Phân tích nội dung học thuyết hình thái kinh tế - xã hội

Hướng dẫn Tóm tắt học thuyết hình thái kinh tế xã hội cùng với kiến thức mở rộng về hình thái kinh tế xã hội là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.

1. Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội

Phương pháp nghiên cứu xã hội của Mác. Cách thức Mác xây dựng khái niệm hình thái kinh tế xã hội. Nêu và phân tích khái niệm hình thái kinh tế xã hội.

2. Kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội

Hình thái kinh tế xã hội gồm ba yếu tốt lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Ba yếu tố đó tác động qua lại nhau tạo thành sự vận động tổng hợp của hai quy luật cơ bản, chung nhất của sự tồn tại và phát triển xã hội. Vai trò của từng yếu tố trong hình thái kinh tế xã hội.

2.2. Nội dung lý luận hình thái kinh tế xã hội

2.2.1. Vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phỏt triển của xó hội

- Khỏi niệm sản xuất vật chất.

- Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phỏt triển của xó hội.

- Phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất.

2.2.2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

2.2.2.1. Các khái niệm: phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất

a. Khỏi niệm phương thức sản xuất

Hoạt động lao động sản xuất của con người mang tính xã hội, hình thành hai mối quan hệ, Mác gọi là quan hệ song trùng. Nêu và phân tích khái niệm phương thức sản xuất.

b. Khái niệm lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất biểu thị mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, là nội dung của quá trình sản xuất. Nêu khái niệm và cấu trúc của lực lượng sản xuất. Luận giải tư tưởng của Mác: Trong thời đại ngày nay khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

c. Quan hệ sản xuất

Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất. Nêu tư tưởng của Mác về vấn đề này. Nêu và phân tích khái niệm quan hệ sản xuất, Tính khách quan của quan hệ sản xuất.

2.2.2.2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Sự tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ bản chất, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại hình thành nên quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nêu nội dung quy luật; phân tích vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất và sự tác trợ lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này. Tư tưởng của Lênin về sử dụng các hình thức kinh tế trung gian quá độ ở những nước kinh tế lạc hậu, chậm phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

2.2.3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

2.2.3.1. Các khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

+ Khái niệm cơ sở hạ tầng:

Khái niệm cơ sở hạ tầng. Phân tích khái niệm cơ sở hạ tầng: Toàn bộ những quan hệ sản xuất có nghĩa thế nào; quan hệ sản xuất thống trị đặc trưng cho cơ sở hạ tầng. Tính lôgic và tính lịch sử phức tạp của sự vận động xã hội. Tính giai cấp của cơ sở hạ tầng của xã hội có đối kháng giai cấp.

+ Khái niệm kiến trúc thượng tầng

Khái niệm kiến trúc thượng tầng. Tư tưởng của Các Mác về vấn đề này

- Tính kế thừa của kiến trúc thượng tầng. Trong xã hội có giai cấp kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp. Vai trò không ngang bằng nhau của các bộ phận kiến trúc thượng tầng.

2.2.3.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:

Quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về sự vận động của đời sống kinh tế xã hội. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có quan hệ mật thiết, tác động qua lại nhau [quan hệ đó là quan hệ bản chất, khách quan ổn định, lặp đi lặp lại] hình thành nên quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

Nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Phân tích vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng. Sự tác trở lại to lớn, mạnh mẽ của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng [thể hiện nội dung cơ bản của tính độc lập tương đối của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng]. Tư tưởng của Ăng ghen về nhân tố kinh tế quyết định xét đến cùng chứ không phải duy nhất. ý nghĩa phương pháp luận nghiên cứu quy luật này.

2.2.4. Sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên.

Tư tưởng của Các Mác về cơ chế vận động của các hình thái kinh tế xã hội. Đặc điểm của quy luật xã hội. Lênin giải thích tư tưởng này của Mác.

Sự vận động của hình thái kinh tế- xã hội mang tính lịch sử

Sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội bị chi phối bởi tính phổ biến và tính đặc thù.

Tư tưởng của Lênin về vấn đề bỏ qua một hình thái kinh tế này lên một hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn.

3. Ý nghĩa của lý luận hình thái kinh tế xã hội

- Là một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội. Khắc phục quan điểm duy tân, duy vật siêu hình về xã hội, bác bỏ cách miêu tả xã hội một cách chung chung, phi lịch sử.

- Vạch ra nguồn gốc động lực bên trong của sự phát triển xã hội, tìm ra nguyên nhân và những cơ sở của sự xuất hiện và biến đổi của các hiện tượng xã hội.

- Cung cấp cơ sở phương pháp luận chung của các khoa học xã hội, là một trong những nền tảng lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Cung cấp những tiêu chuẩn thực sự duy vật, khoa học cho việc phân kỳ lịch sử, giúp con người hiểu được lôgic khách quan của quá trình tiến hóa xã hội

- Là một trong những thế giới quan phương pháp luận khoa học quan trọng cho việc hoạch định chủ trương đường lối cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn.

4. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên

- Lịch sử phát triển của xã hội loài người trải qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao. Sự vận động phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội tuân theo những qui luật khách quan vốn có của nó. Từ việc phát hiện ra các qui luật vận động khách quan của xã hội, Các Mác đã đi đến kết luận: “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử, tự nhiên”.1 Thực chất điều khẳng định trên là làm rõ con đường và cơ chế vận hành của hình thái kinh tế - xã hội.

- Nghĩa là:

+ Sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình tự nhiên, chỉ rõ con người làm ra lịch sử, nhưng lịch sử lại tuân theo qui luật khách quan: sự vận động của hình thái kinh tế xã hội cũng là quá trình tự thân vận động theo các qui luật khách quan như các sự vật trong giới tự nhiên. Con người nhận thức được hay không nhận thức điểm, vận dụng hay không vận dụng được thì nó vẫn vận động theo qui luật vốn có của nó.

+ Sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội là quá trình tự nhiên nhưng nó lại là sản phẩm hoạt động của con người. Do vậy, đây là quá trình con người sáng tạo ra, con người làm chủ thể. Sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội tuân theo qui luật khách quan quanh co, phức tạp mang nhiều tính ngẫu nhiên, nhưng nó còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức khả năng vận dụng của con người. Do đó với con người như thế này thì lịch sử như thế này, con người khác đi thì lịch sử khác đi làm cho xã hội phát triển thăng trầm.

- Tóm lại, sự vận động của hình thái kinh tế - xã hội là sự kết hợp thống nhất giữa qui luật khách quan và nhân tố chủ quan.

- Có thể nói, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác đã tạo ra bước đột phá trong toàn bộ quan điểm về xã hội loài người, trang bị phương pháp luận khoa học để phân tích, làm rõ quá trình hình thành, vận động và phát triển của lịch sử loài người. Cơ sở khoa học của học thuyết này cho đến nay qua thử thách của thực tiễn và thời gian vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là hòn đá tảng của chủ nghĩa Mác về lịch sử.

- Với tinh thần khoa học và khách quan, chúng ta cần nghiên cứu, làm rõ những giá trị mang tính khoa học – thực tiễn bền vững làm cơ sở cho phương pháp luận và nhận thức đúng đắn, phù hợp về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là hết sức cần thiết. Sứ mệnh của chúng ta là tiếp tục lan tỏa học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác trên tinh thần một học thuyết khoa học, cách mạng và phát triển – hòn đá tảng cho xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người./.

Video liên quan

Chủ Đề