở tá tràng hay hổng tràng). Thuốc được đào thải với nồng độ cao qua nước tiểu. Thời gian bán hủy thường khoảng 1 giờ, nhưng lâu hơn ở trẻ sơ sinh (xem Liều lượng). Cephalexin có mức độ an toàn cao.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

…..

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nên giữ viên và nang cefalexin trong lọ kín, bảo quản ở nhiệt độ 15 – 30oC và tránh ánh sáng.

\

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam