Phân biệt kiểm tra và đánh giá hs năm 2024

Đề cương ôn thi kiểm tra đánh giá trong giáo dục

Câu 1: Vai trò của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục?

1.Khái niệm:

1.1. Khái niệm kiểm tra:

- Kiểm tra là quá trình xem xét, tổ chức thu thập thông tin và gắn với đo lường để đưa các kết

quả xác định xem cái gì đã đạt được, cái gì chưa đạt được, những nguyên nhân ảnh hưởng,

chi phối. Quá trình kiểm tra cho phép làm rõ những đặc trưng về số lượng và chất lượng của

thực trạng giáo dục. Trong dạy học, kiểm tra là kỹ thuật thu thập thông tin về hoạt động học

của học sinh; những thông tin này được so sánh với một chuẩn nhất định để đánh giá hoạt

động học.

- Kiểm tra và đánh giá là hai hoạt động đan xen nhằm miêu tả và tập hợp những bằng chứng

về kết quả của quá trình giáo dục để đối chiếu với mục tiêu. Kiểm tra luôn gắn với đánh giá.

Trong thực tế, có thể tiến hành thu thập các thông tin nhưng không đánh giá. Tuy nhiên, để

đánh giá được cần tiến hành kiểm tra, tức là phải tiến hành thu thập các thông tin, những

thông tin thu được sẽ là căn cứ cho đánh giá.

2. Khái niệm đánh giá:

- Đánh giá là một khâu quan trọng, không thể tách rời của quá trình giáo dục. Nếu coi giáo

dục là một hệ thống thì đánh giá đóng vai trò phản hồi của hệ thống. Đánh giá có vai trò tích

cực giúp hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về hệ thống, góp phần đổi mới giáo

dục. Có nhiều quan niệm khác nhau về đánh giá, tuy nhiên, có thể định nghĩa đánh giá là quá

trình tiến hành có hệ thống: thu thập, tổng hợp, và phân tích, xử lý, diễn giải thông tin

về đối tượng cần đánh giá như kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, năng lực của học sinh; kế

hoạch bài dạy của giáo viên, chính sách giáo dục của nhà trường… Nó bao gồm sự mô tả

định tính hay định lượng những kết quả đạt được và so sánh với mục tiêu giáo dục đã xác

định. Đánh giá cho phép xác định (định giá) các mục tiêu giáo dục đặt ra là phù hợp hay

không phù hợp? mức độ đạt được mục tiêu giáo dục cũng như tiến trình thực hiện mục tiêu

như thế nào?

- Đánh giá trong giáo dục được tiến hành ở nhiều cấp độ khác nhau như: đánh giá hệ thống

giáo dục, đánh giá một nhà trường, một cơ sở giáo dục và đào tạo, đánh giá hoạt động dạy

học và giáo dục của giáo viên, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, đánh giá

các thành tố của quá trình giáo dục, dạy học… Sự

đánh giá ở mỗi đối tượng cần phải được xem xét theo những tiêu chuẩn và tiêu chí riêng cho

phù hợp.

3.Vai trò của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục:

3.1. Đánh giá – bộ phận không thể tách rời quá trình dạy học.

Kiểm tra, đánh giá là một khâu quyết định, không thể tách rời của quá trình dạy học, là

động lực thúc đẩy sự đổi mới không ngừng của quá trình dạy và học. Thông qua kiểm

tra, đánh giá, giáo viên thu được những thông tin ngược từ học sinh, phát hiện điểm được và

chưa được ở kết quả học tập hiện thời của học sinh cũng như những nguyên nhân cơ bản dẫn

Kiểm tra đánh giá có vai trò gì?

- Ba chức năng của kiểm tra đánh giá: Xác nhận kết quả học tập của học sinh; phát hiện lệch lạc và điều chỉnh việc dạy học.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là gì?

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là việc thu thập thông tin trong hoặc sau quá trình học nhằm giúp thầy cô đưa ra các quyết định dạy và học phù hợp. Kết quả đánh giá cần thể hiện rõ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học tại thời điểm đánh giá thông qua 3 câu hỏi: Học sinh biết gì (kiến thức)?

Mục đích của kiểm tra đánh giá trọng giáo dục là gì?

Mục đích chính của đánh giá quá trình là thông báo cho giáo viên biết người học đang tiến bộ như thế nào, còn tồn tại những lỗ hổng nào trong quá trình học tập của người học và cách hướng dẫn người học điều chỉnh để cải thiện học tập, có thể bằng cách giảng lại kiến thức hoặc thậm chí thử thách một số người học với ...

Đánh giá kết quả giáo dục là gì?

Đánh giá kết quả giáo dục học sinh phổ thông là quá trình thu thập, phân tích và xử lí thông tin một cách có hệ thống về sự phát triển của học sinh so với mục tiêu giáo dục được qui định trong chương trình giáo dục phổ thông để đưa ra những nhận xét, kết luận, khuyến nghị nhằm phát huy hay thay đổi, điều chỉnh phương ...