Phần tích các quy định về bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất

Trong các quy định hiện hành về đất đai được quy định tại Luật đất đai năm 2013 có nội dung liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại trong các trường hợp Nhà nước phải bồi thường cho người dân khi có quyết định thu hồi đất. Theo đó, đối với diện tích đất bị thu hồi có nhà ở, công trình xây dựng khác hoặc phải ngừng sản xuất bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất thì Nhà nước sẽ căn cứ theo từng trường hợp và mức độ thiệt hại để bồi thường.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Quy định về bồi thường thiệt hại về tài sản là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền trên đất?

Theo quy định tại Điều 88 Luật đất đai năm 2013 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất thì trường hợp chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi thì được bồi thường.

Căn cứ để xác định bồi thường về tài sản được quy định tại Điều 89 Luật đất đai về bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

– Thứ nhất, tại khoản 1 Điều 89 bồi thường đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất bắt buộc phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu nhà ở, công trình đó được Nhà nước bồi thường tương đương bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Trường hợp phần còn lại của nhà ở, công trình vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì bồi thường theo thiệt hại thực tế khi tháo dỡ.

– Thứ hai, bồi thường đối với các công trình gắn liền với đất thì việc bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Đất đai,  được được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 47/2014/NĐ-CP thực hiện theo quy định sau đây:

+ Đối với giá trị của mức bồi thường nhà, công trình bằng tổng giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại và khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình đó được tính như sau: giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng [=] tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân [x] với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành. Còn khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng mức bồi thường không quá 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại.

Về giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định theo công thức sau: Tgt=G1-[G1/T]xT1

Trong đó:

Xem thêm: Phạt vi phạm hợp đồng là gì? Mức phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng?

Tgt: Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại;

G1: Giá trị xây mới nhà, công trình bị thiệt hại có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành;

T: Thời gian khấu hao áp dụng đối với nhà, công trình bị thiệt hại;

T1: Thời gian mà nhà, công trình bị thiệt hại đã qua sử dụng.

+ Đối với nhà, công trình xây dựng khác không phải là nhà ở nhưng lại gắn liền với đất bị phá dỡ một phần mà phần còn lại không còn sử dụng được thì cơ quan phải bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình; trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, những vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.

+ Còn đối với nhà, công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật là nhà ở hoặc công trình khác theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành ban hành thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

– Thứ ba, đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn liền với đất đang sử dụng còn lại nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 89 Luật đất đai năm 2013 thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Trong trường hợp khi Nhà nước thu hồi đất mà tài sản bắt buộc phải di chuyển đi nơi khác thì được Nhà nước bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt; trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt được quy định tại Điều 91 Luật đất đai năm 2013.

Xem thêm: Bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Ngoài ra, tại Điều 14 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước như sau:

Trường hợp người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước quy định là nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản và được nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà sẽ không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, tuy nhiên lại được bồi thường chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp. Mức bồi thường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ tương đương với diện tích căn nhà đó.

Trường hợp người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bị phá dỡ thì được thuê nhà ở tại nơi tái định cư; giá thuê nhà là giá thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; nhà thuê tại nơi tái định cư được Nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định của Chính phủ về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê. Trong trường hợp đặc biệt nếu không có nhà tái định cư để bố trí thì người đang sử dụng được Nhà nước hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở mới; mức hỗ trợ bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê.

2. Quy định về bồi thường thiệt hại đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn?

Trong quy định pháp luật thì khi Nhà nước xây dựng công trình công cộng, quốc phòng, an ninh có hành lang bảo vệ an toàn mà không thu hồi đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn thì người sử dụng đất được bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của Chính phủ.

Tại Điều 10 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP – Quy định về bồi thường, hỗ trợ; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ.

Theo đó, bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ quy định tại Điều 94 của Luật Đất đai được thực hiện như sau:

– Thứ nhất, trường hợp làm thay đổi mục đích sử dụng đất: việc làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở hoặc từ đất ở sang đất nông nghiệp thì mức bồi thường thiệt hại được xác định như sau:

Tbt = [G1 – G2] x S

Xem thêm: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Trong đó:

Tbt: Tiền bồi thường thiệt hại;

G1: Giá đất ở tính bình quân mỗi m2;

G2: Giá đất phi nông nghiệp không phải đất ở hoặc giá đất nông nghiệp tính bình quân cho mỗi m2;

S: Diện tích đất bị thay đổi mục đích sử dụng đất;

Tức Tiền bồi thường thiệt hại sẽ được tình bằng cách lấy giá đất ở tính bình quân mỗi m2 trừ đi giá đất phi nông nghiệp không phải đất ở hoặc giá đất nông nghiệp tính bình quân cho mỗi m2 sau đó nhân với diện tích đất bị thay đổi mục đích sử dụng đất

– Thứ hai, trường hợp làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất nông nghiệp thì mức bồi thường thiệt hại được xác định như sau:

Tbt = [G3 – G4] x S

Xem thêm: Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và ngoài hợp đồng

Trong đó:

Tbt: Tiền bồi thường thiệt hại;

G3: Giá đất phi nông nghiệp không phải đất ở tính bình quân mỗi m2;

G4: Giá đất nông nghiệp tính bình quân cho mỗi m2;

S: Diện tích đất bị thay đổi mục đích sử dụng đất.

Trong trường hợp thu hồi không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng đất thì việc xác định mức bồi thường thiệt hại do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định cụ thể.

– Thứ ba, khi hành lang bảo vệ an toàn công trình chiếm dụng khoảng không trên 70% diện tích thửa đất có nhà ở, công trình xây dựng thì phần diện tích đất còn lại cũng được bồi thường theo công thức được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Luật đất đai năm 2013.

– Thứ tư, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất trong hành lang an toàn thì được bố trí tái định cư; được bồi thường chi phí di chuyển, và được hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất

Xem thêm: Khác biệt giữa chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong thương mại

Như vậy, theo quy định pháp luật về việc Nhà nước bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất đối với người dân về tài sản như tháo dỡ một phần hoặc toàn bộ công trình hoặc ngừng sản xuất. Ngoài giá trị bồi thường do ảnh hưởng trong việc sử dụng các công trình, chất lượng kỹ thuật của công trình thì còn phải chịu trách nhiệm về phí vận chuyển, thiệt hại khi vận chuyển để đảm bảo mọi quyền lợi về kinh tế cho người dân.

Video liên quan

Chủ Đề