Phong trào cần vương gồm những cuộc khởi nghĩa nào

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng phát phong trào Cần vương.

- Sau hai Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc kì và Trung kì.

- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế [đại diện là Tôn Thất Thuyết] mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi lên ngôi, bí mật liên kết với sĩ phu, văn nhân các nơi; xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

- Pháp tìm mọi cách loại trừ phái chủ chiến, vì thế Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã ra tay trước.

- Rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, do chuẩn bị chưa chu đáo nên cuộc chiến đấu của ta nhanh chóng giảm sút.

- Sáng 6/7, Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và tam cung chạy ra sơn phòng Tân Sở [Quảng Trị].

- Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến. Chiếu Cần vương đã thổi bùng phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối thế kỷ XIX mới chấm dứt.

2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương.

a]. Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888:

- Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn, nhỏ. Địa bàn rộng lớn, khắp Bắc và Trung kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện [Thái Bình], Nguyễn Thiện Thuật [Hưng Yên]...

- Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri [Bắc Phi].

b]. Giai đoạn từ năm 1888 đến 1896:

- Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Địa bàn thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo….

- Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.

II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương

1. Khởi nghĩa Bãi Sậy [1885 - 1892].

- Do Nguyễn Thiện Thuật, Đốc Tít lãnh đạo. Căn cứ chính là Bãi Sậy [Hưng Yên], sau đó lan rộng sang Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình…

- Từ năm 1885 đến 1887, nghĩa quân xây dựng căn cứ Bãi Sậy, tỏa ra hoạt động ở đồng bằng, khống chế các tuyến giao thông đường bộ, đường sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống.

- Nghĩa quân tổ chức thành những phân đội nhỏ từ 10 – 15 người, trà trộn vào dân để hoạt động. Từ năm 1885 đến 1887, nghĩa quân đầy lui nhiều cuộc càn quét của Pháp.

- Từ năm 1888, bước vào chiến đấu quyết liệt. Pháp xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc, “dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân. Quân ta di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận nhưng lực lượng nghĩa quân giảm sút nhiều, Nguyễn Thiện Thuật phải sang Trung Quốc, rồi mất tại đó năm 1926.

- Giữa năm 1889, căn cứ Hai Sông bị Pháp bao vây, Đốc Tít phải ra hàng giặc và bị đày sang An-giê-ri.

- Năm 1892, những lực lượng cuối cùng về với nghĩa quân Đề Thám ở Yên Thế.

2. Khởi nghĩa Ba Đình [1886 - 1887].

- Lãnh đạo là Phạm Bành, Đinh Công Tráng.

- Dựa vào địa hình ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê [Nga Sơn, Thanh Hóa].

- Nghĩa quân đã xây dựng căn cứ vững chắc, chiến lũy bằng những sọt tre nhồi rơm trộn bùn, dày 8 -10m, trên mặt có các lỗ châu mai, rào kín bằng lũy tre, cuối cùng là vòng cọc tre vót nhọn cắm quanh chân thành.

- Ngoài căn cứ chính còn có căn cứ hỗ trợ ngoại vi như Phi Lai, Quảng Hóa, Mã Cao…

- Nghĩa quân có khoảng 300 người, hoạt động chủ yếu là chặn đánh các đoàn xe vận tải của địch, các toán lính hành quân qua căn cứ.

- Tháng 12/1886, Pháp tập trung quân 500 quân tấn công vào Ba Đình nhưng thất bại.

- Ngày 6/1/1887, Pháp huy động 2500 quân bao vây căn cứ. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, nghĩa quân mở đường máu rút ra ngoài. Sáng 21/1/ 1887, địch chiếm được căn cứ. Nghĩa quân rút lên Mã Cao.

- Nhiều thủ lĩnh hy sinh hoặc bị bắt. Đinh Công Tráng cố gây dựng lại phong trào. Năm 1887, ông bị Pháp giết hại, khởi nghĩa tan rã.

3. Khởi nghĩa Hương Khê [1885 - 1896].

- Lãnh đạo là phan Đình Phùng.

- Từ năm 1885 – 1888, Phan Đình Phùng giao cho Cao Thắng chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn luyện và xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Từ năm 1888 – 1896, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt:

+ Năm 1889, nghĩa quân liên tục mở các cuộc tập kích [trận tập kích Hà Tĩnh tháng 8/1892 giải phóng 700 tù chính trị], đẩy lui nhiều cuộc càn quét của địch.

+ Ngày 28/12/1895, Phan Đình Phùng hi sinh, đến năm 1896, các thủ lĩnh lần lượt rơi vào tay Pháp, cuộc khởi nghĩa thất bại.

4. Khởi nghĩa Yên Thế [1884 - 1913].

- Lãnh đạo là Đề Nắm, Đề Thám.

- Từ năm 1884 – 1892:

+ Tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân chống Pháp, năm 1891, nghĩa quân đã làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương [thành phố Bắc Giang].

+ Trước những đợt tấn công, càn quét của Pháp, nghĩa quân phải rút lên vùng Bắc Yên Thế để phòng thủ.

+ Tháng 3/1892, Pháp huy động khoảng hơn 2000 quân tấn công khiến nghĩa quân bị tổn thất nặng nề, Đề Nắm bị sát hại vào tháng 4/1892.

- Từ năm 1893 – 1897:

+ Sau khi Đề Nắm hi sinh, Đề Thám tập hợp những toán nghĩa binh còn lại để mở rộng địa bàn hoạt động.

+ Đề Thám giảng hòa với Pháp và rút lui khỏi Yên Thế [tháng 10/1894]. Nhưng đến tháng 11/1895, Pháp bội ước tấn công nghĩa quân nên Đề Thám phải giảng hòa lần hai [tháng 12/1897] nhưng ông bí mật chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

- Từ năm 1898 – 1908:

Tranh thủ thời gian hòa hoãn, Đề Thám chỉ huy nghĩa quân vừa sản xuất vừa luyện tập quân sự. Căn cứ yên Thế thành nơi hội tụ của nhiều nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về.

- Từ năm 1909 – 1913:

+ Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội [1908], Pháp mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt phong trào nông dân yên Thế.

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương là ai?

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần VươngKhởi nghĩa Hương Khê [1885–1896] của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương Khê, Hà Tĩnh. Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An. Khởi nghĩa Ba Đình [1886–1887] của Đinh Công Tráng, Phạm Bành ở Nga Sơn, Thanh Hóa. Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định.

Lịch sử lớp 8 phong trào Cần Vương là gì?

Phong trào Cần Vương là một phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống lại chế độ thuộc địa và bảo vệ chủ quyền dân tộc trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX. Phong trào này đóng góp quan trọng trong việc khơi dậy tinh thần yêu nước, khát khao độc lập, tự do và công bằng cho nhân dân Việt Nam.

Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương tại sao?

Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương.

Đâu là cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần Vương?

Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương: - Thời gian kéo dài nhất 1885 – 1896.

Chủ Đề